Tolstoy và Phúc âm có thể dạy chúng ta về việc cố gắng (và thất bại) để yêu

117

Tolstoy và Phúc âm có thể dạy chúng ta về việc cố gắng (và thất bại) để yêu

americamagazine.org, Terrance Klein, 2021-08-18

Ảnh của Matthew Bennett trên Unsplash.

Linh mục Terrance Klein thuộc giáo phận Dodge, tác giả quyển Vanity Faith.

Suy niệm Phúc âm chúa nhật thường niên thứ 21. Bài đọc: Giôsuê 24: 1-2, 15-17, 18 Êphêsô 5: 21-32 Thánh Gioan 6: 60-69

Chuyện xảy ra vào mùa đông những năm bảy mươi, một ngày sau ngày lễ Thánh Nicôla. Đó là bữa tiệc ở giáo xứ và ông chủ quán, Vasili Andreevich Brekhunov, một thương gia của nhóm Trợ giúp Phụ (Second Guide), là trưởng lão trong nhà thờ, ông phải đi lễ, và cũng phải giải trí cho người thân và bạn bè của mình ở nhà.

Ngay cả khi không có tên tiếng Nga, bạn cũng biết câu chuyện này không mang tính thời đại, cũng không mang tính địa phương. Ngày nay ai bắt chúng ta phải đi nhà thờ? Ai bắt chúng ta phải giải trí cho người thân và bạn bè ở nhà?

Đó là truyện ngắn của Leo Tolstoy, “Chủ và Người” (Master and Man). Vasili Andreevich là chủ, và ông muốn mua căn nhà với giá ưu tiên.  Để mua được, ông phải nhanh chóng mang tiền mặt đến đặt. Dù ông là người mà chúng ta gọi là “cột trụ của giáo xứ”, Vasili Andreevich lấy từ tiền oi ngày chúa nhật và kéo Nikita, người hầu, người làm việc cho ông vào cơn bão tuyết.

Người chủ trong câu chuyện ăn mặc ấm để tránh lạnh và nóng lòng cho lợi nhuận của mình, nhưng cả con ngựa và người hầu của ông đều không chuẩn bị để ra ngoài trong cơn bão tuyết khi mặt trời lặn và khi gió nổi lên. Nikita chỉ mặc “một chiếc áo khoác da cừu ngắn cũn cỡn, bị rách ở dưới cánh tay và sau lưng do đã mập ra và biến dạng, sờn viền quanh áo đã phải gồng gánh nhiều chuyện trong cuộc đời.”

Người giàu – hay đúng hơn những người muốn thành người giàu có – luôn thỏa mãn bản thân mặc cho người khác, nhất là với những người làm việc cho họ.

Tại sao chúng ta vẫn đọc Tolstoy? Bởi vì ông hiểu chúng ta. Người giàu – hay đúng hơn những người muốn thành người giàu có – luôn thỏa mãn bản thân mặc cho người khác, nhất là với những người làm việc cho họ. Lặp lại câu chuyện của Tolstoy, ông chủ Vasili Andreevich và Nikita bị lạc trong bão tuyết. Nhiều lần họ tìm nơi trú ẩn, nhưng họ bị vùi trong cơn bão do lòng tham của ông chủ.

Cuối cùng, chủ và người, ngựa và xe bị kẹt trong đống tuyết. Vasili Andreevich bỏ người hầu Nikita, lên ngựa thoát. Nhưng con ngựa bị đối xử tệ, bị tê lạnh ném ông lại và bỏ chạy vào màn đêm.

Quay trở lại xe trượt, Vasili Andreevich nhìn thấy Nikita sắp chết. dù ông và con ngựa gần suy sụp, nhưng cuối cùng, lúc này ông mới thấy cái giá của lòng tham của mình.

“Vì sao anh bị tê lạnh?” Vasili Andreevich hỏi.

“Tôi cảm thấy gần chết. Vì Chúa Kitô, xin tha cho tôi…” Nikita nói trong nước mắt, tiếp tục huơ tay trên mặt như khi ông đuổi ruồi.

Trong suốt câu chuyện, Nikita vẫn là người hầu khiêm tốn, ngoan ngoãn và ngoan đạo. Anh chấp nhận bất cứ điều gì ông chủ muốn. Và bây giờ, cũng như bao nhiêu người nghèo từ trước đến nay, anh sắp chết vì lòng tham của chủ, Nhưng đây là lúc mà cuối cùng Vasili Andreevich đã chuộc tội của ông với Chúa, với con đường của ông trên cuộc đời.

