Chúng ta hãy kết luận như khi chúng ta mở các cánh cửa sổ
Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)
“Chúng ta nói rõ là cho mình. Chúng ta dọn dẹp sạch là cho mình. Chúng ta chứng nhận là cho mình. Và vì thế chúng ta cũng trở nên hạnh phúc”. Charles Péguy
Chúng ta tất cả đang khám phá một lục địa trinh trắng, như chưa hề có trước đây. Rất nhiều nhà thám hiểm Christophe Columb mới xuất hiện, giống như bác sĩ tâm thần Christophe André của chúng ta. Lục địa của thiền định, của “chánh niệm” và những tác động tích cực của sự hiện diện với chính mình, của nhận ra các cảm xúc của mình, của cơ thể, của cách sống chúng ta ở đây, trong giây phút hiện tại. Các nhà khoa học ở Boston, ở California và khắp nơi trên thế giới đang làm một loạt các thử nghiệm để “chứng minh” tính chất trị liệu của thiền định. Bà Gaelle Desbordes, nhà khoa học thần kinh làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cũng cho biết, có vẻ như trung tâm các cảm xúc trầm cảm, lo lắng và sợ hãi của chúng ta tác động từ bên trong, ở một phần chính xác của não, hạch amiđan. Khi cả hai amiđan của chúng ta bị kích thích, chúng sẽ sưng và làm tăng tác động cảm xúc tiêu cực của chúng ta. Bà cho biết, thiền định có tác dụng làm giảm hai hạt amiđan có tác động báo động và khuyếch đại này. Một cách chung chung, từ hơn bốn mươi năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo cộng đồng khoa học về tác động hủy hoại của căng thẳng. Căng thẳng là một yếu tố của các bệnh viêm, thoái hóa cân bằng tinh thần. Và ông Jon kabat-Zinn, người sáng lập thiền chánh niệm đã ngay lập tức được thuyết phục, thiền định làm giảm căng thẳng và có tác động tích cực đến cơ thể bằng cách tăng cường khả năng phòng vệ miễn dịch. Hiện nay, các nhà khoa học khác đang nghiên cứu về vỏ não, cùng với các phần khác của não, vỏ não chuyển cơn đau ra cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, có vẻ như cảm giác đau được cảm nhận gấp đôi: một mặt là chính cơn đau, mặt khác là nỗi sợ hãi về cơn đau, nỗi sợ hãi này làm tăng và nhân đôi cơn đau. Ông Antoine Lutz, nhà khoa học thần kinh ở Lyon, Pháp, giải thích, thiền định có thể làm giảm tác động thứ hai của cơn đau và làm cho tác động thứ nhất dễ chấp nhận hơn.
Nhưng lãnh vực thiền định và sư hiểu biết về “chánh niệm” của thế giới xung quanh và trong chúng ta hoàn toàn không có gì là mới. Chúng tôi khám phá lại để mang tinh thần thiền định này đến cho những ai muốn giúp người bệnh, nhưng thiền định đã có ít nhất 2000 năm nay nơi một số tu sĩ kitô giáo, họ sống biệt lập trong một cộng đồng nhỏ để dọn lòng sống tốt hơn với chính mình, để vào trong sự hòa hợp với Chúa.
Vì sao lại quên các Giáo phụ Cassian, Isaac người Syria, Macarius của Ai Cập, Evagrius the Pontic, sau họ là đan sĩ Bernard de Clairvaux (1090-1151) và truyền thống của Dòng Xitô? Tại sao lại bỏ qua truyền thống tu viện với những bậc thầy nổi tiếng, tác giả của những tài liệu tham khảo, những truyền thống đã được chứng minh? Từ nhiều năm nay, một số tác giả đã nhấn mạnh đến tinh hoa của các Giáo phụ sa mạc này. Chúng ta cám ơn thần học gia Pháp Jean-Claude Larchet, tác giả các sách hướng dẫn phong phú và súc tích đã nêu bật “những căn bệnh tâm linh” và nghệ thuật chữa trị chúng. Gần đây, chúng ta có tu sĩ Dòng Biển Đức Jean-Charles Nault đã xem lại căn bệnh biếng nhác. Và tác giả Jean-Guilhem Xerri cũng gần đây đã có những tác phẩm nói đến cách chăm sóc tâm hồn, ông đưa ra các công thức của Giáo phụ Cassien. Và còn các truyền thống đan viện khác nhau, sau khi đan sĩ Bernard de Clairvaux triển khai “thiền định”, hiện diện với chính mình một cách “chánh niệm” để tìm bình an và và sức khỏe cho tâm hồn, góp phần giúp ích cho sức khỏe cơ thể.
