fr.zenit.org, Anne Kurian, 2016-12-14
Nhân dịp sinh nhật 80 của Đức Phanxicô, ngày 17 tháng 12-2016, Linh mục Federico Lombardi, cựu giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh tuyên bố như trên trong một bài báo trên tạp chí Dòng Tên La Civiltà cattolica. Cha nhấn mạnh «đặc sủng» có tầm mức quốc tế của giáo hoàng Argentina.
Trong một bài báo có tên «nhà lãnh đạo có tầm vóc toàn cầu», linh mục Dòng Tên cho rằng sứ điệp «tình thương xót» của Đức Phanxicô là «nguồn (…) của hy vọng, của định hướng cho thế giới ngày nay, sứ điệp này vượt ra ngoài biên giới của Giáo hội công giáo».
Linh mục Federico Lombardi hiện nay giữ chức vụ chủ tịch Hiệp Hội Vatican Joseph Ratzinger-Benoỵt XVI cho biết, ngày nay giáo hoàng «được rất nhiều người kính trọng, (…) vượt ngoài biên giới các cộng đoàn tôn giáo, đó là một nhân cách, một ‘lãnh đạo’ có tầm vóc toàn cầu». Linh mục xem Đức Phanxicô là một trong «các khuôn mặt của ‘các lãnh đạo’ nổi bật với quyền uy, một khuôn mặt như những khuôn mặt mà tiếng nói của họ có thể tạo một thỏa thuận chung».
Theo Linh mục Lombardi, «cách lãnh đạo» của Đức Giáo hoàng Phanxicô diễn tả bằng «lời» và «bằng cử chỉ»: ngài có một «đặc sủng đặc biệt để có những quan hệ riêng tư», nhất là trong các buổi gặp gỡ ở Vatican với các nguyên thủ Quốc gia hay với các nhân vật khác. Ngoài ra, nếu Đức Giáo hoàng «đề cập đến các vấn đề cụ thể của thời sự», thì lời nói của ngài đi theo với hành động, đã tạo cho ngài một uy tín cao».
Linh mục tự hỏi: «Nhưng vì sao Đức Phanxicô lại ‘đánh động’ được như thế?». Linh mục đưa ra ba yếu tố để trả lời cho câu hỏi này: «Điều đánh động trước nhất, đó là sức mạnh, trong sáng, kiên trì, sự tham dự hết lòng với những gì ngài đề cập đến các vấn đề gay go của nhân loại; điều làm xúc động, đó là Đức Phanxicô liên tục có khả năng liên kết (…) các chủ đề bao gồm đến tất cả mọi người – nạn nghèo khổ, cơn khủng hoảng môi sinh, khi ngài nêu ra sự hỗ tương qua về và làm cho chúng thông hiệp với nhau… Điều cũng đánh động nữa là, sự tự do và sức mạnh khi Đức Phanxicô tấn công (…) các hình thức áp bức của quyền lực và các nguyên do của chúng, dựa trên quan điểm đặc biệt của ngài – các vùng ‘ngoại vi’ – và trên sự kiện, ngài là giáo hoàng đầu tiên ‘đến từ tận cùng thế giới’».
Linh mục Lomardi giải thích tiếp, Đức Phanxicô đã có «phương thức đơn giản và cụ thể chạm đến cuộc sống vì thế mà nó thành hoàn vũ, một phương thức được làm mạnh hơn bằng cử chỉ của ngài, bằng sức vóc cơ thể khi ngài diễn tả».
Linh mục Lombardi kết luận: «Đức Phanxicô có những chân trời lớn, nhưng ngài không ngây thơ: sứ điệp của ngài luôn có một nguốn gốc và một cảm nguyện nền tảng đến từ Phúc Âm».
Hình: Đức Phanxicô cám ơn linh mục Federico Lombardi, 31 tháng 7-2016
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch