33 câu chuyện cười hay nhất của Chúa Giêsu
causeur.fr, Hubert Lesvinizi, 2021-07-16
Một người cha của Giáo hội tên là Basile de Koch và Richard de Seze xuất bản quyển sách “33 câu chuyện cười hay nhất của Chúa Giêsu” (Les 33 meilleures blagues de Jésus, essai sur la divine drôlerie des Évangiles).
Vì sao không viết, dù bây giờ đã trễ một tác phẩm về thần học? Basile de Koch và Richard de Seze đã xăng tay vén áo viết 33 câu chuyện cười hay nhất của Chúa Giêsu, một khảo luận về những chuyện khôi hài trong Kinh Thánh được nhà xuất bản Cerf phát hành tháng 6 năm 2021.
Quý độc giả hình dung trên thiên đàng chính Thánh Giêrônimô là người giữ thư viện giáo phụ, ngài cũng là người đã dịch bản Kinh Thánh chính thức. Nhưng trong cái kệ trang trọng và đầy bụi lại có ứng viên mới, nhỏ bé xuất hiện. Một chú giải thứ một trăm các bài của Thánh Âugutinô ư, một luận thuyết uyên bác về các nố lương tâm ư? Không, không có gì trong các thứ đó! Ngài thề! Chỉ 160 trang mỏng manh giữa rừng chuyên luận dày cộp ba tập. Thêm nữa, tựa của nó làm cho vị thánh nghiêm túc phải nhíu mày: 33 câu chuyện cười hay nhất của Chúa Giêsu. “Basile, Basile, có phải Basile Giáo phụ Vĩ đại thì tôi sẽ biết, ông thì thầm. Còn Koch? Có phải ở Cappadocia không? Hoặc ở Ai Cập chăng? Còn Seze, tôi không biết… ”.
Một tổng hợp hài hước
Chúa Giêsu có cười không? Đó là câu hỏi của quyển sách này. Vấn đề rất nghiêm túc này được tất cả học giả có tiếng là nghiêm túc, trong số này có cả các thần học gia, các nhà bình giài, chú giải khác. Câu trả lời của họ thường là không, nhưng đây không phải là ý kiến của các tác giả thích làm chuyện ngược đời.
Nhưng chẳng có gì sai ở đây. Ngược lại, các nhà kitô học mầm non của chúng ta ở trong truyền thống chính thống nhất, nêu lên tính khôi hài sâu đậm của các sách Phúc âm. Đấng Kitô nhập thể là con người trọn vẹn và dù chúng ta khăng khăng theo lập trường thần học, rằng không có tiếng cười, thì bằng chứng cho thấy Ngài vẫn có khiếu hài hước rất mạnh. Sự nhập thể của Ngài mang lại một chút làn gió tươi mới cho những phản ứng thần thánh đôi khi hơi cứng nhắc của Cựu ước, và việc tiếp cận các sách Phúc âm từ góc độ này giúp chúng ta khám phá lại, xem xét lại tính nguyên bản, tính thời sự của chúng, vì sao không xem lại tính “ngông cuồng” của chúng (theo nghĩa cực kỳ chính thống của những người theo tinh thần của thần học gia Chesterto) và dù sao thì đó cũng là sự phong phú của chúng.
Đây là một tác phẩm học thuật
Chúng ta lo lắng, làm thế nào để chúng ta giải quyết?
Chúng ta cứ việc yên tâm, các tác giả quyết tâm viết một tác phẩm uyên bác. Bằng chứng là họ sử dụng từ Hierosolymitan, như mọi người đều biết, từ này dùng để chỉ cư dân của thành phố Giêrusalem, và như tác giả nhấn mạnh, đây là những cư dân sang trọng hơn nhiều so với những cư dân khác.
Phù hợp với truyền thống trí thức kitô giáo, các tác giả đưa ra thể loại danh mục cập nhật, tốt hơn là “danh mục hợp lý” cho phép họ tuyển chọn các câu chuyện cười thần thánh, tất nhiên là vô số kể.
Tiêu đề là dấu chỉ đầu tiên cho mục đích chú giải của họ: số lượng câu chuyện cười được hứa hẹn rõ ràng không phải là ngẫu nhiên. Mỗi chuyện được trích từ một đoạn Phúc Âm và được bình luận rộng rãi. Và vì các tác giả không bỏ qua khía cạnh Giáo hội là người bảo vệ nghệ thuật, các bức hình vui nhộn đi kèm với các nhận xét. “Thần học minh họa” vui nhộn này có lẽ là tác phẩm đầu tiên trong lịch sử văn học kitô giáo, quý vị sẽ thấy…
Chúa Giêsu cù không cười
Sự điên rồ bí ẩn của Nhập thể hiện ra trước mắt chúng ta. Chúa Giêsu làm ảo thuật trước các môn đệ, tùy thích lúc hiện, lúc biến, hoặc Ngài dung dăng trên mặt nước. Ngài thách thức, Ngài cười trước, luôn luôn vì mục đích giáo dục, Ngài đưa ra các điểm yếu của chúng tôi. Ngài đương đầu kiểu “ngáng chân” người pharisêu, “những ông chủ tịch già không muốn buông gì hết”. Ngài gọi những người đánh cá và cả một ông thu thuế đi theo Ngài. Đó là một Chúa Giêsu gần gũi với chúng ta và quan tâm đến những nhu cầu trần thế hiện thực của chúng ta. Vì thế Ngài khuyến khích nuôi dưỡng một tinh thần sống lại trẻ trung, như toa thuốc đầu tiên sau phẫu thuật. Cũng vậy, khi Ngài được mời đến dự tiệc cưới, đối diện với sự bối rối thiếu rượu của gia chủ, Ngài tế nhị can thiệp, cung cấp rượu ngon dư thừa (các tác giả, tận tâm quá tận tâm, họ đếm kỹ dễ đến 640 đến 960 chai theo tiêu chuẩn cho chính xác), thực hành một loại “thần học rưới rượu” thực sự. Ngài luôn ở nơi chúng ta không nghĩ Ngài có mặt, nhất là không bao giờ ở nơi người ta muốn Ngài đến (như người lãnh đạo chống thuế má). Cuối cùng, Ngài nhẹ nhàng chuẩn bị cơ sở cho thông điệp kinh ngạc và tai tiếng của mình “Hãy yêu kẻ thù của mình, và làm điều tốt cho những người ghét mình”.
Như các tác giả lưu ý trong phần mở đầu, một Thượng đế đã phát minh ra
những loài thú mỏ vịt kỳ dị hay nhà thần học nhất thiết phải có khiếu tưởng tượng những chuyện kỳ lạ. Đọc xong, chúng ta bị thuyết phục từ khảo luận này “về sự hài hước thiêng liêng của các sách Phúc âm.”
Đây là những tác giả đầu tiên đi vào lĩnh vực thần học này, Basile de Koch và Richard de Seze mời chúng ta xem lại bản chất con người trọn vẹn của Chúa Kitô, cũng như bản chất thiêng liêng trọn vẹn của Ngài, với những lập luận khác với lập luận của một triết gia như triết gia Pháp Michel Onfray (người phủ nhận sự tồn tại lịch sử của Chúa Giêsu vì chúng ta không bao giờ thấy Ngài đi vệ sinh!). Trên tất cả, tác giả nhắc chúng ta phần quan trọng nhất trong thông điệp của Ngài, chúng ta phải biết cách nhận ra Ngài dù các bề ngoài của Ngài có như thế nào.
“Đúng vậy, dù cho bề ngoài có như thế nào,” cụ già Giêrônimô mỉm cười, vuốt râu và đặt cuốn sách xuống. Sau đó, thánh nhân lấy con dấu chính thức nhất của mình, đóng dấu và phân loại tác phẩm trong số các tác phẩm được chứng nhận chính thống nhất. Rốt cuộc, giáo phụ uyên bác của Giáo hội biết rất rõ, thực sự đã có quá nhiều điều kỳ quặc trong tất cả tài liệu này được lưu trữ ở đó, và rất nhiều bản gốc ở bên phải của Đức Chúa Cha… Thêm nữa, chắc chắn sẽ làm Chúa Giêsu mỉm cười.
33 câu chuyện cười hay nhất của Chúa Giêsu, Basile de Koch và Richard de Seze,Nxb. Cerf, tháng 6 năm 2021
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Nghiêm túc như một giáo hoàng, có thật không?