Những kho tàng ẩn giấu này của truyền thống kitô giáo là kết quả của hai ngàn năm thực hành, đáng được xem lại. Những kho tàng này có bốn lợi thế. Lợi thế nhứ nhất, các lời khuyên tích lũy này, cách phân biệt các tâm trạng để đưa về hạt nhân chính là thinh lặng, đến thiền định và cầu nguyện, đó là cách để kiềm chế mình và xóa tan các tâm trạng xấu. Lời thế thứ hai, đây không phải chỉ là tạo khoảng trống, điềm tĩnh lại, nhưng còn, và trên hết, học cách chế ngự các đam mê của mình, gọi tên chúng, phân biệt các đam mê tích cực và tiêu cực. Lợi thế thứ ba: việc chầm chầm trau dồi bản thân là để nâng cao nội tâm, để bản thân được tình yêu lôi cuốn. Như thế tôi được lấp đầy đồng cảm và tôi học để nhìn đức tin nơi người khác. Lợi thế thứ tư: trau dồi cho chính mình sở thích về các con đường được kéo dài, về những gì vượt quá giới hạn của tôi, về sự vô tận trong tôi.
Nói một cách nhanh chóng, phương pháp thiền chánh niệm được tác giả Christophe André (cảm hứng từ truyền thống phật giáo) chỉ dừng lại ở bước đầu tiên. Và như thế là đã rất nhiều. Nhưng công việc đặt tên cho những đam mê, phân loại các đam mê này thì chưa được thực hiện. Còn việc làm trương bản thân bằng men thiền, để lấp đầy bản thân bằng sự trống rỗng, chứ không phải bằng tình yêu thì cũng chưa làm. Và cuối cùng, công việc khám phá cái vô tận trong chúng ta, những con đường luôn đi xa hơn, và mang lại hương vị cho những gì bên vượt quá chính mình thì cũng chưa được làm.
Vì vậy, trong suốt các bài suy niệm này, các bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng qua bốn mươi mốt khoảnh khắc lơ lửng này, chúng ta đã tiến trên con đường tìm hiểu chính mình, trong việc làm sáng tỏ nội tâm, trong việc gọi tên các con quỷ trong nội tâm, trong việc học những con đường kéo dài, thúc đẩy chúng ta về phía trước và thúc đẩy chúng ta khám phá những gì không bao giờ kết thúc, một cách thiền định khác đã được nêu bật. Cách cần thiết ngày nay, cho những ai bị lạc trong tiếng ồn ào và giận dữ và một cách nào đó, họ đã bỏ đi, họ quên và họ đau khổ. Đó là cách thử nghiệm, được kiểm chứng, được bổ túc, được sửa chữa bởi truyền thống vĩ đại của các đan sĩ trong sa mạc – dù đó là sa mạc Ai Cập, Syria hay những sa mạc cách xa ồn ào náo nhiệt của thành phố, ở khắp Âu châu. Mỗi đan sĩ phải đối diện với hai sa mạc. Sa mạc im lặng của cộng đồng. Sa mạc của chính mình, trong khó nghèo, để đi đến điều cốt yếu của chính mình, cho đến khi lắng nghe tiếng Chúa.
Chúng tôi cũng nói thêm, các suy niệm này không dành riêng cho những ai chia sẻ cùng khao khát Chúa. Những đam mê, dù tốt hay xấu đều là những đam mê của tất cả mọi người. Nhu cầu thiết yếu là kết nối lại với chính mình, đó là nhu cầu của mỗi con người. Nhu cầu mạnh mẽ để giữ thinh lặng cho chính mình là nhu cầu chung cho bạn, cho tôi, cho anh ấy, cho cô ấy, bất kể tuổi tác và tín ngưỡng. Và những tác động tích cực của thiền định mở rộng ra cho cơ thể và cho các căn bệnh mà chúng ta mắc phải, cũng như với tất cả mọi người.
Một điểm chính xác cuối cùng, xuất hiện từ cuộc phiêu lưu với bốn mươi mốt giai đoạn này, những suy nghĩ tích cực khuyến khích chúng ta trở nên tốt hơn cho chính mình, được cảm hứng từ các tác giả không tôn giáo, không thần thánh, không xác tín. Tôi dựa trên các tác giả này, như Kafka hay Rilke.
Chúng ta hãy đi xa hơn một chút trong các suy niệm này. Chúng ta cùng mở các cửa sổ khác.
- Trong tư cách nhà thơ, khi suy nghĩ về thế giới chúng ta, chắc chắn thi sĩ Rilke biết chung quanh chúng ta có đất, có nước, có ánh sáng nhưng cũng có bóng tối, chắc chắn mặt trái mặt phải, mặt trên mặt dưới không thể tách nhau. Ông cũng vinh danh đêm của những nguồn gốc, mà đối với ông, đó là đêm của sáng tạo. Đến từ đó. Bóng tối là của ông. Ông như nhà bơi lội tài ba, cùng hòa với đại dương bao la. Vì thế, ông là một với các lực này, mà chúng ta là các thành phần liên quan để thế giới này trải rộng ra trong ông, cho ông và với ông. Không có gì là bất xứng với ông. Tất cả hỗ trợ ông. Còn phải để cho các dòng luân lưu này đến với ông, dòng không khí, dòng đất, bầu trời, ánh sáng và bóng tối, để lòng tin tưởng mang đi, không giao động. Kiên nhẫn là điều cần thiết. Kiên nhẫn là cách đúng nhất để được đại dương che chở, thay vì cứ bị giao động mãi làm cho bản thân kiệt sức và cuối cùng là bị chìm. Ông nói, “ai chống lại, thế giới không đến được.”
Ai bực bội, ai giao động như con quỷ, ai sợ bóng tối, thì sẽ đi đến hoảng sợ, người đó không bằng lòng làm gì thì chỉ đi nhanh đến cái chết. Vậy thì phải làm gì? Chúng ta phải làm gì, trước mọi sự, có phải là phải chấp thuận không? Chấp thuận đêm bên dưới, đêm bên trên. Chấp thuận những bóng tối trước khi nhận được ánh sáng thoáng qua trong chớp nhoáng. Chấp thuận những điểm yếu của chúng ta và trở thành một với chúng để tồn tại tốt hơn.
Trong đêm sáng tạo nguyên khai, sáng tạo này, trong đó chúng ta là, trong chừng mực chúng ta chấp nhận nó, chúng ta phải chọn những dòng chảy tốt (những đam mê tốt) và vứt bỏ những điều xấu (những đam mê xấu). Hay đúng hơn, trước tiên tôi phải chấp nhận mọi thứ, phải nhận mọi thứ và làm với những gì tôi có, với các đam mê của tôi – để giáo dục chúng. Từ đó, thái độ tích cực đầu tiên là nhận hết và không từ chối điều gì. Sự từ chối, chỉ nhắm vào tôi, chỉ đánh vào tôi, làm tôi tê cứng, là tiêu cực. Tiêu cực làm tăng tiêu cực, để rồi phải chọn cái này, vứt cái kia. Chọn những kỹ năng này, vứt kỹ năng kia. Từ chối những gì đưa chúng ta vào bóng tối u ám và run sợ, phải đánh răng cầm cập. Tóm lại, điều gì xảy ra khi tôi từ chối thế giới hiện tại và sợ nó bao lấy tôi, kéo tôi vào những hố sâu đáng sợ? Tôi cự lại. Tôi không ngừng kháng cự, tôi bực tức, tôi phải xa thực tế đầy cảm xúc, đầy những bất ngờ chưa từng có, những cơ hội mới để khóc, để có một bong bóng trí tuệ nhỏ trong đó tôi có thể thoải mái trú ẩn.
Nhưng sự kháng cự và thiếu chấp thuận này phải trả giá: những bực tức căng thẳng này tạo các vết loét do axit. Những vết loét này tấn công vào lòng tin tưởng thiết yếu của tôi với thế giới. Bây giờ, điều quan trọng với tôi là làm bạn với các đam mê của tôi, chứ không sống như người xa lạ. Giống như người bị rơi xuống đầm lầy. Hoặc để nó cuốn mà vẫn bình chân, làm một với các phần tử thù địch, đến mức vẫn ở trên bề mặt của nó, sống động; hoặc cứ giao động, hoảng loạn, muốn thoát ra khỏi đó, nhưng khốn thay lại ngày càng lún sâu xuống. Sợ hãi là lời khuyên không đúng. Sợ hãi mang đến những gì đáng sợ nhất: cái chết, ngạt thở, ngạt thở thiêng liêng.
- Chúng ta làm gì để trở thành con người như hiện tại? Chúng ta làm gì để khi thế giới đến và tiết lộ những bí mật của nó cho chúng ta? Trong những lần suy ngẫm về cách để mình là mình, triết gia Montaigne tự vấn. Ông nghĩ đến Pindare, khi ông này khuyên bạo chúa của Syracuse. Bạo chúa đã mù quáng vì quyền lực, vì lạm dụng quyền lực, đến mức đánh mất chính mình, lạc lối, lạc trên con đường của mình. Vì vậy, như một phương châm, Pindare nói với chúng ta cách để vượt lên chính mình: “Hãy trở thành con người của mình, khi bạn đã học được nó.”
Có phải đó là tham vọng cao đẹp nhất của đời sống thiêng liêng và cũng là lời mời gọi nuôi dưỡng đời sống nội tâm đẹp nhất đó sao? Cuộc chinh phục này là hiếu chiến, chúng ta biết điều này. Nó cho phép chúng ta chiến đấu, luôn luôn và vẫn còn chiến đấu, chống các mệt mỏi, các lực trầm cảm, các chứng trầm cảm lâu dài của chúng ta và tất cả những gì làm nội tâm chúng ta bị xáo trộn. Đâu là kẻ thù chính yếu của chúng ta? Ở ngoài? Không. Trong chúng ta. Tự trong lòng chúng ta.
Chúng ta tự ngăn mình để không là chính mình. Tôi tự ngăn tôi. Tôi nghĩ tôi là người khác hoặc tôi mù quáng với chính tôi. Chế độ chuyên chế đầu tiên (trước đó là bạo chúa Syracuse trên dân của ông) là bên trong. Tôi tự áp chế tôi mà không hề hay biết. Pindare nói với chúng ta: bạo chúa Syracuse là bạo chúa của chính mình trước khi là bạo chúa của dân tộc. Theo mọi tỷ lệ có thể, chúng ta là những bạo chúa nhỏ của chính sự thân thiết của chúng ta, theo kiểu chúng ta sử dụng và lạm dụng, quyền ép buộc của chúng ta để chống lại chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì? Giải phóng chính mình, mở các khoảng không gian tự do thiêng liêng, làm mềm nội tâm. Đó là nhiệm vụ hàng ngày của chúng ta.
Giữa sự còi cọc và giãn nở, vì sao không chọn một lần cho tất cả, với vũ khí của đời sống thiêng liêng, mở rộng đến vô tận trái tim chúng ta – kể từ vụ nổ Big Bằng, vũ trụ này luôn mở rộng. Con người chúng ta, tự hào là mình, kém “thông minh” hơn người máy và mong manh hơn động vật, chúng ta phải khám phá chính mình để học từ những khám phá liên tiếp này và học đi học lại.
- Xác tín của tôi được thiết lập: “mong muốn” này được đặt trên một “chỗ dựa vững chắc” để hiểu chúng ta hơn, đó là điều lợi ích chung cho tất cả con người. Vì vậy, suy nghĩ với các công cụ, quan điểm và mở ra với tư tưởng của những người đang ở trong vũ trụ thiêng liêng, cho mình không bị “nhiễm” bởi một tôn giáo (như người mắc bệnh truyền nhiễm), nhưng để dấn thân trong trọn chiều sâu của nó để tìm kiếm một điểm hỗ trợ không thể thiếu với những phần được giả định là bí ẩn và đen tối.
