Tại sao chúng ta cầu viện đến “tư duy ma thuật?”

62

Tại sao chúng ta cầu viện đến “tư duy ma thuật?”

Trong mong muốn sắp xếp cuộc sống theo cách tùy tiện, chúng ta thường tìm kiếm những lời giải thích ít nhiều hợp lý hơn để giải thích những sự kiện xảy ra. Làm thế nào để giải thích xu hướng này? Nhà tâm lý học Jacques Arènes giải thích.

lavie.fr, Jacques Arènes, 2022-06-01

Hình minh họa

Cái mà Freud gọi là “tư duy ma thuật” làm cho chúng ta nghĩ rằng những trùng hợp không bao giờ là ngẫu nhiên, và những gì xảy ra trong cuộc sống không chỉ là kết quả của tình cờ, mà trong một số trường hợp, nó tạo thành hệ quả của những gì ảnh hưởng trên ý chí cá nhân và vô thức của chúng ta, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các sự kiện, và trong một số trường hợp khác, các lực chủ yếu hơn, bí ẩn hơn sẽ cai quản sự tồn tại chúng ta. Theo hướng tốt cũng như hướng xấu.

Xúc động và tế nhị, anh Jean-Baptiste nói chuyện với tôi về các tin nhắn anh trao đổi với cô bạn vừa chia tay, vào một đêm mà cuối cùng anh nguôi giận; trong đêm bình yên này, anh nghĩ mình đã có thể bình tâm nói chuyện với cô bạn cũ. Ngày hôm sau cô chết: một tai nạn trong cuộc đời. Anh  Jean-Baptiste mình nghĩ rằng đây không phải (hoàn toàn) là  trùng hợp. Như thể anh có một khả năng dự đoán.

Thời gian có phải chỉ là ảo ảnh?

Những lực “bí ẩn và chưa được biết đến” này dẫn chúng ta đi

Trên thực tế, tôi không biết gì. Chúng ta yên tâm khi xem các sự kiện trong sổ bộ đời này một lô-gích bí ẩn, qua đó chúng ta tham dự vào mà không hề hay biết. Cùng lúc chúng ta đồng hóa các sự kiện thành lô-gích của chúng ta trong thế giới, về cách thức chúng ta liên hệ với người sống. Lô-gích này rất cần thiết, dù chúng ta cố gắng (đôi khi quá nhiều) để thấy được sự nhất quán trong đó. Anh Jean-Baptiste nhìn thấy trong đó một đường hướng kỳ lạ và rất cụ thể, thúc đẩy anh đi tới đàng trước, không ảo tưởng và không tuyệt vọng. Suy nghĩ nào, cảm xúc nào đã đưa anh nói về bình an khi trong giây phút đó tưởng chừng như không thể làm được?

Trên đài truyền thanh tháng 9 năm 1999, tiểu thuyết gia người Mỹ Paul Auster xin thính giả gởi về cho ông các sự kiện đánh dấu cuộc đời họ. Sau đó, ông đã xuất bản loạt câu chuyện kể những gì mật thiết của thính giả, sự liên kết đáng kinh ngạc của các sự kiện, dường như không thể đoán trước, và sự sắp xếp tâm lý của mỗi người.

“Điều làm tôi quan tâm nhất (…) đó là những câu chuyện không phù theo với những gì chúng ta mong chờ từ cuộc đời,  những giai thoại tiết lộ những thế lực bí ẩn và chưa được biết đến đang hoạt động trong cuộc sống, trong tâm trí, trong cơ thể, trong tâm hồn chúng ta (…) Tất cả chúng ta có một cuộc sống nội tâm. Tất cả chúng ta đều có cảm giác là một phần của thế giới nhưng lại như người lưu đày ở thế giới này. Chúng ta tất cả đều bị đốt cháy với ngọn lửa của chính sự tồn tại của mình.” Đoạn văn này thiết yếu với tôi. Một trong những khía cạnh chủ yếu của liệu pháp tâm lý là làm hiện diện những lực “bí ẩn và chưa được biết đến” này, những lực dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống. Không cần biết chúng là gì, vấn đề là thuần hóa chúng, phân định chúng và phân định ý chí chúng ta trong đó. Và không phải lúc nào cũng theo một cách “kỳ diệu”. Quả thực, lực của các sự kiện này quá hấp dẫn, nhưng đây cũng là vấn đề cần xem xét một cách khiêm tốn và sáng tạo.

Trong bong bóng của tôi

 Khi tất cả mọi thứ dường như đã được “viết”

Đây là vấn đề đi qua bộ lọc của một độ lùi nội tâm trước sức mạnh của sự kiện. Xem xét lại cuộc sống trong quyển sổ bộ đời này với một tinh thần nhất quán, dù khi chúng ta phải đối diện với những gì giáng xuống mà chúng ta không muốn hoặc chúng ta không tự đặt ra. Những gì xảy ra định hình chúng ta và cho chúng ta biết điều gì đó về chính mình. Nếu chỉ bằng cách chúng ta phản ứng theo các chuỗi sự kiện, cho dù đó là bão tố, đó là rạng rỡ hay trong hỗn hợp của cả hai.

Cách hành động và phản ứng của chúng ta trong một thời gian dài mang lại cho chúng ta sự gần gũi quen thuộc với những gì đã xảy ra. Khi chúng ta nhìn lại quá khứ, có khi chúng ta cảm thấy mọi thứ dường như đã được “viết sẵn”. Đó chắc chắn là một ảo tưởng của hồi tưởng. Cho dù đó là những câu chuyện nhỏ hay câu chuyện lớn, đường vòng của chúng có thể giải thích được một phần, và đôi khi chúng ta phải cầu viện đến “tư duy ma thuật”. Nhưng quá khứ vẫn còn một phần bí ẩn trong các nguyên nhân và trong các chuỗi sự kiện kéo theo nó, nhưng tất cả phải được đọc lại và vẫn có thể giải thích được. Dĩ nhiên “sự thật” của các nguyên nhân sâu xa của cá nhân hay của tập thể, chúng ta thực sự biết được những gì?

Marta An Nguyễn dịch

Dấu ấn của số phận