Lạm dụng tình dục trong Giáo hội: “Chúng tôi không cần được thoa dịu, chúng tôi không phải là những đứa trẻ chướng khí”

204

Lạm dụng tình dục trong Giáo hội: “Chúng tôi không cần được thoa dịu, chúng tôi không phải là những đứa trẻ chướng khí”

la-croix.com. Linh mục Jean-Luc Souveton, 2021-11-03

Được mời phát biểu trước các giám mục trong Hội nghị khoáng đại tại Lộ Đức, linh mục Jean-Luc Souveton, nạn nhân của vụ lạm dụng khi mới 15 tuổi, đã có một bài phát biểu rất mạnh. Báo La Croix đăng với sự đồng ý của linh mục Souveton.

Linh mục Jean-Luc Souveton, giáo phận Saint-Etienne, sau bài phát biểu trước Hội đồng Giám mục Pháp ngày thứ ba 2 tháng 11. VALENTINE CHAPUIS / AFP

Qua e-mail ngày 19 tháng 10, chúng tôi đã được mời đến hội nghị này để nói về cách mà chúng tôi – những nạn nhân – nhận được báo cáo từ Ciase.

Và đây, chúng tôi là 5 nạn nhân trước mặt các cha. 5 chỉ để là tiếng vang của 330.000 được đề cập trong bản báo cáo. Tại sao một con số quá ít như vậy? Một trong những nạn nhân được mời ngày này viết: “Không kể thực tế là lời mời đến quá muộn để tôi có thể thay đổi lịch trình làm việc, dường như tôi không thể đáp lại lời mời từ những người trong giáo phận mà gần đây đã cho thấy sự khinh thường sâu đậm với các nạn nhân và cá nhân tôi đã phải trả giá”.

Một lời mời muộn màng và một cảm giác bị khinh thường!

Một lời mời muộn màng… Làm thế nào để giải thích sự thiếu dự đoán này? Ngày công bố bản báo cáo đã được biết từ lâu và việc tổ chức cuộc họp này cũng vậy. Như thế, ban đầu, ban tổ chức không có kế hoạch dành nhiều thời gian cho sự công bố này, cũng không phối hợp để có nhiều nạn nhân và giáo dân tham dự vào công việc của hội nghị. Mọi thứ dường như trở nên ngẫu hứng từng ngày trong sự thiếu chuẩn bị kỹ càng nhất.

Yếu tố nào đã làm chương trình của các cha bị đảo lộn vào phút chót để các cha mời chúng tôi?

Những con số được tiết lộ, cao hơn nhiều so với những dự tính? Vậy bao nhiêu ngàn nạn nhân mới đủ để làm cho các cha quyết định làm một cái gì đó, nếu con số 10.000 người được công bố ban đầu không xứng đáng để các cha bỏ thì giờ cho nó? Có phải các cha ý thức về sự ngao ngán, tức giận, buồn bã và mong muốn thay đổi của nhiều tín hữu đã thể hiện qua việc thành lập các tổ chức tập thể và các hiệp hội sau ngày 5 tháng 10 không?

Tôi không ngừng tự hỏi. Vì sao có sự trờ ì, chậm trễ trong việc thắp đèn này, cho sự trì hoãn này khi đã có rất nhiều tín hiệu mà không phải là yếu từ nhiều tháng nay cho thấy mức độ nghiêm trọng quá lớn lao của vấn đề cần được xử lý này? Các cha trung thực và nghĩ rằng, việc công bố báo cáo sẽ lật sang một trang khác và không mở một tiến trình tốn nhiều công sức, đòi hỏi và quan trọng không?

Một lần nữa, hình ảnh phản ảnh là hình ảnh của một hội nghị hoạt động tốt, trên chủ đề này, một cách phản ứng, dưới áp lực, trong tinh thần né tránh các vấn đề gây giận dữ, chỉ đề cập đến khi thực sự không thể né tránh, không thể chủ động theo nghĩa dự đoán các mong chờ và chủ động đề cập điều phải đề cập, bằng cách tạo điều kiện để có thể trao đổi thực sự và để có sự có mặt đại diện của tất cả các đối tượng cần thiết cho một công việc như vậy. Có một cảm giác là các cha luôn đi thụt lui trong hồ sơ này đã dìm Giáo hội trong nhiều thập kỷ qua. Các cha chờ bị các sự kiện này thộp mới phản ứng! Thật đáng rên than, đáng trách, đáng thương.

