“Giáo hội là chính trị, không tránh được”

171

“Giáo hội là chính trị, không tránh được”

cath.ch, Ban biên tập, 2021-01-17

Quảng trường Thánh Phêrô, Rôma và khung cửa nhỏ các giáo hoàng đọc Kinh Truyền Tin mỗi chúa nhật hàng tuần

Giáo hội có vị trí nào trong lãnh vực chính trị? Câu hỏi ngày càng đặt ra đau nhói hơn kể từ cuộc cuộc biểu quyết Đa Quốc gia Trách nhiệm (Multinationales responsables) vào tháng 11 năm 2020. Theo thần học gia người Đức Norbert Mette, rõ ràng đức tin vào Chúa của sự sống bao gồm cuộc đấu tranh vì đoàn kết và chống bất công.

Giáo sư Norbert Mette, Giáo sư Danh dự về Thần học Thực hành tại Đại học Đức Dortmund.

Câu hỏi về mối quan hệ giữa các Giáo hội và chính trị được đặt ra trong lần biểu quyết “Đa Quốc gia Trách nhiệm” | © DR

Trong bài Nécrologie của Leo Karrer, giáo sư nói về “sự thống nhất giữa thần bí và chính trị, như linh mục thần học gia Đức Johann Baptist Metz đã đưa ra trong các bài giảng của mình”. Ý của giáo sư là gì?

Giáo sư Norbert Mette: Thần học chính trị mới, được thần học gia công giáo người Đức, Johann Baptist Metz (1928-2019) nhấn mạnh, đức tin kitô không những chỉ có ảnh hưởng đến cá nhân mỗi người, trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, nhưng cũng – ở mức độ tương tự – là sự chung sống xã hội trên thế giới, trong chúng ta bằng cách giao trách nhiệm cho chúng ta về sự chung sống này. Sự mặc khải nền tảng của Chúa, như được thấy trong Sách Xuất Hành, cho thấy Ngài nghe thấy sự đau khổ của dân Ngài bị bóc lột ở Ai Cập. Ngài nghe tiếng kêu than thống thiết của dân Ngài và xuống để giải thoát. Chỉ riêng cảnh này, trên đó xây dựng đức tin  trong Kinh thánh vào Chúa, là đủ để minh họa rõ cho sự hiệp nhất giữa thần bí (tình yêu của Chúa) và chính trị (tình yêu của con người) không?

Nhưng có mối quan hệ nào với thần bí?

Tôi nghĩ trước hết phải đặt câu hỏi: “Mối quan hệ giữa đức tin (theo cách hiểu trong Kinh thánh) và chính trị là gì?” Nhưng để chính xác trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải xác định thế nào là “chính trị.” Không thể nào tách chúng ra hoàn toàn, chúng ta có thể phân biệt một quan niệm rộng hơn với một quan niệm hẹp hơn về chính trị. Hiểu biết rộng hơn về chính trị bao gồm mọi thứ liên quan đến việc tổ chức cuộc sống chung, cho ‘lợi ích chung’.

Thiên Chúa nghe thấy sự đau khổ của dân Ngài bị bóc lột ở Ai Cập

Đây là những câu hỏi chạm đến – để dùng lại các giá trị mà cuộc Cách mạng Pháp đã tuyên bố –  tự do, bình đẳng và tình huynh đệ giữa con người. Muốn vậy phải thêm vào tính lâu bền của việc chung sống với thiên nhiên. Điều này ảnh hưởng đến tất cả các lãnh vực của xã hội, từ gia đình đến kinh tế. Không ai có thể thoát hoặc bị loại trừ khỏi trách nhiệm thực tế của tình huống này.

Như thế tôn giáo cũng không?

Theo quan điểm này, tôn giáo tất yếu là một phần của chính trị, và tôn giáo phải nhận thức được thực tế, tôn giáo có ảnh hưởng, bằng cách này hay cách khác. Tôn giáo có thể đóng góp vào sự hợp pháp hóa các điều kiện đã có, như đã xảy ra và vẫn xảy ra khá thường xuyên, hoặc tôn giáo có thể nâng cao một cách phê phán khi lợi ích chung bị vi phạm.

“Tôn giáo tất yếu là một phần của chính trị.”

