Chúng ta nên bán hay phá bỏ nhà thờ?
la-croix.com, Jean-Pierre Denis, 2023-01-18
Ông Jean-Pierre Denis, nhà văn, nhà báo, giám đốc ban biên tập phát triển nhà xuất bản Bayard. Trong chuyên mục hàng tuần, ông phản ứng trước lời tuyên bố của bà cựu bộ trưởng Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot cho rằng có thể phá hủy các nhà thờ “không lợi ích gì”.
Nếu đi qua Inverness vùng Highlands, chúng ta không thể không thấy nhà thờ cổ Old High Church. Nhà thờ lâu đời nhất thành phố đúng như tên gọi. Những ngôi mộ cổ nằm rải rác trên bãi cỏ, dòng sông chảy dưới chân và tiếng chuông vẫn ngân vang trong tháp chuông ngạo nghễ. Nếu không có dịp đến Inverness, chúng ta có thể vào trang web của nhà thờ Scotland sẽ thấy tin nhà thờ này đang rao bán. Thông báo ghi rõ: nhà thờ này có thể làm nhà trẻ, trung tâm giữ trẻ, trung tâm ban ngày, cơ sở giáo dục, viện bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, thư viện cộng đồng, nhà hát, rạp chiếu phim, nơi giải trí, kể cả làm nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh bán lẻ.
Vùng Inverness không nằm trong ngoại lệ. Giáo hội Scotland có những nhà thờ khác rao bán cho những ai muốn. Ở Maastricht, Hà Lan, tu viện Đa Minh cũ đã thành hiệu sách. Ca đoàn phục vụ cà phê. Thay cho bàn thờ là chiếc bàn hình chữ thập. Ở Canada, như báo La Croix đưa tin gần đây, các nhà thờ đang trở thành các thánh đường hồi giáo. Chuyện hoàn toàn không thể tưởng tượng với chúng tôi, sự thay đổi này dường như chẳng làm ai thắc mắc. Trong siêu thị của các tín ngưỡng, khách hàng là vua.
“Phá bỏ”
Ở Pháp, một cựu bộ trưởng văn hóa đưa ra giải pháp đơn giản hơn: “Phá bỏ”. Như thể người ta nghĩ một cựu cảnh sát trưởng lại đi khen các tên trộm, một thanh tra quan thuế nghỉ hưu lại cho rằng gian lận không phải là lừa đảo. Nhưng chúng ta nên rời bà Roselyne Bachelot trong 15 phút vì cuối cùng thì kiểu nổi tiếng này cũng sẽ chóng qua. Nó xứng đáng để chóng qua! Vì nó ở trong truyền thống vinh quang xa xưa như bộ lạc man rợ mà thuật ngữ này gán cho: phá hoại. Xét cho cùng, lịch sử phá hủy các di tích cũng gần như lịch sử của kiến trúc.
Năm 1959, ông Louis Réau, một chuyên gia vĩ đại về di sản đã viết hai tập sách đồ sộ về nó. Được tái bản nhiều lần, Lịch sử phá hoại tự nó cũng đã là một tượng đài lịch sử. Không có thời đại nào mà không có. Người tin lành đã có những cuộc tàn phá vĩ đại. Giáo hội công giáo cũng không thua. Rõ ràng, Cách mạng Pháp và hậu quả của nó chiếm một vị trí nổi bật, từ Vendée đến việc phá dỡ hai trong số những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa châu Âu, Thánh Martinô thành Tours và Tu viện Cluny.
