Các bà nội bà ngoại vẫn là cột trụ của gia đình

349

Các bà nội bà ngoại vẫn là cột trụ của gia đình

la-croix.com, 01-04-2015

world_04_temp-1374909371-51f373bb-620x348

Các bà nội bà ngoại thường được con cái nhờ hơn các ông nội ông ngoại. Họ tham dự vào sinh hoạt của các cháu, họ thích ứng với sự tiến triển của xã hội và sự đa dạng của gia đình, họ vẫn là cột mốc cho cháu chắt.

Họ là con đường của những thay đổi, các bà nội bà ngoại thường được các nhà xã hội học nghiên cứu nhiều hơn các ông nội ông ngoại. Họ vẫn là típ người giống nhau. Bây giờ thì không còn hình ảnh bà già tóc bạc, tóc búi, đôi mắt kiếng trệ xuống mũi, đung đưa cuộn len trên đầu gối, nhưng kể từ năm 1980 khi cuốn phim La Boum với tài tử Denise Grey xuất sắc đóng vai bà ngoại thì hình ảnh bà nội bà ngoại là hình ảnh một bà còn trẻ, gần với cháu, tương quan không dựa trên quyền và giúp cháu ‘lướt’ qua tuổi vị thành niên nhẹ nhàng.

Mẫu “tân bà nội bà ngoại” này trong vòng một thế hệ vẫn còn ăn sâu trong tâm trí mọi người. Nhưng cách gọi này tạo sự ngờ vực nơi nhà xã hội học Thụy Sĩ, bà Cornelia Hummel: “Tất cả các ông bà nội ngoại không theo hình ảnh mới của xã hội: trẻ, ở thành thị, có văn hóa, theo nữ quyền.”

Bà Hummel lưu ý về “áp lực cho phù với tiêu chuẩn để đạt được tầm mức lý tưởng của bà nội bà ngoại ‘tốt”. Và có thể bị vướng vào mặc cảm tội lỗi nếu mình không đạt được  lý tưởng đó. Có đủ kiểu hoàn cảnh: các bà nội trợ ở vùng ven biên, các bà nội bà ngoại có gốc gác nước ngoài với một văn hóa khác với văn hóa bản xứ, các bà nội bà ngoại có quan hệ căng thẳng với cháu chắt…

Vượt ra ngoài yếu tố thế hệ, việc một đứa cháu ra đời vẫn là một biến cố lớn làm đảo lộn cuộc sống của các bà nội bà ngoại. Nếu đa số các bà vui vẻ đón nhận thì cũng có nhiều bà chưa sẵn sàng, họ nghĩ “làm bà là bỗng chốc thành già”. Vì thế Trường Các ông bà nội ngoại Âu Châu (EGPE) là nơi suy tư, lắng nghe, trao đổi, họ tổ chức các nhóm nói chuyện để hiểu nhiều hơn về một giai đoạn mới của cuộc đời. “Sự thay đổi chức vị là cả một sự thay đổi tâm lý”, tâm lý gia Sylvie Houël nhấn mạnh. Bà “trẻ” nội-ngoại phải cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng đúng, bà Houel cho biết, “trách nhiệm, vui thích, đồng tình nhưng vẫn giữ cho mình một giới hạn”, và để cho các cha mẹ trẻ có chỗ đứng của họ.

Là bà nội bà ngoại ở trong chức vị mới là suy nghĩ về chính tình bà cháu của mình, để vẫn giữ các nét văn hóa hay kỹ thuật của mình. Tất cả tùy thuộc vào cuộc sống, tuổi tác, sức khỏe … và khả năng tài chánh của mình. Bà Hummel cho biết, “nếu bà nội bà ngoại có nhà nghỉ mát thì họ có thể đón cháu dễ dàng, khác với một bà nội bà ngoại sống trong căn hộ chật hẹp ở thành phố.”

Trên thực tế, có ngàn lẽ một cách làm bà nội bà ngoại. “Các bà rất đa dạng, họ không có một mẫu số chung”, bà Annick Glorieux, nhân viên của hội đồng suy tư chiến thuật của Trường Các ông bà nội ngoại Âu Châu khẳng định.

“Ngày nay, các bà nội bà ngoại thích ứng với tính đa dạng của các gia đình. Ly dị, tái hôn, con bên chồng, con bên vợ, cháu chắt sinh ra từ những phối hợp khác nhau, con cái luân phiên ở khi bên cha, khi bên mẹ. Bà Annick Glorieux nhận xét, “từ nay các bà dám nêu lên những tình huống khác nhau mà không cảm thấy mình ở bên lề”. Một bài học của dung thứ? “Một hình thức thụ động nhưng không phải không có phê phán, chấp nhận cháu chắc hoàn toàn, không phân biệt đứa nào với đứa nào.”

Trong bối cảnh gia đình đôi khi lung tung này, các bà nội bà ngoại đóng một vai trò quân bình và cắm neo giữa các thế hệ, với điều kiện là họ nhân hậu, họ có thể là thành trì, là đèn soi sáng cuộc sống cho các cháu đang cần chỗ dựa, cần nơi an toàn”, bà Catherine Bergeret-Amselek nói thêm, bà là nhà phân tâm học, tháng 2 vừa qua, bà đã tổ chức buổi thảo luận thứ sáu về các lứa tuổi trong cuộc sống. Các bà nội bà ngoại lúc nào cũng sẵn sàng hơn, kiên nhẫn hơn, họ là sứ giả trao truyền lương tri và cả vô thức.

Họ cũng có thể can thiệp như người thứ ba với cha mẹ của các cháu. “Nhờ nhìn xa, nhìn cao, các người lớn tuổi có thể hóa giải được mâu thuẫn mà không dẫm chân lên quyền của cha mẹ”, bác sĩ tâm thần-tâm lý Hélène Oppenheim-Gluckman nêu lên một tầm mức trách vụ khác: “Là yếu tố quân bình giữa hai bên cha mẹ.” Một vai trò cũng quan trọng như vai trò làm cha làm mẹ nếu cha mẹ có nguồn gốc khác nhau. Khi tham dự vào chuyển biến gia đình ở tầm mức không phải là tầm mức của cha mẹ nhưng ở tầm mức bổ túc, các bà nội bà ngoại có thể giúp các cháu hội nhập và thích ứng theo các từ riêng của mình.”

Các bà nội bà ngoại cũng phải thích ứng với sự tiến triển của xã hội. Để nắm vững công việc, các bà không ngần ngại hỏi các cháu về các vấn đề thời sự; các cháu giải thích cho các bà biết các phát minh mới của đương thời. Đó là điều mà bà Catherine Bergeret-Amselek gọi là ‘trao truyền hai chiều”. “Thế hệ 1968 là thế hệ thách thức với uy quyền, thế hệ mà người trẻ chạm trán với khuôn khổ và các quy chiếu”, Annick Glorieux nhận xét.

Các bà nội bà ngoại có thể nói lên khôn ngoan của mình mà không bị cho là dạy đời, giúp các cháu có một độ lùi khi đứng trước các thông tin tức thời và giúp các cháu phát huy tính hiếu kỳ của mình. Cuối cùng, trong xã hội do kinh tế ngự trị, các bà nội bà ngoại có trách vụ đáp ứng cho cơn khát lý tưởng, cho nhu cầu tìm hiểu điều siêu việt của các cháu tuổi vị thành niên. Như Đức Phanxicô đã nhắc trong buổi tiếp kiến chung ngày 11 tháng 3 vừa qua: “Chức vụ của các bà nội bà ngoại là khuyến khích các cháu trên con đường đi tìm đức tin và ý nghĩa cho cuộc đời.”

Marta An Nguyễn chuyển dịch