Một lời mời muộn màng, một cảm giác bị xem thường, và cũng thiếu tính đại diện của những nạn nhân được mời! Tôi hoàn toàn đồng ý với lời của linh mục tâm lý gia Stéphane Joulain được báo La Vie trích dẫn, lời nói lên công việc cần thiết là “cộng tác với tất cả các nạn nhân, tất cả những người đại diện cho họ chứ không phải chỉ với một số nhóm nhất định, để không ai cảm thấy mình bị bỏ rơi.”

Đó là một trong những lý do dẫn đến việc một số nạn nhân từ chối tham gia đại hội này. Họ không cảm thấy đại diện cho khối lượng của tất cả những người như bản báo cáo Ciase đưa ra. Không bình thường khi chỉ có một nhóm dưới 15 người được mời và các thành viên của nhóm này phải có trách nhiệm phối hợp, mỗi người với một nạn nhân khác để tăng thêm số lượng của họ trong đại hội này như các cha đề xuất cho chúng tôi. Các hiệp hội nạn nhân giờ đây là những người đối thoại của các cha, chúng tôi không còn chỉ là “nạn nhân phải lắng nghe” mà là những nhân vật mà công việc tiếp theo của bản báo cáo Sauvé phải làm việc với.

Tôi quyết định đến đây vì điều này quan trọng với tôi, để nói trực tiếp với các cha và không để các cha là người duy nhất giải thích lý do của sự vắng mặt này. Như một người bạn đã quyết định không đến đây, họ nói: “Không phải là việc từ chối cùng đi với các giám mục, nhưng không cùng đi trong những điều kiện hiện tại”.

Chính qua báo chí mà tôi biết được sự hiện diện mong đợi của các nạn nhân, ngay cả trước khi tôi nhận và đọc e-mail mời… Tôi sống kinh nghiệm này như một sự khinh miệt và như một sự nối tiếp của sự coi thường nạn nhân và thực tế cuộc sống của họ. Không có nhiều người có thể rảnh một cuối tuần vào giờ chót. Các giáo dân, nạn nhân hay không, đều có những ràng buộc về nghề nghiệp và gia đình. Họ thường xuyên phục vụ Chúa Kitô và Giáo hội của Ngài, điều đó không có nghĩa là họ phải làm theo ý của các cha.

Biểu hiện của sự khinh bỉ… chúng ta đừng lướt qua quá nhanh về kinh nghiệm cá nhân đã vừa được đề cập mới đây, đó là một trong những lý do vắng mặt của người này. Và đó cũng là phổ biến cho nhiều nạn nhân. Sự khinh bỉ là những gì tôi cảm thấy vào ngày 30 tháng 12 năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn quá sững sờ, diện đối diện, với một thẩm quyền trong giáo hội, họ so sánh các nạn nhân với “những con chó chỉ suốt ngày liếm vết thương hơn là bỏ thời gian để chăm sóc và chữa lành”.

Tôi: “Cha muốn nói sáng nay tôi đứng trước cha như con chó liếm vết thương của mình ư?”

Người đó: “Không, không! Không phải cha là người tôi muốn nói”.

Tôi rời cuộc phỏng vấn sau một vài câu tuyên bố khác, cũng thanh lịch như vậy của người phỏng vấn tôi về các nhà báo và nhà trị liệu tâm lý.

Những nhận xét gần đây hơn của một giám mục được đăng trên báo La Croix đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ. Tôi trích dẫn: “Một sự phản kháng khác có thể được nhận thấy khi những người có vẻ như bị nhốt kín trong bạo lực mà họ phải chịu đựng, cuộc sống của họ đôi khi chỉ bị đánh giá bằng điều này, tương tự như việc tiếp tục cuộc sống của họ, câu chuyện của họ, những gì họ có thể xây dựng, thậm chí quên những chấn thương là một sự không chung thủy với đau khổ của họ, một sự phủ nhận công lý đối với họ cũng như đối với những nạn nhân khác”.

Các nhận xét nhắc cho người đọc, rằng các nạn nhân không vừa ý trong đau khổ của họ và nhắc một chuyện khác, rằng có “mức độ trách nhiệm của họ, điều quan trọng là tôi phải tự chủ hoặc có hiểu biết đủ về thế nào là chấn thương sau bạo lực” và kết thúc bằng cách nhấn mạnh: “Đã có quá nhiều chủ nghĩa nghiệp dư trong Giáo hội dẫn đến những hậu quả tai hại”.

Tôi vẫn nghe thấy từ miệng của một trong số các giám mục: “Chúng tôi đang cố gắng tìm cách để ‘xoa dịu’ các bạn.” Lời nói đã buột ra, nhưng nó nói lên tất cả. Chúng tôi không cần được xoa dịu, chúng tôi không phải là những đứa trẻ chướng khí. Chúng tôi là những người lớn trưởng thành đã phải làm việc rất nhiều trên chính bản thân chúng tôi, vì chúng tôi là những em bé hoặc người lớn bị ngược đãi, bị phản bội lòng tin của chúng tôi vào các linh mục, bị Giáo hội phản bội vì đã cố ý hạ thấp và che giấu sự thật và đứng về phía những kẻ xâm lược để cứu họ, không màng đến việc đón nhận và tháp tùng chúng tôi. Sự ngược đãi này vẫn tiếp diễn quá thường xuyên trong phạm vi cơ sở giáo dục, qua lời nói và thái độ thiếu quan tâm đến nạn nhân.

Với thái độ như vậy, chúng ta thảo luận về việc quản lý cuộc khủng hoảng, biện pháp bảo vệ Thể chế, đón nhận lời nói của nạn nhân – như một sỉ nhục thêm nữa – và trong thời gian này, ngay cả các điều kiện lạm dụng tình dục vẫn còn duy trì. Xin cho phép tôi được nhắc lại lời Phúc âm về chủ đề này: “Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà”.

Thêm một lần nữa, khinh thường hoặc thiếu tôn trọng, khi các công việc và các đề xuất của nạn nhân bị phớt lờ hoàn toàn. Có báo cáo năm 2017 của Lời được Giải phóng (La Parole Libérée) được tổ chức Đức tin và Sức Bền Va (Faith and Resilience) bổ túc và đăng lại năm 2019… các báo cáo được gởi đến cho tất cả các giám mục. Các công việc không bao giờ được phản ảnh… Tác phẩm không bao giờ… ngay cả trong nhiều trường hợp không xác nhận là đã có nhận tài liệu.

Danh sách những chuyện như thế này còn dài… Chính trong bối cảnh này, tôi nhận báo cáo Ciase như một biểu hiện của sự tôn trọng đích thực với chúng tôi, tôn trọng sự “hiểu biết duy nhất” của chúng tôi [Khuyến nghị 3]”, dùng lại cách diễn đạt của ông Jean-Marc Sauvé, tôn trọng các đòi hỏi của chúng tôi đã có từ lâu và được hỗ trợ của nhiều nhân vật khác nhau trong đời sống Giáo hội, thường là của giáo dân, tôn trọng các mong chờ cụ thể của chúng tôi qua 45 khuyến nghị. Cuối cùng báo cáo Ciase đã cho chúng tôi những gì các cha không biết cho chúng tôi, không muốn cho chúng tôi: sự tôn trọng mà chúng tôi xứng đáng được tôn trọng và chúng tôi cần. Một ghi nhận tàn bạo cho “chuyên gia nhân đạo”, người mà chủ đề này cần phải được đào tạo. Đúng là không dễ để thoát ra khỏi điều đã được thắng thế từ lâu: “Bảo vệ bản thân như một định chế [Khuyến nghị 4]” và các ứng xử xuất phát từ đó: “Một sự thờ ơ hoàn toàn và thậm chí là tàn nhẫn đối với những người đã bị tấn công [Khuyến nghị 5]”.

Vậy mà, những nạn nhân, trong đó có tôi, là những người không ngừng mong muốn được là đối tác và mơ ước được cùng các cha đồng-xây dựng lại. Các cha đã trả lời cho chúng tôi, tôi trích lại: “Chúng tôi đã nghe yêu cầu làm đối tác của các bạn. Chúng tôi có một nhóm làm việc nhóm họp thường xuyên và một số cuộc họp của chúng tôi là với các bạn. Chúng tôi đã không bắt đầu với một quá trình đồng xây dựng. Chúng tôi đang trong quá trình lắng nghe, phát triển tư duy chúng tôi, tùy thuộc vào phản ứng của các bạn, nhưng chúng tôi chưa dự trù xây dựng điều gì đó với các bạn, cũng như không được các bạn xác thực”…

Chúng tôi chưa dự trù xây dựng điều gì đó với các bạn, cũng như không được các bạn xác thực.

Thật khó nghe và khó nuốt. Quan điểm này chưa bao giờ được chính thức cải chính. Như thế không có gì là ngạc nhiên khi các nạn nhân vắng mặt hôm nay. Đối với tôi, việc thiếu tôn trọng, việc từ chối xây dựng một cái gì với các cha, trên đó chúng tôi có thể hoàn toàn đồng ý, theo tôi đó dường như là những lý do đủ để giải thích cho sự vắng mặt hàng loạt này. Một số ít nạn nhân được trực tiếp mời đã không muốn sự hiện diện của họ được xem như xác nhận các quyết định hoặc lựa chọn mà họ không có quyền kiểm soát. Họ không muốn trở thành cộng tác viên ngây thơ dưới mắt của tất cả những người không được mời hoặc thậm chí không được đại diện ở đây.

