Nạn nhân bị hiếp trong Giáo hội, “tôi yêu cầu Giáo hội ủng hộ các yêu cầu của chúng tôi về cải cách công lý”
la-croix.com, Marie nạn nhân bị hiếp trong Giáo hội, 2022-06-28
Marie, một nạn nhân bị hiếp trong Giáo hội yêu cầu thể chế dùng “cương vị vận động hành lang của mình” để hỗ trợ các yêu cầu “cải cách luật pháp và tư pháp trong lãnh vực chống bạo lực tình dục”. Theo bà và nhiều nạn nhân khác mà bà nói chuyện, hệ thống pháp luật đã không điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp của các vụ bạo lực tình dục.
Là nạn nhân của vụ cưỡng hiếp trong Giáo hội, bà Marie yêu cầu thể chế hỗ trợ cải cách hệ thống tư pháp. Hình ảnh Paulus N. Rusyanto / Creativa – stock.adobe.co
Tôi là nạn nhân bị cưỡng hiếp trong Giáo hội. Con đường vực lại lâu dài của tôi hiện đang bị chi phối bởi cuộc chiến pháp lý khó khăn của tôi, tôi yêu cầu Giáo hội giúp đỡ tôi và những nạn nhân khác trong cuộc chiến này để chúng tôi có được công lý.
Giáo hội biết có một cương vị vận động hành lang hoặc đơn giản là để quảng bá học thuyết xã hội trên các chủ đề Giáo hội muốn, chẳng hạn như đạo đức sinh học, sinh thái hoặc đón nhận người di cư. Giáo hội vẫn còn một ảnh hưởng nào đó trên Quốc hội về những vấn đề này, đặc biệt là với các đảng không dấn thân trong việc trấn áp bạo lực tình dục. Vì thế, tôi yêu cầu Giáo hội ủng hộ các yêu cầu cải cách luật pháp và tư pháp trong lãnh vực bạo lực tình dục.
Yêu cầu của chúng tôi về cải cách
Giống như nhiều nạn nhân khác của bạo lực tình dục, trong Giáo hội và những nơi khác, tôi nhận thấy xã hội chúng ta đang rất cần cải cách ở lãnh vực này. Lần đầu tiên khi tôi đến gặp luật sư, bà chào tôi và nói, tôi không có cơ hội nào để đòi được công lý, đơn giản chỉ vì chỉ có 2% đơn kiện hiếp dâm đi đến cùng để có một kết án hình sự. Lý do là “thiếu bằng chứng”, mà xác định thì ít khách quan hơn là diễn tả có thể gợi ý.
Bản thân tôi và các nạn nhân bị hiếp dâm khác mà tôi biết đều có bằng chứng: bản viết thú nhận, khám phụ khoa chứng nhận bị hiếp dâm… Nhưng nhiều điều này chưa đủ để ra trước tòa hình sự. Ngay cả khi kẻ hiếp dâm thừa nhận sự thật trước mặt cảnh sát thì vẫn chưa đủ. Trường hợp may mắn nhất là bị tòa án tiểu hình lên án, nhưng cũng rất hiếm khi xảy ra.
Điều này được giải thích bởi các trường hợp điển hình được dùng để xây dựng hệ thống tư pháp của chúng ta, nhưng áp dụng cho trường hợp tấn công tình dục dẫn đến việc để không bao giờ thủ phạm bị kết án. Ngắn gọn, hệ thống tư pháp được thiết kế để kết tội những kẻ giết người hoặc trộm cắp, nhưng không phải những kẻ hiếp dâm.
Một luật có thể điều chỉnh
Tuy nhiên, luật pháp Pháp đã điều chỉnh các nguyên tắc trong các lãnh vực khác mà chúng không hiệu quả, chẳng hạn luật lao động. Do mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa chủ và nhân công, để chứng minh một số hành vi phạm tội như “phân biệt đối xử trong tuyển dụng”, từ nay nạn nhân chỉ được yêu cầu xuất trình “bằng chứng”. Nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập bằng chứng cho các nạn nhân, và bị cáo có thể chứng minh cho sự vô tội của mình.
Tất nhiên, việc đưa nguyên tắc này vào khung hình sự không thể được thực hiện mà không có biện pháp phòng ngừa, nhưng tất cả các chuyên gia đều nói, khác với việc cho phép buộc tội vô căn cứ, những thỏa thuận được thiết lập tốt này chỉ đơn giản cung cấp cho nạn nhân phương tiện để tự vệ trong lãnh vực mà việc chứng minh bằng chứng đặc biệt khó khăn. Việc áp dụng này cho các tội phạm tình dục tất nhiên phải tuân theo các điều kiện (mối quan hệ thứ bậc giữa nạn nhân và bị cáo, tuổi của nạn nhân, v.v.).
Sự bồi thường thực sự: Hỗ trợ đòi hỏi cải cách của chúng tôi
Bị cưỡng hiếp trong Giáo hội, tôi đặc biệt xúc động với bản báo cáo Ciase, đã làm sáng tỏ bản chất và mức độ của những tội ác mà chúng tôi phải gánh chịu. Tôi cũng xúc động trước mong muốn cải cách được các nhà cầm quyền Giáo hội Pháp làm sau báo cáo này.
Nhưng không phải xét xử đền bù của Hội đồng Giám mục Pháp thiết lập mà tôi cần ngày nay. Vì không phải lời xin lỗi hay bồi thường tài chính mới thực sự xoa dịu sự tra tấn của người sống sót sau khi bị hiếp dâm. Chỉ có công lý mới có thể. Vì thế sự bồi thường thực sự mà Giáo hội hỗ trợ các nạn nhân trong các cuộc chiến pháp lý của họ và trên hết là hỗ trợ các yêu cầu cải cách pháp luật mà các nạn nhân đã kêu gọi từ nhiều năm nay. Hơn nữa, những nạn nhân tiềm ẩn của các vụ lạm dụng tình dục sẽ chỉ thực sự được bảo vệ khi những kẻ lạm dụng biết rằng họ có nguy cơ bị tù.
Với 330.000 vụ lạm dụng tình dục này, Giáo hội đã có được một số kinh nghiệm về vấn đề này; vậy mà khi quảng bá học thuyết xã hội cho toàn xã hội, Giáo hội lại cho mình là “chuyên gia về con người”. Vì thế tôi đòi hỏi Giáo hội dùng kiến thức chuyên môn về các nạn nhân trong số dân Chúa để thực hiện một số mục tiêu chính của Giáo hội trên trần thế: làm cho xã hội trở nên công bằng hơn, bảo vệ phụ nữ, trẻ em và tất cả nạn nhân của bạo lực tình dục.
Thay đổi một phần của xã hội
Nếu Giáo hội trở thành người bảo vệ cho các cuộc đấu tranh nhằm cải thiện công lý trong các trường hợp bạo lực tình dục, thì Giáo hội cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả người công giáo giữ đạo, trong đó có một số người làm việc trong hệ thống tư pháp, cảnh sát hoặc những người có thể viết các quy định nội bộ cho các công ty. Bằng cách chuyển đổi sang cuộc chiến này, Giáo hội cũng sẽ chuyển đổi một phần xã hội.
Và tôi nghĩ Giáo hội sẽ chỉ hợp pháp để xin tha thứ khi Giáo hội bắt đầu quá trình công lý này.
Có một bài thánh vịnh ở trong lòng tôi khi nạp đơn khiếu nại: “Khi con kêu lên, xin Chúa trả lời con, Chúa của công lý.” Tôi chân thành tin Chúa trả lời và tôi van xin Giáo hội cũng làm như thế.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch