Fabrice Hadjadj: “Đối diện với nạn dịch, trần trụi chỉ còn mỗi một đức ái.”

280

Fabrice Hadjadj: “Đối diện với nạn dịch, trần trụi chỉ còn mỗi một đức ái.”

lavie.fr, Fabrice Hadjadj, 2020-04-06

Fabrice Hadjadj, nhà văn, triết gia, giám đốc Viện Philanthropos (Fribourg, Thụy Sĩ).

Theo triết gia Fabrice Hadjadj, đứng trước thảm kịch chưa từng có của đại dịch Covid-19, chúng ta phải có các thói quen mới, phải nhìn lại thân phận con người của mình, thân phận được hình thành qua các bất hạnh nhưng cũng qua hy vọng.

Con người biết mình sẽ chết nhưng con người khó tin điều này. Người khác chết nhưng tôi không bao giờ công nhận được cái chết của tôi. Làm sao tôi chết dưới mắt tôi được, để thấy được thì mắt tôi phải mở chứ?

Trong thời Tháng năm 68 tại Pháp, khi mùa xuân đến làm như chưa từng biết mùa đông đã trôi qua, bà Elisabeth Kübler-Ross bác sĩ tâm thần vừa viết xong quyển sách nổi tiếng nói về những giây phút cuối đời. Bà nêu ra năm giai đoạn trong việc chúng ta chạm trán với điều không thể không xảy ra: phủ nhận, tức giận, mặc cả, chán nản và cuối cùng là chấp nhận, chấp nhận chỉ đến sau một tiến trình dài và không còn gì nữa để cự lại.

Một biện chứng không sai lầm

Trong thời dịch bệnh, ngoài việc cách ly, mỗi người có chiến lược riêng nhỏ để thoát hiểm của mình. Nhất là những người trí thức. Bởi vì những người có học không có cùng tác động như các chủ quán rượu. Kinh doanh của họ không gặp nguy. Đó là các chuyên gia của mặc cả, nói đúng hơn là họ dùng ý tưởng của họ đến mức họ làm như các ý tưởng của họ không bị cụt. Khi họ nói về con coronavirus và các hệ quả của nó thì họ không để mình bị lộ ra như nhân vật Tarrou trong tác phẩm Dịch Hạch của nhà văn Albert Camus : “Nhưng là gì! Cái chết không là gì đối với những người như tôi. Đó là một sự kiện làm cho họ có lý.” Đủ để nói không có sự kiện, hoặc sự kiện này thấm vào trong một phép biện chứng không thể sai lầm và chúng tôi sẽ sớm đưa ra thủ phạm cho quý vị thấy.

Vì thế, các nhà sụp đổ làm sụp đổ; các người theo chủ nghĩa thay đổi nói đây là hồi kết của toàn cầu hóa; các người chống-di dân nói “Quý vị ở nhà quý vị!”, họ luôn nói như vậy; những người thích chế độ độc tài ca ngợi Trung quốc với các biện pháp khắc nghiệt của nó, có như vậy mới được; một giáo sư trường Cao đẳng Hành chánh sẽ nói “phương thuốc tốt nhất chữa nạn dịch là dân chủ”; các nhà dịch tễ học đòi các biện pháp phòng ngừa nhưng không thích bác sĩ Didier Raoult, các nhà nhiễm trùng học thì tìm thuốc chữa nhưng coi thường Bộ trưởng Y tế Olivier Véran; những người vô thần thừa dịp này để xác nhận không có Chúa, những người theo chủ nghĩa cơ bản thì cho thế giới là một vũng nước mắt, các kỹ thuật gia thì thấy Thiên nhiên không phải là bà mẹ, vì nó đã chế tạo các con vi-rút hủy hoại con cái mình…

Con vi-rút này đảo lộn mọi sự. Được truyền bởi những người khỏe mạnh mang mầm, nó thay đổi hành vi từ hiền lành ra hành động giết người.

Tuy nhiên sự thật là có một thời gian nào đó chúng ta bị nghẹn họng, khi các hệ thống của chúng ta sụp đổ, kể cả những người tự xưng là “chống hệ thống” và đã loan báo hệ thống đã sụp đổ. Như triết gia Pascal đã nói “Hành động cuối cùng là đẫm máu, dù toàn bộ vở kich còn lại là đẹp.” Vậy chúng ta còn gì? Dĩ nhiên tôi không coi thường lệnh của nhà cầm quyền, cũng không coi thường nghiên cứu khoa học, nhất là nỗ lực của ngành y tế: họ tuyệt đối cần thiết. Nhưng họ không đo lường được sự kiện, họ không đặt chúng ta đối diện với cái ác không thể cứu vãn này, cái ác không để chúng ta có một lối thoát nào ngoài lời van cầu không có câu trả lời: “Vì sao Cha bỏ con?”

Một bác ái mới nhưng khả nghi

Chắc chắn chúng ta có các biện pháp phòng ngừa. Chúng ta biết một đại dịch như cúm Tây Ban Nha có ngày sẽ xảy ra. Có phải chúng ta nên có nhiều khẩu trang hơn đó sao? Có phải chúng ta nên có nhiều máy trợ thở hơn đó sao? Chắc chắn. Chúng ta không muốn khẩu trang rớt xuống cũng không muốn giao hơi thở cho Thần Khí. Tôi là người đầu tiên. Ngày hôm qua xã hội chúng ta còn mơ thông minh nhân tạo chứ không mơ máy trợ thở. Nó chỉ sợ vi-rút vi tính. Coronavirus làm cho chúng ta thấy xã hội bất lực. Nhà văn quá cố Camus ghi trong sổ tay của ông: “Cuộc gặp với quản trị là một thực thể trừu tượng và cuộc gặp với dịch hạch là cuộc gặp cụ thể nhất của tất cả các sức lực, nó chỉ có thể cho các kết quả khôi hài và quá thể.”

Đức tin vào sự sống lại cho rằng sự nhận biết về cái chết của chúng ta là không vòng vèo đi đâu được, nhưng không phải là không có định mệnh, bởi vì nơi mất mát này trở thành nơi dâng hiến.

Tuy nhiên ngoài sự trừu tượng của quản trị, làm thế nào chúng ta lại không ở trong thế bất ngờ? Con vi-rút này đảo lộn mọi sự. Được truyền bỏi những người khỏe mạnh mang mầm, nó thay đổi hành vi từ hiền lành ra thành hành động giết người, nó làm rào chắn, nó cách xa, nó đóng cửa, nó ấn định một hình thức bác ái mơi nhưng khả nghi.

Ở đây chúng ta có thể bắt chước thái độ ngạc nhiên của Chúa Giêsu ở Vườn Cây Dầu (Lc 22, 48) : “Anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?”  Ngay cả Ngài, Ngài cũng không ngờ điều này. Dấu chỉ của tình yêu không thể trở thành dấu chỉ của hủy hoại. Vậy mà đặc điểm của phản bội lại làm đảo ngược dấu chỉ này.

Chết chóc, mong manh, phạm tội

Và làm thế nào mà chúng ta không cảm thấy mình vừa là kẻ phản bội vừa là người bị phản bội? Và nụ hôn bình an trở thành nụ hôn phản bội của Giuđa. Và không nên đi thăm ông bà lớn tuổi của chúng ta ở một mình, họ có nguy cơ nhiễm bệnh, và đó là vì sao chúng ta xem lễ trên truyền hình… Các quốc gia Âu châu đã có các biện pháp chưa từng có, ngay cả trong thế chiến; và đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, giáo dân công giáo sốt sắng nhất cũng không có buổi canh thức Phục Sinh. Và đây cũng là lần đầu tiên buộc phải ra sắc lệnh xin giáo dân đừng rước lễ, ít nhất trong dịp Phục Sinh… Chính vì không có nụ hôn mà bạn đón Con Thiên Chúa như thế sao?

Có thể như thế là tốt. Sự trần trụi này, khác xa với hoang tưởng siêu phàm nhắc chúng ta nhớ thân phận của mình là con trai, con gái của người đàn ông, người đàn bà: là phàm trần là có sinh có tử, mong manh, có thể phạm tội, có thể hy vọng, ngoài sức khỏe ra còn có một sự cứu rỗi… Đúng, chúng ta chỉ là con người, được đưa vào lịch sử con người, đến mức mà các bản văn xưa cổ lại mang tính thời sự hơn là các con số thống kê bây giờ của chúng ta: nạn dịch hạch ở Athena do Thucydide kể, của Florence do Boccace kể, của Luân đôn và Milan do Defoe và Manzoni kể… Chủ nghĩa tiến bộ phải chịu đấm. Và con người hôm qua trở thành anh em với con người hôm nay. Văn hóa xuất hiện sâu đậm và mới hơn là sáng tạo công nghệ. Văn hóa thể hiện các mong chờ muôn đời của chúng ta.

Hy vọng rời khỏi nấm mồ của mình

Tất cả mọi thử thách đều là con dao hai lưỡi. Nó không bộc phát tự động. Theo định nghĩa nó đặt chúng ta vào thử thách và sau khi đi qua, chúng ta sẽ tốt hơn hoặc xấu hơn. Việc cách ly có thể làm chúng ta lún sâu vào thế giới ảo và giải trí (các trang khiêu dâm Pornhub đề nghị miễn phí tháng đầu) và trợ tử (chính phủ ngần ngại với thuốc chloroquine, nhưng không ngần ngại khi cho phép Rivotril). Nhưng nó cũng làm cho chúng ta ý thức cái vô giá của sự gần gũi và sự hiện diện mà chúng ta bị tước bỏ. Nó phải làm chúng ta gần với Nhập thể, và qua Nhập thể, chúng ta hy vọng rời khỏi nấm mồ của mình.

Kinh Thánh ít quan tâm đến sự bất tử của linh hồn. Kinh Thánh nói đến sự sống lại của thể xác. Nếu đây chỉ là bất tử, thì chúng ta sẽ không đi ra khỏi Ai Cập: chỉ cần Quyển sách của người chết là đủ, với sức nặng của tinh thần và sự tồn tại không trọng lực của nó, loại hết mọi bao bì thể xác. Ngược lại, nếu đây là sống lại thì phải chấp nhận cái chết.  Đức tin vào sự sống lại cho rằng sự nhận biết về cái chết của chúng ta là không vòng vèo đi đâu được, nhưng không phải là không có định mệnh, bởi vì nơi mất mát này trở thành nơi dâng hiến.

Kinh Thánh ít quan tâm đến phẩm giá của những người đức hạnh. Kinh Thánh nói đến sự cứu rỗi cho những người phạm tội. Nếu đó chỉ là đức hạnh thì chúng ta có thể dừng lại với các triết gia cổ đại Aristote hay Cicéron. Ngược lại, nếu đó là sự sống lại thì chúng ta phải chấp nhận kiêu ngạo của chúng ta phải bị phá vỡ. Niềm tin vào lòng thương xót cho rằng, chúng ta phải chấp nhận tình trạng khốn khổ trần trụi của mình, nhưng không phải là không có sức mạnh, bởi vì nơi nào có tội lỗi, nơi đó trở thành nơi có ân sủng và một ân sủng lây lan, và đến lượt mình, chúng ta tha thứ trong một cộng đoàn lớn là cộng đoàn của những người khốn cùng.

Vậy thì chúng ta còn lại gì? Còn lại trần trụi mỗi một đức ái. Đức ái của những người chăm sóc và những người van xin. Đức ái của những người hấp hối và người sống, còn sống động hơn bao giờ vị họ đã cận kề vực thẳm, bởi vì họ còn không chào được người thân lần cuối và phát hiện ngôi mộ trống, bởi vì họ hiểu những gì được nhận được cho mà không đem đi cho là xem như mất.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Khẩn cấp và bác ái

Người dân để thực phẩm để ai cần thì lấy.