Niềm xác tín này là của tôi, trong suốt những trang này, buộc phải phân biệt những gì được nói về Chúa với những gì được nói theo nhu cầu tâm linh của con người. Hoặc là chúng ta làm sáng rõ các phẩm chất và các mặc khải của Chúa; hoặc chúng ta xem các mong muốn bất định của con người và không ngừng đương đầu với những nhu cầu làm sáng tỏ, qua các hỗ trợ bên ngoài, được tìm thấy bên ngoài tôi, các neo ở bên ngoài tôi, được khắc ghi trong một viễn cảnh thần thánh. Sự xác tín này làm tôi xa một Chúa, Đấng bảo đảm cho tôi về sự toàn năng của Ngài và Đấng, từ trên cao, hạ cố nhìn xuống các vấn đề nhỏ nhặt của chúng ta, vốn rất ít dưới mắt của Ngài. Nhà văn Charles Péguy nói với chúng ta: “Ai cũng có một siêu hình học”, nhất là khi ông nghĩ đến những người cho mình không có siêu hình học. Chúng ta có thể nói thêm, ai cũng có một thần học. Phần rộng lớn nhất, được khám phá trong suốt các trang dài này là một thần học không khó khăn để hiểu, không có điều kiện tiên quyết, một thần học đến với người nào khi họ đi tìm để làm sáng tỏ cho mình, không phủ nhận bất cứ liều thuốc tâm linh nào có trong tầm tay. Thần học này là của tôi. Thần học khác, xuất phát từ Chúa để từ đó suy ra con người thì đòi hỏi phải tuyên xưng đức tin trước, phải có những luận cứ tôn giáo trước. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là tự hỏi bản thân, bằng cách nào tôi có thể hiểu được tôi, để chọc thủng được sự ngu dốt kỳ dị của tôi và được sinh lại trong một hiện tại luôn luôn chưa từng có? Biết mình, bằng chính mình, với chính mình, trong lời giải thích thân mật và to lớn liên tục này mà tất cả chúng ta phải làm, mà chúng ta đau khổ khi làm sai hoặc quên làm.
Triết gia Pascal nói về “mong muốn tìm thấy một thế cân bằng vững chắc”, thế cân bằng này, một khi chính nó được đảm bảo sẽ là “cơ sở bất biến” giúp chúng ta xây dựng, ở đó, “một tòa tháp cao đến vô tận.”
Thế cân bằng này ở bên trong. Sự ổn định này là thiêng liêng. Tòa tháp này, công trình của cuộc đời chúng ta. Có một nguy cơ lớn khi muốn xây dựng, không phải một tòa tháp hướng về vô tận và mở ra với nó, nhưng một tòa tháp muốn cạnh tranh với vô tận và muốn đến được nó ngay từ dưới đất này. Đó là dự án của những người xây tháp Babel. Họ muốn cạnh tranh với Chúa, để ngang hàng Chúa. Những người Babel sau đó bị bắt làm nô lệ. Không có gì khác đáng kể. Ngôn ngữ chung này là ngôn ngữ thách thức Chúa để hạ Ngài. Vô tận không còn là mong muốn nâng cao tinh thần mà là tham vọng của con người để nắm bắt nó. Và sự nắm bắt này đòi hỏi những nỗ lực siêu phàm cuối cùng là phá hủy khoảng không gian tự do.
Vậy, đối diện với dự án điên rồ về tòa tháp vô tận (và không kéo dài đến vô tận) dẫn con người đến chỗ làm nô lệ, Chúa làm cho tâm trí con người bối rối và làm xáo trộn ngôn ngữ. Từ chỉ một ngôn ngữ, nó thành nhiều. Từ bây giờ, muốn hiểu nhau thì phải tự dịch. Dịch ngôn ngữ khó hiểu của trái tim mình và dịch ngôn ngữ con người của mình thành một ngôn ngữ của một con người khác.
- Triết gia Pascal, tin chắc tính kiêu ngạo của con người là vô tận, thậm chí ông còn nghi ngờ việc có thể có được “mong muốn tìm được một chỗ dựa vững chắc”, ông kết luận: “Vì vậy chúng ta đừng tìm kiếm sự đảm bảo và độ vững chắc”. Luôn luôn, lý do của chúng ta là thất vọng. Kiểu bi quan theo Pascal, xuất phát trực tiếp từ kiểu bi quan của Thánh Âugutinô, nghĩ rằng mọi chỗ dựa nội tâm nào rồi cũng quay lưng lại với Chúa. Nếu tham vọng xây tháp Babel của chúng ta là không thể tránh khỏi, thì sự trừng phạt cũng không tránh khỏi: “Nền tảng của chúng ta rạn nứt và trái đất mở ra đến vực thẳm”. Chúng ta có phải chịu đựng sự bất ổn cần thiết này để tránh cạnh tranh với Chúa không? Không. Dĩ nhiên là không. Pascal nghi ngờ quá mức để không tin tưởng vào con người và dè chừng bản chất con người. Nếu chỗ dựa là không thể, hoặc quá nguy hiểm để mong muốn, thì sự hỗn loạn sẽ quay trở lại. Khi đó, nền tảng bị sụp. Trái đất mất ổn định. Thế giới trở nên bẩn thỉu với những vực sâu và địa ngục dưới chân chúng ta.