Theo tôi, chắc chắn tư thế này của họ đã không được củng cố thêm bởi những lời được một giám mục phát biểu trên báo La Croix: “Báo cáo Sauvé phải được tiếp nhận cho những gì nó là và những gì nó nói: báo cáo đề xuất, và như thế mỗi người phải hiểu về nó [Khuyến nghị 6]”. Chúng tôi có nên nghe một sự kéo dài tư thế từ chối của các cha để xây dựng một cái gì đó với chúng tôi không? Đó là một câu hỏi. Bởi vì, ở mức tối thiểu, báo cáo làm được nhiều hơn những gì nó đề xuất, nó khuyến nghị.

Các mong chờ của chúng tôi, vì đó là câu hỏi các cha hỏi tôi chiều nay, các cha hoàn toàn hiểu các mong chờ này. Chúng được thể hiện xuyên suốt văn bản và đặc biệt nhất trong 45 khuyến nghị của báo cáo cuối cùng của Ciase, bản thân nó là thành quả của công việc thực sự lắng nghe các nạn nhân bởi những người “nam cũng như nữ được biết đến vì kỹ năng và sự công minh của họ, của tất cả các ý kiến và các tín ngưỡng”. [Khuyến nghị 7]

Những gì tôi xác nhận, những gì tôi có thể tán đồng, là báo cáo này mà một người bạn, cũng là một nạn nhân, mô tả là “tiếng kêu cuối cùng mà chúng tôi cố gắng gởi đến các cơ quan điều hành […] Và vì thế, ông viết, một câu trả lời phải tương xứng với tầm cao của tình trạng, một câu trả lời công khai, chứ không phải là một tin “giữa nội bộ” của các giám mục trước một vài nạn nhân không còn và không cảm thấy đại diện cho số đông của tất cả những người hiện đang thể hiện qua bản báo cáo [… ] Kỳ vọng của chúng tôi, ông nhấn mạnh, được diễn tả rõ trong 45 khuyến nghị rút ra từ lời khai của các nạn nhân! Chsus các giám mục đã hiểu điều này để các ngài xin chúng tôi đến đây để nói lại với các ngài ‘những mong chờ của chúng tôi’ thêm một lần nữa không?”

Bài đọc thêm: 45 Khuyến nghị của Ủy ban Ciase về các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp

Kỳ vọng của tôi là những đề xuất này được thực hiện càng nhanh càng tốt, và đặc biệt nhất với một số đề xuất trong số đó:

Rằng trách nhiệm của Giáo hội được chính thức công nhận và tuyên bố theo các khuyến nghị từ số 23 đến 25 của báo cáo Ciase;

Rằng các quy định về công lý và điều tra phải được tôn trọng ngay lập tức và áp dụng ở mọi nơi theo các khuyến nghị từ số 27 đến 29, số 42 và 43;

Cam kết bồi thường thiệt hại cho nạn nhân được khẳng định theo các khuyến nghị từ 31 đến 33.

Các công việc dự kiến không chỉ giới hạn trong những lựa chọn ưu tiên này mà là tất cả 45 khuyến nghị, đặc biệt liên quan đến việc tôn trọng luật pháp của nước Pháp, cải cách quản lý Giáo hội và quy tắc giáo luật, tính độc lập và chuyên nghiệp của các cơ chế tiếp nhận, các cơ quan kiểm soát và phòng ngừa, trên việc đào tạo, thủ tục kiểm tra và đòi hỏi phải có kết quả.

Tôi chờ, bởi vì điều này được áp đặt, một sự hợp tác rộng lớn hơn rất nhiều sẽ được thực hiện, mà không một phát biểu nào giữa người đối thoại này người đối thoại kia, về sự đa dạng nguồn gốc, về các điều kiện và xác tín của khoảng chừng 330.000 nạn nhân của các giáo sĩ và của các thừa tác viên làm việc trong Giáo hội Pháp.

Cuối cùng, tôi mong các cha sẽ nhất trí làm việc, tiến hành một lộ trình quy định chi tiết các phương thức và thời gian biểu cho việc thực hiện các khuyến nghị của báo cáo Ciase, nhằm đảm bảo việc tiếp tục theo dõi tiến trình để có hiệu quả. Câu trả lời của các cha sẽ là dấu hiệu thực tế cho thấy lời nói được đi qua hành động và chính những lời nói cuối cùng này chứa đựng tất cả kỳ vọng của tôi: cuối cùng chúng ta chuyển từ lời nói qua hành động.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Linh mục Jean-Luc Souveton Vì sao tôi đến dự hội nghị khoáng đại của Hội đồng Giám mục Pháp