Kinh Thánh nói rõ, đức tin vào Chúa của sự sống  đi đôi với một lựa chọn rõ ràng để bảo vệ tình yêu, công lý, tình liên đới, tự do cho tất cả mọi người và chống lại bất công, bạo lực, hủy hoại, khai thác trái đất quá mức. Cụ thể hóa điều này một cách chi tiết là nhiệm vụ của các tín hữu, với sự hợp tác của “tất cả những người có thiện chí”. Đây là cách chính trị bắt đầu theo nghĩa chặt chẽ của thuật ngữ này.

Nhiều người nghĩ rằng các nhà thần bí chạy trốn khỏi một thực tế mà họ xem thường. Tại sao quan điểm này lại sai?

Quả thật, thái độ thần bí thường bị đánh đồng với việc trốn tránh thế giới, với việc thu mình vào chính mình. Nhưng đây là một hiểu lầm nguy hiểm. Những người trở thành nhà thần bí không phải là người quay lưng lại với thế giới. Đúng hơn, họ đã có một cái nhìn cực kỳ sáng suốt về thế giới, được hình thành qua kinh nghiệm tiếp xúc với sự sống viên mãn của Chúa.

Tất cả những gì họ thấy, họ thấy một cách dữ dội và đau đớn, trong thực tế của thế giới, sự đau khổ con người phải chịu trong mục đích làm cho con người mệt mỏi rã rời. Đi theo nghĩa này, Johann Baptist Metz đã nói một cách đúng đắn, “một chủ nghĩa thần bí với đôi mắt mở to.” Đó là một chủ nghĩa thần bí tìm kiếm sự gặp gỡ với những người khác và thực hành tình liên đới trên hết với những người đau khổ và thiệt thòi.

Bà Dorothee Sölle, thần học gia tin lành người Đức (1929-2003) đã đặt ra thành ngữ “Thần bí và sự phản kháng.” Có phải bà muốn nói cùng một chuyện với Johann Baptist Metz không?

Tôi nghĩ vậy. Người nào nghĩ rằng mình có thể có được thiện ý của Chúa bằng bất cứ thực hành mộ đạo nào, người đó dửng dưng với những điều xấu gây ra cho mọi người trên thế giới, như thế là sai lầm. Với phép rửa tội, tất cả chúng ta cam kết chống lại cái ác đang tồn tại trên thế giới.

Giáo hội có thể “chính trị” đến mức độ nào?

Đó không phải là “quyền lực.” Giáo hội “là” chính trị – như đã được lưu ý: bằng cách này hay cách khác. Sứ mệnh chính của Giáo hội là làm việc, ở phía của Chúa, cho đến cùng để mọi người thấy phẩm giá của mình được công nhận không điều kiện, và từ đó là những quyền bất khả xâm phạm.

“Một bài giảng hay tất yếu là chính trị.”

Như thế từ tòa giảng của mình, các linh mục có nên tham gia vào các diễn đàn chính trị không?

Tạ ơn Chúa, những gì tôi thấy trong tuổi trẻ của tôi có lẽ giờ đã lỗi thời. Nhưng nếu chúng ta thực sự muốn loan báo Tin Mừng, chúng ta không thể tránh việc đặt tên rõ ràng và nêu rõ điều gì cản trở sứ điệp này. Theo nghĩa này, những bài giảng hay tất yếu mang tính chính trị. Tôi xin trích dẫn một ví dụ nổi bật về giám mục người Salvador Oscar Romero (bị lực lượng bán quân sự thân với quyền lực thời bấy giờ ám sát năm 1980). Vụ tai tiếng không phải là cách ngài tố cáo các quyền lực ở đất nước mình, nhưng là ngài bị các nhà cầm quyền của chính Giáo hội mình bỏ rơi.

Giáo sư thấy các giới hạn nào trong sự can thiệp của Giáo hội?

Khi Giáo hội cố gắng áp đặt mọi thứ theo cách độc đoán và không tham gia vào các cuộc thảo luận và tranh luận chính trị với các ý kiến khác.

Có những vấn đề nào mà Giáo hội tuyệt đối không nên xử lý không?

Theo tôi, câu hỏi cơ bản liên quan đến sự đáng tin cậy của Giáo hội khi Giáo hội diễn tả “hướng  ra bên ngoài.” Vấn đề nảy sinh khi Giáo hội chưa giải quyết được những điều Giáo hội muốn nói.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch