“Kẻ lạm dụng tình dục nuốt chửng nạn nhân của mình, biến nạn nhân thành đồ vật của họ”
lalibre.be, Armand Lequeux, 2019-03-19
Kẻ lạm dụng là kẻ đồi trụy. Họ thực sự nuốt chửng người kia sau khi đã biến người này thành đồ vật để quan hệ trong một mối tương quan của quyền lực tuyệt đối.
Dù sao đi nữa từ quan điểm của người Bỉ sau vụ giám mục Roger Vangheluwe bùng ra năm 2010, một vụ bị cho là quả bom vỡ từng mảnh. Quý vị hẳn biết loại chất nổ có loại đạn bắn tung tóe tạo thiệt hại nổ chậm nghiêm trọng tứ phía. Chúng tôi đã rất bàng hoàng khi biết một giám mục nổi tiếng là người năng động và quảng đại lại có thể đi lạm dụng tình dục cháu trai mình trong vòng mười ba năm. Và người ta lại nhắc lại vụ này sau cái chết của hồng y Danneels! Các vụ tai tiếng tình dục được báo chí đưa ra không ngừng: vụ lạm dụng của nhà đạo diễn Weinstein tạo ra phong trào #Metoo, vụ hồng y McCarrick, rồi vụ hồng y Pell cho đến các vụ lạm dụng của các huấn luyện viên thể thao ở Pháp, ở Canada, các nữ tu bị lạm dụng khắp nơi trên thế giới, rồi các linh mục ở giáo phận Lyon được hồng y Barbarin che chở, “tạ ơn Chúa các vụ này đã hết thời hiệu!” Khổ thay danh sách này vẫn chưa đầy đủ.
Đương nhiên ngay lập tức chúng ta thấy điểm chung của các vụ lạm dụng này dính đến tình dục. Đầu tiên hết, những người đàn ông này là những người có trách nhiệm, được mọi người kính trọng, có sức khỏe tâm thần bề ngoài tốt và hòa nhập tốt vào môi trường xã hội của họ. Họ bị xung năng tình dục xâm chiếm, dẫn đến việc họ đi lạm dụng những người yếu đuối nhất. Cũng có thể chúng ta nên đảo ngược bối cảnh: những người ở địa vị quyền lực bị các xung lực của họ xâm chiếm đẩy họ dùng tình dục như một phương tiện để lạm dụng con mồi của mình! Thật vậy, các nạn nhân có can đảm và sức mạnh để làm chứng sẽ không nói về sự quyến rũ có tính cách tình dục, nhưng nói họ bị cuốn hút trong cơn xoáy của những xúc cảm mâu thuẫn, vừa sợ hãi, vừa bị ức chế, bị tê liệt, vừa ghê tởm và cùng một lúc lại được tâng bốc, được tôn vinh qua sự quan tâm của người đi lạm dụng đối với họ. Trong trạng thái hoàn toàn tách hẳn về mặt tinh thần, lúc đó họ không thể hiểu những gì xảy ra cho họ, để hiểu được ý nghĩa và phân tích một cách hợp lý tình huống, nhằm có một chiến lược phù hợp chấm dứt cơn ác mộng mà họ bị nhốt trong đó. Tình trạng nhầm lẫn tê liệt này gây ra cảm giác tội lỗi cực mạnh, có thể ngăn chặn vĩnh viễn các nạn nhân trong tình trạng ‘đồ vật’ mà các kẻ lạm dụng đã biến họ trở thành.
Chính đó là những gì liên quan đến quá trình lạm dụng: một con người bị người khác làm cho thành ‘đồ vật’ để chiếm đoạt không những thể xác, phần mật thiết nhất của bản thể con người là tình dục, nhưng chiếm đoạt luôn cả tinh thần, ý chí, ước muốn và cuối cùng là tâm hồn người đó! Kẻ lạm dụng là người đồi trụy, người mà theo ngôn từ học là người làm đảo lộn trên dưới trong ngoài, người tìm thỏa mãn cho mình bằng cách vi phạm điều cấm kỵ phổ cập nhất của tục ăn thịt người: họ ngấu nghiến nuốt chửng người kia sau khi biến người kia thành ‘đồ vật’ để phù với họ, trong một quan hệ quyền lực tuyệt đối. Chắc chắn, chúng ta đang ở trọng tâm của mọi suy tư về lạm dụng, được hỗ trợ bởi câu nói nổi tiếng của Huân tước Acton: “Quyền lực có khuynh hướng soi mòn. Quyền lực tuyệt đối soi mòn tuyệt đối.” Cực điểm của quyền lực đạt được khi nó không còn tác động trên của cải vật chất mà trên con người, thể xác và tâm hồn. Về mặt này, một nạn giáo quyền chiến thắng, mà chúng ta có thể hy vọng như chuyện đã xưa, đã mang đến cho một vài linh mục quyền năng tuyệt đối, do chức vụ người hướng dẫn lương tâm và cha giải tội, mà chúng ta thấy các tổn thất đang tiếp tục gây ra hiện nay, nhưng đó cũng là điều mà toàn xã hội chúng ta phải tự đặt câu hỏi về ý nghĩa và các giới hạn khi dùng quyền. Về phần cá nhân, chúng ta cũng nên đặt câu hỏi để biết nếu trong đời sống vợ chồng, gia đình, nghề nghiệp chúng ta có dùng quyền để giam cầm, để áp đặt hay dùng quyền để giải phóng, để đề nghị không?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Đức Giám mục Ravel nói về các vụ lạm dụng: “Lòng thương xót đòi công lý”