Vasili Andreevich đứng im lặng và bất động trong nửa phút. Sau đó, đột nhiên, với cùng một quyết định mà ông thường có khi mua món hàng tốt, ông lùi lại một bước và xắn tay áo lên cào tuyết khỏi Nikita và khỏi xe trượt. Làm xong, ông vội vàng cởi bỏ giây nịt, mở chiếc áo khoác lông và đẩy Nikita xuống, nằm đè lên người anh, không chỉ phủ lên người anh bằng chiếc áo khoác lông mà bằng cả cơ thể ấm áp của ông. Sau khi đẩy vạt áo khoác của mình vào giữa Nikita và hai bên thành xe, ông dùng đầu gối giữ vạt áo và nằm úp mặt, đầu áp vào phía trước xe trượt. Ở đây ông không còn nghe tiếng ngựa chạy hay tiếng gió rít nữa, chỉ còn tiếng thở của Nikita. Mới đầu và một thời gian lâu Nikita nằm bất động, sau đó anh thở sâu và xúc động.

“Đó, anh nói anh sắp chết! anh cứ nằm yên và sưởi ấm, đó là con đường của chúng ta…” Vasili Andreevich bắt đầu nói.

Ông Giôsuê nói với dân Israel ở Shechem, “nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả, hoặc là các thần của người E-mô-ri mà anh em đã chiếm đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Giôsuê 24:15).

Người dân Israel khá giống chúng ta. Họ muốn đưa ra một câu trả lời dứt khoát, nhưng chính bản tính nhân loại của họ, dưới sự bủa vây của tội lỗi, đã làm họ thất bại. Thánh Phêrô nói với Chúa Giêsu ông sẽ không đi đâu cả, nhưng, hãy đến đồi Canvê, điều đó không được chứng minh là đúng sao?

Thiên Chúa yêu thương trọn vẹn, không điều kiện và không suy suyển. Chúng ta không thể quản lý bất kỳ điều nào trong ba điều này. 

Đó là sự khác biệt giữa chúng ta và Chúa. Thiên Chúa yêu thương trọn vẹn, không điều kiện và không suy suyển. Chúng ta không thể quản lý bất kỳ điều nào trong ba điều này.. Tình yêu của chúng ta, món quà của chính con người chúng ta luôn là một phần. Chúng ta áp đặt các điều kiện, và chúng ta thường hủy bỏ những lời hứa của mình. Thiên Chúa không cần đến những quyết định hàng ngày, những quyết định đến rồi đi để làm món quà. Chúng ta làm.

Dù  Ngài biết sự đồng thuận của chúng ta là không dứt khoát và chỉ một phần nào, Chúa Kitô chỉ kêu gọi chúng ta rửa tội một lần, vì điều đáng kể nhất trong nước, chính là quyết định của Ngài đối với chúng ta. Nó sẽ không bị thu hồi. Tuy nhiên, Chúa biết, ngay cả khi chúng ta đồng ý, chúng ta cần thì giờ để xem lại quyết định này, để đưa ra một điều gì đó chắc chắn và tuân theo quyết định này, đó là lý do vì sao Ngài hiến thân cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, nơi mà sự đồng ý của chúng ta qua phép rửa tội được vượt lên và chín chắn. Chúng ta đi lễ mỗi tuần, mỗi năm trong cuộc đời mình, cho đến khi chúng ta làm đúng. Và chúng ta cần cuộc sống của mình, tuổi thọ mà Chúa ban cho chúng ta để làm điều này.

Thông thường, như Tolstoy biết, chúng ta chọn Chúa Kitô muộn hơn, hạn chế và chậm hơn chúng ta nghĩ. Nikita sẽ tiếp tục sống. Vasili Andreevich sẽ không được thế, nhưng đó là đêm mà ông thực sự thấy mình bắt đầu sống.

Nhưng trước sự ngạc nhiên tột độ của mình, ông không thể nói gì thêm vì nước mắt trào ra và hàm dưới của ông bỗng rung lên. Ông ngừng nói và chỉ biết nuốt nước bọt vào cổ họng. Ông nghĩ: “Có vẻ như tôi đã rất hoảng sợ và khá yếu.” Nhưng sự yếu đuối này không những không khó chịu, mà còn mang đến cho ông một niềm vui đặc biệt mà trước giờ ông chưa từng cảm nhận.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức tin kitô giáo là gì nếu không thực hành?