Khoa học: Đức Phanxicô lo ngại về sự biến đổi của con người tinh khôn, homo sapiens

76

Khoa học: Đức Phanxicô lo ngại về sự biến đổi của con người tinh khôn, homo sapiens

cath.ch, Raphael Zbinden, 2023-02-23

Ranh giới giữa trí tuệ tự nhiên và nhân tạo đang mờ dần | © Flickr/Ars Electronica/CC BY-NC-ND 2.0

Đức Phanxicô cho biết ngài lo ngại về khả năng biến đổi của con người tinh khôn (homo sapiens) với những tiến bộ mới trong chủ nghĩa siêu nhân. Ngài bày tỏ ý kiến trên trong một phát biểu trước phái đoàn của Hiệp hội Khoa học Max Planck của Đức ngày thứ năm 23 tháng 2 năm 2023 tại Vatican.

Đức Phanxicô tiếp Hiệp hội Khoa học Max Planck của Đức ngày thứ năm 23 tháng 2 năm 2023 tại Vatican. @ Vatican News.

Viện Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên, Khoa học Đời sống và Nhân văn Max Planck kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trong tháng này (1948).

Trong bài phát biểu (ngài phát cho các đại biểu), ngài không đọc được vì bị cảm lạnh, ngài bày tỏ mối quan tâm trước viễn cảnh của “tư duy lai giống”. Với những lời này, ngài hướng đến “sự giao thoa giữa ‘suy nghĩ sinh học’ và ‘suy nghĩ phi sinh học’” – có được nhờ kết nối giữa bộ não con người và dữ liệu từ giao diện kỹ thuật số -, điều này sẽ giúp cho “con người không bị trí tuệ nhân tạo thay thế”.

Ngài cho rằng công nghệ này “đặt ra những câu hỏi có tầm quan trọng lớn cả về mặt đạo đức và xã hội”. Thật vậy, ngài chỉ ra, “sự kết hợp giữa khả năng nhận thức của con người và khả năng tính toán của máy móc sẽ thay đổi đáng kể con người tinh khôn, homo sapiens”.

Sự cần thiết của trí thông minh để giải quyết vấn đề

Ngài cảnh báo: “Chúng ta không thể tránh khỏi việc tự hỏi mình câu hỏi về ý nghĩa tối hậu, nghĩa là về phương hướng, về những gì đang xảy ra trước mắt chúng ta.” Đối diện với những thái quá có thể xảy ra của chủ nghĩa xuyên nhân loại, ngài ủng hộ “dự án tân nhân văn, theo đó không thể chấp nhận khoảng cách giữa hành động và trí thông minh (…) Nếu chúng ta tách biệt khả năng giải quyết vấn đề khỏi nhu cầu thông minh để làm nó, chúng ta hủy bỏ chủ ý tính và do đó là đạo đức của hành động.”

Ngài cũng phản đối “nguyên tắc trách nhiệm kỹ thuật, vốn không thừa nhận phán xét luân lý về điều gì là tốt hay xấu”. Theo nguyên tắc này, “hành động, đặc biệt là hành động của các tổ chức lớn, nên được đánh giá theo chức năng thuần túy, vì lý do này, như thể tất cả những gì có thể đều có thể chấp nhận được về mặt đạo đức (…) Giáo hội không bao giờ có thể chấp nhận một quan điểm như vậy, trong đó chúng ta đã có quá nhiều bằng chứng về những hậu quả bi thảm.”

Khoa học, “một lợi ích công cộng”

Đức Phanxicô kêu gọi đặt trở lại trung tâm của văn hóa “trách nhiệm quan tâm đến người khác, và không chỉ chịu trách nhiệm về những gì chúng ta đã làm (…) Bởi vì chúng ta không chỉ chịu trách nhiệm về những gì chúng ta làm, mà còn và trên hết là trách nhiệm với những gì chúng ta không làm, khi chúng ta có thể làm”.

Cuối cùng, ngài khuyến khích các nhà khoa học duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về tính trung thực của khoa học, không bị ảnh hưởng chính trị và kinh tế không phù hợp. Khuyến khích hỗ trợ cho “khoa học thuần túy” giống như khoa học ứng dụng, có “bản chất tốt cho cộng đồng”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô cảnh báo chống lại ý tưởng về “con người tăng cường”