Cũng có thể phá hủy Paris
Quý vị sẽ nói với tôi, cựu bộ trưởng muốn nói đến các tòa nhà của thế kỷ 19 “không lợi ích”. Phải công nhận, bị thúc đẩy bởi mức độ tàn phá trong quá khứ và do sự nhiệt thành dưới hình thức phục hưng, thế kỷ 19 đã xây dựng lại rất nhiều. Nhưng lý luận theo kiểu bà Bachelot, người ta cũng có thể phá hủy Paris. Gần như tất cả các mặt tiền của các kiến trúc Haussmann đều có từ thế kỷ 19 vì chúng tầm thường và rập khuôn. Vì thế rất ít “lợi ích
” theo ý của bà Bachelot trong nghĩa này. Nhưng thành thật mà nói, chúng cũng là kết quả của sự phá hoại của nhà nước, sự tàn phá của Paris cũ. Nhưng chúng lại là sức hấp dẫn toàn cầu của thủ đô, vì một bộ trưởng văn hóa khác đã rửa sạch chúng.
Cuối cùng thì quý vị sẽ phản đối, kitô giáo đã thực hiện công việc phá hoại lớn nhất: nó đã hoàn toàn giựt sập điều thiêng liêng. Chúa Kitô đã nói: “Hãy phá hủy ngôi đền này, trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại.” Ngôi đền thực sự là nhiệm thể của Ngài. Và nhiệm thể của Ngài là cơ thể chúng ta, như Thánh Phaolô đã dạy. Người ta có thể lấy làm tiếc “sự phát triển của xã hội kitô giáo và của Giáo hội đã khai sinh ra một xã hội, một nền văn minh, một nền văn hóa hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta đọc trong Kinh thánh”. Đây là điều mà giáo sư thần học tin lành Jacques Ellul năm 1984 đã phẫn nộ khi ông viết một bài tiểu luận, bài này cần được đọc lại, Sự lật đổ của kitô giáo. Thách thức sẽ là những tảng đá sống. Đó là vấn đề loan báo Chúa Giêsu Kitô, không phải là canh giữ một viện bảo tàng. Các tín hữu nên thờ ơ với tương lai của các tòa nhà.
Tháp chuông kỳ quái nơi khỉ ho cò gáy của tôi
Hai câu trả lời có thể được đưa ra ở đây. Đầu tiên là nhân chủng học và – chúng tôi dám viết từ to tát này với hy vọng bà Bachelot sẽ không đọc – thứ nhì là văn hóa. Con vật tượng trưng, con người không phát triển trên mặt đất như tấm thịt nhân tạo. Nó là một phần của lịch sử tập thể. Nhà triết học Bruno Latour đã nói rất hay, chúng ta là “Những con người trên Trái đất”. Vì thế chúng ta không thể chạm vào các điểm nhức nhối của một nền văn minh mà không bị trừng phạt. Điều tệ nhất là khi với một giọng điệu nhẹ nhàng, gần như bông lơn, từ trên cao quốc gia giải thích cho những người nhà quê, rằng di sản kho báu của họ thật xấu xí, trong khi chúng là kho báu duy nhất của họ. Bà bộ trưởng phù du đã sai: tháp chuông nơi khỉ ho cò gáy của tôi cũng quan trọng như tháp chuông Nhà thờ Đức Bà.
Một phản đối khác, hoàn toàn theo tinh thần kitô giáo, chúng ta phải giúp để sống chứ không giúp để chết. Một trong những người sành sỏi nhất về chủ đề này là ông Benoỵt de Sagazan, ông đưa ra cách mà ông gọi là “cách thứ ba”. Để vừa được duy trì vừa giữ được thiên chức của chúng trong bối cảnh thế tục hóa, những nơi thờ phượng của chúng ta phải “mở ra cho những mục đích sử dụng mới có thể là tâm linh, tưởng niệm, giáo dục, văn hóa, du lịch, xã hội và từ thiện”. Vì thế các nhà thờ của chúng ta có thể tiếp tục “siêu việt, quy tụ và phục vụ công ích”.
Phá hủy? Bán? Cùng với ông, chúng ta phải bảo vệ lời mang tinh thần kitô giáo này: chia sẻ. Tóm lại, để cứu những viên đá, chúng ta phải hướng nội.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch