Tuần này, nhà phân tâm học Jacques Arènes mời chúng ta vạch trần “kẻ giả nhân giả nghĩa” trong chính con người mình, kẻ làm cho chúng ta nghi ngờ mọi thứ: “Về bản thân, về ơn cứu rỗi của mình, về ý nghĩa cuộc sống”, để chúng ta có thể khám phá được tự do thực sự của chúng ta.
lavie.fr, Jacques Arènes, 2021-03-17
Hình minh họa
Tuần trước, tôi đã kể niềm vui của tôi khi tôi đọc quyển tiểu thuyết hình của nữ tác giả Claire Le Men, về những con đường kỳ lạ và rất gần gũi với chính chúng ta. Có thể tất cả chúng ta đều đang lệch bước, hoặc chúng ta cần có ăng-ten về sự lệch lạc làm cho nhiều người lo lắng không? Tôi đã viết về vấn đề này, nó cho thấy một sự thật đáng kinh ngạc từ những lời chứng chói tai này.
Có thể vì chúng diễn tả sự khó sống, khó để tự mình gánh vác cuộc sống của mình, một vấn đề mà chúng ta nghĩ nó chỉ dành cho một số ít người. Nhưng đây lại là vấn đề thiết yếu vì chúng ta dành phần lớn thì giờ để bảo vệ mình khỏi loại khó khăn này, nhưng nó lại không giúp chúng ta giải quyết được.
Ý xấu là không trực diện nhìn mình
“Ý xấu” là chữ đến trong đầu tôi. Có thể xem nó ở phạm trù đạo đức. Nó cũng chỉ đơn giản là một tương quan với chính mình. Thật không dễ dàng để trực diện nhìn bản thân, trong điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Ý xấu là từ chối nhìn nó. Cũng dễ hiểu: chúng ta có rất nhiều lý do để tránh né bản thân mình. Bởi vì đau đớn, bởi vì không vẻ vang gì và phần lớn chúng ta không biết làm gì với nó, với sự thật. Ngay cả nửa chừng. Tại sao phải có thiện ý với chính mình? Nó dùng để làm gì?
Ảo tưởng về mình
Đơn giản là chỉ để ở trong thực tế. Hạnh phúc (đôi khi đau đớn) là nhìn con người thật của mình. Tôi nhận ra ảo ảnh của quá trình. Chúng ta biết là mình không thể biết được mình hoàn toàn, dù là một nữa, nhưng trên hết là đừng tự huyễn hoặc bản thân (quá nhiều). Tôi hiện đang đọc lại một số tác phẩm của Bernanos, mà tôi không hiểu ở mức độ “đơn giản” tuyền tâm linh.
Chẳng hạn giả nhân giả nghĩa: câu chuyện của một nhà văn linh mục, trí thức nổi tiếng, liên tục nói dối về bản thân, về những gì ông viết rất lịch sự thông minh; cuối cùng ông nhận ra mình là người “giả nhân giả nghĩa”, nghi ngờ tất cả, nghi ngờ chính mình, ơn cứu rỗi và ý nghĩa cuộc đời.
Một giải phóng thẳng thắn
Câu hỏi thực sự là ở đó, nó không siêu hình hay đạo đức, đó là phải ngừng nói dối với chính mình. Nói dối cho thấy thảm kịch vì chúng ta không còn tồn tại nữa. Chủ đề thoạt nhìn không siêu hình hay đạo đức, nhưng lại rất siêu hình và rất đạo đức; gần con người thật của mình nhất là cả một công việc.
Vẫn biết, “sự thật” này không mang lại một điều gì chắc chắn, mà chỉ là một hình thức xác tín. Phải đi theo tốc độ của riêng mình, dù hình ảnh chúng ta khám phá ra không có gì là khủng khiếp. Nhưng thật là cả một giải phóng!
Muốn gần gũi với chính mình nhất có thể, không giả nhân giả nghĩa, không trang điểm giả mạo. Giải phóng bản thân khỏi ác ý. Tại sao? Làm người “tốt” để làm gì nếu chúng ta không hạnh phúc. Tất cả những mảnh đời run rẩy này, những mảnh đời đi tìm chính mình, không đáng kính cũng không anh hùng, nhưng chúng rất thực.
Và những tấm gương… Bởi vì thẳng thắn, không son phấn và khi chúng được đi kèm với sự tế nhị, chúng có thể trải nghiệm một hình thức giải thoát.
Chúng ta thử trải nghiệm sự tự do này. Quan sát những gì chúng ta đang có, những gì chúng ta thực sự mong muốn cho mình, không màu mè với những gì chúng ta mong muốn. Mong muốn được… Nhiều nhất… Chúng ta cần thêm nữa! Nhưng không bảo đảm thành công.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Đau khổ mà chúng ta tự làm cho mình…