Tranh cãi Olympic: khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan “thì thầm vào tai Đức Phanxicô”

113

Tranh cãi Olympic: khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan “thì thầm vào tai Đức Phanxicô”

cruxnow.com, John L. Allen Jr., 2024-08-04

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ông là người nhắc Đức Phanxicô trong vụ tranh cãi Thế vận hội Paris.

Dù mục tiêu hay chiến thuật của ông là gì, chắc chắn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là nhân vật chính trị đáng gờm. Trong suốt 20 năm nắm quyền, ông phát triển một chiến lược kinh tế dân túy được gọi là Erdonomics, biến hồi giáo ôn hòa thành một lực lượng chính trị hùng mạnh và định vị Thổ Nhĩ Kỳ là cường quốc trong khu vực và trên toàn cầu, ông duy trì một cơ sở mạnh mẽ để ủng hộ quốc gia.

Ngày thứ bảy 3 tháng 8, ông đã thêm một kỳ tích khác vào lý lịch của ông, một kỳ tích không kém phần quan trọng: thuyết phục Đức Phanxicô làm điều mà rõ ràng ngài không muốn làm: lên tiếng trong vụ tranh cãi chung quanh lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris.

Với tính bướng bỉnh khét tiếng của Giáo hoàng Argentina khi bị dồn vào chân tường, việc Tổng thống Erdogan thành công trong khi các người khác thất bại, kể cả những người thân cận ngài phải được cho là kỳ tích.

Tối thứ bảy 3 tháng 8, phòng báo chí Vatican đưa ra tuyên bố bằng tiếng Pháp cho biết Tòa thánh “rất buồn” trước sự kiện buổi lễ khai mạc Thế vận hội ngày 26 tháng 7, mong muốn được cùng “lên tiếng trong những ngày này để lên án hành vi xúc phạm tín hữu kitô và tín hữu các tôn giáo khác”.

Dĩ nhiên thông báo này ám chỉ sự nhái lại bức tranh Bữa Tiệc Ly đã tạo phẫn nộ trên toàn thế giới.

Tuyên bố của Vatican nói, một sự kiện nhằm thúc đẩy sự đoàn kết toàn cầu không nên chế nhạo niềm tin tôn giáo, dù nhân danh quyền tự do ngôn luận nhưng phải được cân nhắc dựa trên sự tôn trọng người khác.

Trong các trường báo chí, các nhà báo tương lai được dạy, trong sáu yếu tố cơ bản của một bài báo – ai, cái gì, ở đâu, tại sao, như thế nào và khi nào – thì nói chung “khi nào” là ít quan trọng nhất. Đây là ngoại lệ chứng minh quy luật, vì trong trường hợp cụ thể này, “khi nào” thực sự là cốt lõi của vấn đề.

Tuyên bố của Vatican được đưa ra lúc 7:47 tối thứ bảy 3 tháng 8, một thời điểm bất thường để đưa ra bất kỳ một tuyên bố nào, ngoài trường hợp khẩn cấp. Rõ ràng điều này không được chấp nhận vì buổi lễ này đã diễn ra tám ngày trước đó. Vatican đã có nhiều cơ hội để bình luận theo cách thông thường hơn, kể cả trong giờ Kinh Truyền Tin thường lệ của Đức Phanxicô tuần trước.

Cuối cùng, dường như Tổng thống Erdogan là người giải tỏa được tình hình.

Ngày thứ ba 30 tháng 7, ông đã nói với các thành viên trong Đảng AK cầm quyền của ông, rằng ông sẽ điện thoại cho Giáo hoàng Phanxicô “ngay khi có dịp” để thúc giục ngài tố cáo cảnh “kinh tởm” tại Thế vận hội. Ngày thứ năm 30 tháng 7, văn phòng của ông ra thông báo trên mạng xã hội cho biết cuộc gọi đã diễn ra, đồng thời cho biết Đức Phanxicô đã cám ơn Tổng thống Erdogan vì “sự nhạy cảm của ông trước việc xúc phạm các giá trị tôn giáo”.

Vatican khi đó phải đối diện với hai lựa chọn: hoặc không nói gì, và cứ để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chờ, hoặc nói điều gì đó, dù  miễn cưỡng. Cuối cùng, Vatican đã chọn cách thứ hai.

Trước ngày thứ bảy, sự im lặng của Đức Phanxicô về vụ tranh cãi bức tranh  Bữa Tiệc Ly gần như tạo cảm nghĩ ngài cố gắng giành huy chương Olympic bằng cách giữ im lặng. Sự miễn cưỡng của ngài đặc biệt đáng chú ý vì rất nhiều giám mục công giáo đã lên tiếng, làm cho Giáo hoàng bị chú ý vì sự vắng mặt của ngài.

Về lý do, một số yếu tố được áp dụng

Trước hết, đây không phải là trường hợp duy nhất mà các nhà phê bình phàn nàn về sự im lặng của ngài. Trong nhiều năm, đã có vô số bất mãn xung quanh việc ngài miễn cưỡng công khai lên án các chính sách của Trung Quốc về nhân quyền và tự do tôn giáo. Gần đây hơn, đã có nhiều tiếng nói phản đối sự kiềm chế của ngài khi lên án Nga và Vladimir Putin trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong cả hai trường hợp, những người ủng hộ ngài cho rằng ngài hướng tới một mục tiêu quan trọng hơn: với Trung Quốc, đó là về quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như bảo vệ cộng đồng công giáo thiểu số nhỏ bé của đất nước, còn với Nga, đó là về khả năng phục vụ với tư cách là trọng tài trung lập trong nỗ lực đàm phán hòa bình.