Vậy sai lầm được triết gia Pascal làm nổi bật lên là gì? Tính kiêu ngạo. Kiêu ngạo của những người xây tháp trải dài đến vô tận. Theo ông, con người luôn có nguy cơ không lắng nghe ai khác ngoài chính mình và chắc chắn, không tránh khỏi, nó quay trở lại với chủ nghĩa ganh đua với Chúa. Vẫn còn lại điều cốt yếu, đó là điều cần thiết: được đặt trên một nền tảng, ngồi trên một chỗ dựa vững chắc, để ổn định hướng về vô tận hơn là (theo kết luận quá bi quan của Pascal) bất ổn giữa “hai vô tận.”
Chúng ta cần thế giới. Chỗ dựa vững chắc là điều cần thiết. Nó giúp bảo đảm và trấn an thế giới. Nó dẫn đến sự ổn định và để thế giới mở ra trước mắt chúng ta. Nếu chúng ta không có trách nhiệm với bản thân và thế giới, chúng ta đang lơ lửng trên tất cả, như một tinh linh.
Những trách nhiệm này đi đôi với nhau và không thể tách rời nhau. Chúng ta thấy rõ, có hai khả thể: thế giới nở rộ với vẻ đẹp để nội tâm của tinh thần được nở rộ ra tốt hơn. Dĩ nhiên có hai nguy cơ tan vỡ nếu chúng ta xem thường thế giới do sự quá độ của con người hoặc nếu chúng ta coi thường tâm hồn của mình chỉ vì tình yêu cho vật chất. Vì vậy, chúng ta không được sai lầm về cuộc chiến, và do đó là sa lầm trong sự cân bằng. Kafka, người bạn đồng hành của chúng ta, ông lo làm sao để tâm hồn mở ra với sức thổi của tinh thần, được khắc sâu trong chiều hướng của thuyết thiên sai theo do thái, ông đi xa đến mức ông phải cảnh báo chúng ta: “Trong cuộc chiến giữa bạn và thế giới, hãy hỗ trợ thế giới”.
Độc giả của chúng tôi đồng ý. Một cuộc chiến là phải được chiến đấu. Để tránh sự mất cân bằng có thể xảy ra, tránh thu mình vào bản thân, tránh cho tâm hồn khỏi bị còi cọc, lòng tin tưởng vào thế giới là điều cần thiết. Đâu là những rủi ro liên quan đến việc muốn làm bẽ mặt thế giới – để giảm nó xuống thành một đống đồ vật, đồ dùng và các tài sản cần thiết là gì? Chúng rất lớn. Bao la cũng như những nguy cơ bóp nghẹt tâm trí nó, làm nó nghẹt thở. Chúng ta phải xem xét những rủi ro này (khiến thế giới trở thành một kho chứa đồ vật và tâm trí của chúng ta trở thành một cái tủ trống rỗng) và để thế giới mở ra trong những bí ẩn của nó, để dễ dàng hướng đến vô tận đã hiện diện trong chúng ta.
Và nếu Kafka xin chúng ta hỗ trợ thế giới hơn là củng cố bản thân để chống lại nó, thì đó là do thế giới mạnh hơn chúng ta. Đổi lại, chúng ta phải yêu nó để đến được phần không thể phá hủy này trong chúng ta. Không có gì có thể xảy ra nếu không có nó. Khi nó tự biểu lộ cho chúng ta thì chúng ta tự biểu lộ cho chúng ta. Khi đó nhiệm vụ của chúng ta thành hiển nhiên: giúp nó nhưng không làm nhục nó, yêu nó nhưng không tôn thờ nó, phục vụ nó nhưng không làm nô lệ cho nó. Tóm lại, hãy nán lại đây và bây giờ.
Khi còn có bình minh để báo ngày mới, khi còn có chim muông cất tiếng hót, khi còn có bông hoa tỏa hương trong không khí, khi còn một khuôn mặt làm chúng ta xúc động, khi còn một bàn tay âu yếm thì chúng ta sẽ nán lại trái đất này dù nó thường xuyên bị tàn phá.
Marta An Nguyễn dịch