Tự lập, mục đích tối hậu của giáo dục?

419

Tự lập, mục đích tối hậu của giáo dục?

fr.aleteia.org, Jeanne Larghero 2019-03-19

Một cha mẹ trên hai ở Pháp (48%) cho rằng là cha mẹ tốt là giúp con cái được tự lập nhiều nhất có thể. Điều này được thang biểu Kinder-Ipsos lần thứ ba công bố vào tháng 2 – 2019 cho biết như trên. Nhưng, khi làm cho việc tự lập trở thành giá trị ưu tiên thì sẽ làm mất đi ý nghĩa nhiệm vụ của cha mẹ, và sẽ có một cái nhìn cứng rắn, đặc biệt là đối với những người mà cuộc sống làm cho phụ thuộc.

Khi ghi tên cho em bé vào nhà trẻ, câu đầu tiên của cô giữ trẻ là bảo đảm sẽ làm cho em bé nhanh chóng tự lập. Có nghĩa là trong hai tháng sắp tới, em bé sẽ nằm giữa hai gối đệm cầm bình sữa bú một mình. Cũng lời hứa như vậy ở lớp mẫu giáo: em sẽ tự tay xếp cặp đi học và cột giây giày một mình. Trong khi chờ đợi thì cha mẹ mua giày có băng dính cho em. Cũng các lời hứa như thế kéo dài đến vô tận: tự làm bài về nhà, tự vạch chương trình, tự có tiền túi, tự quyết định, tự chọn lựa, tự suy nghĩ miễn là cha mẹ ở đó.

Đây là ý tưởng giáo dục tốt nhưng sai. Cho rằng tự lập là mục tiêu giáo dục của học vấn, hoặc đây là sứ mệnh của cha mẹ, biến tự lập thành giá trị hàng đầu, đơn giản là làm nghèo đi ý nghĩa nhiệm vụ của chúng ta và làm cho chúng ta có cái nhìn cứng rắn, với chúng ta và với các con còn nhỏ của chúng ta.

Ý định là chân thành nhưng nó âm thầm đặt bên lề những người mà cuộc sống bị lệ thuộc: người khuyết tật sẽ không bao giờ cài khuy áo một mình được, người lớn tuổi không biết mình ở đâu, bạn và tôi có thường xuyên xin giúp đỡ không.

Giáo dục tự do

Tự túc như thế nào được xem là đủ? Bởi vì một cách cụ thể điều này có nghĩa: học để làm mọi thứ một mình, không phụ thuộc vào ai, làm mà không cần đến người khác. Nhưng điều ngược lại thì quan trọng hơn và ít tự phát hơn. Điều chúng ta phải trao truyền là làm sao để con của mình sẽ là người mà người khác có thể dựa vào, chứ không phải nó dựa trên chúng ta.

Mà tự lập thì hoàn toàn ngược lại. Nói đúng ra, tự lập là người tự đặt cho mình luật lệ riêng của mình. Như vậy thật sự đây có là điều chúng ta muốn không? Không, như thế lại càng làm cho chúng ta sợ hơn: chúng ta khắc các luật lệ của mình trên con cái, rồi đòi hỏi con cái áp dụng mà không cần sự giúp đỡ của mình. Và chúng ta gọi đó là “người lớn tự lập” hay “công dân có trách nhiệm”, người gom đủ quy tắc ứng xử của chúng ta và tự mình áp dụng nó. Chúng ta không làm cho tự do của con cái lớn lên, chúng ta chỉ bảo vệ tự do của mình.

Như thế chúng ta hãy ngắm rộng hơn. Chúng ta phải có tầm nhìn, mong muốn con cái mình lớn lên trong tự do của chúng. Là tự lập, là chỉ vâng lời chính mình: quá thoải mái tuyệt vời. Là tự do, là mở rộng trí thông minh và trái tim của mình: dám lập các dự án vượt quá chúng ta, dám yêu công lý hơn là luật pháp, phục vụ người khác hơn là “mỗi người chỉ lo cho mình”, dám lấy rủi ro của trí thông minh hơn là tôn trọng các quy định.

Nhiệm vụ này khó khăn vì nó buộc nhà giáo dục dấn thân trong toàn bộ con người của mình. Người trẻ sẽ xây dựng một sự tự do vui vẻ, sáng tạo và tháo vát, tiếp xúc với người lớn sẽ làm cho con cái biết dấn thân, can đảm đối diện với nghịch cảnh, từ bỏ ham muốn có ngay lập tức, tạo an toàn chung quanh mình dù phải hy sinh… sự độc lập của mình.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: 12 câu nói xây dựng để nói với con cái mỗi ngày

Bảy đức tính bạn nên khuyến khích con cái thực hành