Một số nhà quan sát đã thấy một tính toán tương tự ở đây.

Họ lập luận Đức Phanxicô có thể không có khuynh hướng tham gia vào cuộc chiến ngoại giao với Pháp lúc này, một phần vì quyết định tháng 3 vừa qua về việc đưa ra cái gọi là quyền phá thai trong hiến pháp của nước Pháp. Đặc biệt một liên minh cánh tả có thể sắp lên nắm quyền, một liên minh sẽ không có khuynh hướng thân thiện với Giáo hội. Có lẽ ngài cảm thấy đã đến lúc phải đi con đường đúng đắn.

Cơ bản hơn, những người ủng hộ ngài cho rằng ngài không muốn làm cho tình hình trở nên căng thẳng vì ngài có một con cá lớn hơn để chiên. Đó là quan điểm của bài phân tích trên trang tin Il Sussidiario của Ý, nhìn chung có lợi cho ngài trong việc Tổng thống Erdogan gọi cho ngài.

Bài báo của ký giả Niccolò Magnani nêu rõ: “Việc Đức Phanxicô không lên tiếng là để tránh đổ thêm dầu vào lửa trong một xung đột mà tôn giáo không thực sự còn là chủ đề trọng tâm.”

Ký giả Magnani viết: “Lễ khai mạc Thế vận hội khá chán với những hành động khiêu khích, đó là mục đích cuối cùng của văn hóa thức tỉnh, v.v… Tự do trong kitô giáo và sự phân biệt giữa đức tin và chính trị là rất rõ ràng, đó là các chủ đề sâu sắc và thú vị hơn so với cuộc chiến truyền thông về việc bạn ủng hộ hay chống lại các drag-queen.

Chúng ta cũng không nên đánh giá thấp khả năng Đức Phanxicô không muốn liên kết với một số nhân vật dẫn đầu cáo buộc.

Thật vậy, bất kỳ cơ hội nào ngài tự mình lên tiếng đều có thể bị dập tắt như ngày 28 tháng 7, khi cựu Tổng giám mục người Ý Carlo Maria Viganò, bị dứt phép thông công, là con cừu đen của triều Đức Phanxicô, đã đưa ra tuyên bố riêng của ông gồm hai trang nhấn mạnh “khoan dung không thể là bằng chứng ngoại phạm cho sự tàn phá xã hội kitô giáo một cách có hệ thống như vậy”. Tại thời điểm này, chắc chắn Đức Phanxicô sẽ thất vọng khi công khai đồng ý với ông Viganò hơn là để cho cuộc tấn công vụng về vào những vấn đề tế nhị của kitô giáo trôi qua mà không bình luận.

Cũng cần lưu ý, trên lý thuyết, Đức Phanxicô đang nghỉ hè tháng 7, ngài ngưng các buổi tiếp kiến chung và hầu hết các hoạt động khác của ngài. Nhưng, nhiều người mong chờ ngài sẽ nói điều gì đó và ngài đã vui vẻ nói một điều gì đó.

Với tất cả những chuyện này, làm thế nào Tổng thống Erdogan có thể thuyết phục ngài phá vỡ im lặng, dù gián tiếp vì thông báo không ký tên, được công bố vào lúc được định trước để giảm thiểu sự chú ý mà nó sẽ khơi dậy?

Đầu tiên, Tổng thống Erdogan đã khéo léo kết hợp lời kêu gọi tổ chức Thế vận hội với lời kêu gọi thảo luận về cuộc chiến ở Gaza trong cuộc điện thoại với ngài, đồng thời gợi ý ngài tổ chức các cuộc đàm phán với các nước ủng hộ Israel như một phần của nỗ lực ngoại giao nhằm tránh leo thang.

Đàm phán hòa bình ở Đất Thánh là vai trò ngài và nhóm Vatican của ngài rất muốn thực hiện, và nếu cái giá để có được sự ủng hộ của một trong những nhà lãnh đạo hồi giáo có ảnh hưởng nhất thế giới trong nỗ lực này, đó là cho họ một lợi thế trong vụ tranh cãi Thế vận, và đây là cái giá phải trả.

Ngoài ra, Đức Phanxicô đang cố gắng định hướng lại Vatican khỏi hình ảnh lịch sử của mình như một tổ chức phương Tây, ngài muốn Vatican hướng tới vai trò toàn cầu và không thực sự liên kết, một phần quan trọng trong chương trình này là mở rộng tầm nhìn cho thế giới hồi giáo. Chứng kiến làn sóng phẫn nộ ngày càng tăng của người hồi giáo với bức tranh Olympic, có thể Đức Phanxicô cảm thấy việc thể hiện tình đoàn kết quan trọng hơn là theo sở thích của mình.

Dù sao đi nữa, thực tế là suốt tuần qua, người công giáo thuộc mọi thành phần – kể cả một số giám mục, những người cảm thấy rằng sự im lặng của Giáo hoàng đang làm suy yếu các cuộc phản đối của chính họ và những người bày tỏ sự thất vọng với Rôma – họ đã không nhận được phản hồi từ Vatican, trong khi Erdogan đã thành công.

Trong nền chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, việc đặt biệt hiệu cho các nhà lãnh đạo là một truyền thống. Trong những năm qua, Tổng thống Erdogan có biệt danh là “Thủ lãnh, Reis”, “ngài hoặc đồng chí” tùy theo họ dùng theo nghĩa ngưỡng mộ hay coi thường.

Bây giờ có thể ông có một biệt danh khác cho việc này không: “Người thì thầm vào tai Đức Phanxicô.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch