bibliobs.nouvelobs.com, Marcelle Padovani, 2016-11-13
Trong một quyển sách lý thú, nữ ký giả Virginie Riva kể làm thế nào mà Đức Giáo hoàng lại là kẻ thù của Vatican.
Tháng 9 năm 2015, Giáo hoàng bông đùa và vui tính này đã dám trả lời cho một ký giả thiếu kín đáo khi ông hỏi ngài, liệu người ta có thể nghi ngờ đức tin công giáo của ngài không: “Nếu cần thiết để tôi đọc Kinh Tin Kính thì tôi sẽ đọc”. Đức Phanxicô đứng đầu Giáo hội từ mùa xuân năm 2013, qua năm tháng, đã có những bất ổn định trong cách quản trị thổi tung của ngài.
Nhưng điều cần phải hiểu và giải thích là, làm thế nào, trên các địa bàn chiến đấu chủ lực mà ngài đã chọn, giáo hoàng “đến từ cuối chân trời”, của “vùng ngoại vi công giáo” cho đến bây giờ gặp thất bại hơn là thành công, và làm thế nào mà số phận của ngài có vẻ giao động ngay trong lòng Giáo hội.
“Nguy cơ ngày nay là công giáo-quốc gia”
Đây là công việc mà nữ ký giả Virginie Riva ấn định cho mình, bà là phóng viên của đài Europe 1 tại Rôma. Trong quyển khảo luận xuất bản gần đây, bà giải thích vì sao giáo hoàng đã 80 tuổi này “làm phiền” các người cùng tôn giáo với mình. Phong cách viết của bà rất cá nhân (“nhiều tâm sự nói cho tác giả”, thường là trên máy bay, trong những lần di chuyển của giáo hoàng), rất có tính cách “truyền thanh” (với cách viết cụ thể và trực tiếp), một đặc nét giải quyết vấn đề của người Pháp.
Yêu mến và bị ghét, người bảo vệ mạnh mẽ “người nghèo” và người “di dân” , bao dung với người đồng tính (“Tôi là ai mà phán xét”) và với người ly dị tái hộn (ngài mong đưa họ về lại với Giáo hội), ngài cũng biết gây chiến tranh với những kẻ ấu dâm trong hàng giáo sĩ và thúc đẩy việc củng cố tài chánh của Vatican.
Ngài đã thay đổi bộ mặt Giáo hội, một Giáo hội mà theo ngài phải đón nhận tất cả những người ăn năn ở mọi tầng lớp, không phải chỉ với những người công chính và mộ đạo. Nếu năm 2016, các dự luật về kết hiệp dân sự được bầu ở Ý, thì đó là nhờ giáo điều mới của sự không-can dự của Hội đồng Giám mục Ý. Tại Ý không có phong trào “Biểu tình cho tất cả” (Manif pour tous).
“Mùi của Satan”
Địa hạt va chạm chủ yếu là với các người bảo thủ, những “con chó sói” sẵn sàng nhảy lên 44 hêcta đất của Tòa Thánh. Người ta hiểu vì sao Đức Phanxicô có thể là người bảo vệ mạnh mẽ cho sự sống, hôn nhân và gia đình nhưng lại không có một bài diễn văn về luân lý, về ý thức hệ hóa, về loại trừ và về không thương xót.
Kasper, Muller, Pell, Caffara, Meisner, họ không hiểu ngài. Đó là tên các hồng y chủ yếu ở Giáo triều đã không ngần ngại công khai tuyên chiến với ngài. Chẳng hạn, họ cho rằng “khói Satan đã vào Thượng hội đồng gia đình” tổ chức vào tháng 10 năm 2015. Lại còn loan tin đồn Đức Giáo hoàng bị “bướu trên não”. Một tin đồn gây bất ổn, với một người chỉ còn một lá phổi, bị đau xương hông và không e ngại nói “triều giáo hoàng của mình sẽ ngắn”.
Như thế các người bảo thủ này không ngần ngại gieo ý tưởng ác độc rằng hàng giáo sĩ không cần phải huy động để làm các cải cách cho một mục tử ở giai đoạn chuyển tiếp. Và cũng có thể họ là những đưa ra giả thuyết quá đáng: bên cạnh “giáo hoàng danh dự” Bênêđictô sẽ có thể có một giáo hoàng “danh dự” thứ hai, từ nhiệm vì lý do sức khỏe, và Giáo triều sẽ chọn một Giáo hoàng thứ ba theo ý họ, nếu được thì trong hàng ngũ của họ. Đây đúng là phá hoại ngầm.
Ngân hàng Vatican: “Ngân hàng mờ ám nhất thế giới”
Trong lãnh vực quyết định tài chánh Vatican, Đức Phanxicô nhanh chóng nhận ra thật khó để Ngân hàng Vatican (IOR), “ngân hàng mờ ám nhất thế giới”, đáp ứng các tiêu chuẩn luật lệ tài chánh quốc tế trong việc đấu tranh chống nạn rửa tiền, như các thể chế Âu châu liên tục đòi hỏi. Đức Bênêđictô XVI đã từng nói, ngân hàng Vatican là một phần trong các chuyện “bẩn thỉu” của Giáo hội. Biết bao nhiêu băng đảng mafia đã dùng Ngân hàng Vatican IOR cho những thủ đoạn chuyển tiền xuyên quốc gia của họ!
Khi Đức Phanxicô ngây thơ tuyên bố: “Thánh Phêrô không có tài khoản ngân hàng, đúng không?”, thì các người quản trị Ngân hàng Vatican bắt đầu đổ mồi hột. Và đã được tổ chức. Kết quả: cho đến giờ này, việc Ngân hàng IOR tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn chưa được hoàn tất.
Thêm vào đó, năm 2016 khi đi trên con đường tiết kiệm, Đức Phanxicô đã cắt ngân sách của nhân viên Vatican, với sự hợp tác về mặt thuế vụ với nước Ý đã hồi tố lại lợi tức của họ. Tác giả Virginie Riva cũng cho biết, ngài đã bỏ 500 euro tiền thưởng cho mỗi 3000 nhân viên Tòa Thánh, mà họ nhận mỗi khi bầu tân giáo hoàng.
Giáo hoàng đơn độc
Như thế Đức Phanxicô có một đội binh kẻ thù ngay trong lòng Vatican ở cấp cao cũng như cấp thấp. Các cuộc chiến của họ nhằm cô lập ngài với thế giới công giáo. Và câu hỏi căn bản là: sẽ còn bao nhiêu thì giờ cho một lãnh đạo bị cộng đoàn của mình ruồng bỏ?
Điều đáng kể cho khía cạnh này là bữa ăn sáng ở Nhà Thánh Mácta. Ngài thường đến một mình, tay xách cặp đến quầy thức ăn, ngài chọn trái cây và bánh sừng bò, uống ly cà phê capuxinô rồi đi, không ai tỏ ý muốn ngồi cùng bàn với ngài, dù chỉ nói chuyện một lát với vị lãnh đạo công giáo.
Người đã nói Giáo hội là một “bệnh viện làng quê”, người không bao giờ đi nghỉ hè, người có một cuộc sống thanh đạm, hãm mình, đơn độc, có thể đang biểu hiện cho triều giáo hoàng với “sứ mệnh trong một thời gian hạn định”.
Marta An Nguyễn chuyển dịch