Đức hạnh của máy bay

184
Đức hạnh của máy bay
la-croix.com, Alain Rémond, 2019-09-12
Đức Phanxicô trên máy bay từ Madagascar về Rôma ngày 10 tháng 9-2019
Thêm một lần nữa, trên máy bay Đức Phanxicô đã có các tuyên bố sấm sét nhất của mình. Khi từ Rôma đi Madagascar, ngài giễu những người bảo thủ Mỹ muốn hại mình. Khi về, ngài nói ngài không sợ ly giáo. Rồi đây sẽ có ngày các sử gia  viết lịch sử giáo quyền người đứng đầu Giáo hội từ góc độ hàng không. Rõ ràng ở một vĩ tuyến cao sẽ loại được các ức chế của mình. Nói chuyện với các nhà báo, ngài nói thẳng, không sàng lọc, không quanh co, có khi bị bất trắc trượt chân đáng tiếc. Tôi không nhớ có giáo hoàng nào thừa khi ở trên máy bay để nói những lời đến mức như thế.
Tôi cũng không biết điều gì giải phóng lời của ngài ở độ cao, trên tầng mây, trên tầng trời như vậy. Những hiện tượng sinh lý liên quan đến dưỡng khí cho bộ não, cảm giác mất trọng lực, say sưa để thoát khỏi các ràng buộc thế gian, các chướng khí lo lắng phiền toái, hạnh phúc cảm thấy mình được tự do như con chim chăng.
Nó gần như làm cho chúng ta muốn đề nghị ngài nên đi máy bay nhiều hơn có thể, thay vì gò bó ở bốn bức tường Vatican, đương đầu với các tin đồn, các âm mưu, các mánh khóe. Dĩ nhiên còn phải kể đến ô nhiễm các-bon, dầu đốt, tất cả mọi thứ này. Một giáo hoàng dành cả đời trên không sẽ làm cho  những người như cô Greta Thunberg nổi cơn thịnh nộ. Nhưng mặt khác, nếu đó là cái giá phải trả để ngài đảo ngược các quy tắc, thành kiến, truyền thống mà không lo lắng người khác sẽ nghĩ gì, thì điều này cần phải suy nghĩ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Một giáo hoàng đứng trước các lời chỉ trích 
Vì sao Đức Phanxicô nói đến các rủi ro của ly giáo?
“Ở Mỹ, sự hiệp thông trong Giáo hội đã bị rạn nứt”