Tông huấn “Sự sống Con người” có là sứ ngôn không?

276

Tông huấn “Sự sống Con người” có là sứ ngôn không?

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2018-07-11

Mùa hè 1968. Ba năm sau Công đồng Vatican II kết thúc và cao trào giải phóng tình dục đang bùng nổ thì một cú sấm sét vang dội: Tông huấn Sự sống Con người Humanæ vitæ về hôn nhân và điều hòa sinh sản ra đời. Cũng giống như phá thai, các phương pháp nhân tạo, “ngăn chặn sự phát triển của quá trình tự nhiên” không được đề cập ở đây. Đối với một số người, tông huấn này là dũng cảm, nhưng với một số người khác thì họ lại cho là một tai họa, tài liệu, do các tranh cãi gây ra, cho thấy một vết nứt sâu trong Giáo hội công giáo,ở cả trong hàng giáo phẩm cũng như trong tín hữu. Bây giờ 50 năm sau thì sao? Nếu các cuộc tranh luận vẫn còn nóng bỏng thì các lập luận đã được củng cố. Tông huấn “Sự sống Con người không phải là tiên tri vì hai lý do”, bà Monique Baujard, sinh viên tiến sĩ thần học và cựu lãnh đạo Bộ môn Gia đình và Xã hội của Hội đồng Giám mục Pháp đưa ra hai lý do này. 

Về hình thức, “vì tông giọng mang dấu ấn chủ nghĩa gia trưởng của Giáo hội thời những năm 1960 và bây giờ đã lỗi thời, tông huấn đề cập vấn đề theo kiểu quyền uy và cấm đoán, lại không có tiếng nói phụ nữ ở đây. Văn bản không phản ánh sự lo lắng của nhiều thế hệ phụ nữ mang thai liên tục và trong một thời gian rất gần nhau và vấn đề tránh thai không cùng một cách cho 20, 40 hoặc 60 năm. Hơn nữa chỉ nói về ‘trách nhiệm phụ tử’ và không bao giờ nói đến ‘trách nhiệm mẫu tử’, làm như trách nhiệm chỉ thuộc về đàn ông.

Văn bản không phản ánh sự lo lắng của nhiều thế hệ phụ nữ mang thai liên tục – Monique Baujard, sinh viên tiến sĩ thần học 

Hơn nữa, theo bà Monique Baujrad, phần nội dung “bản văn cho rằng đạo đức ở trong các phương tiện, dù các phương tiện không phải là không tách biệt, thì tất cả phụ nữ khi uống viên thuốc ngừa thai đều không có cùng một tâm trạng, cũng như các phụ nữ dùng các phương pháp tự nhiên”. Như thế, theo bà Monique Baujard, khi nói “không” với viên thuốc thì viên thuốc đã tập trung tất cả mọi chú ý vào nó, Tông huấn Sự sống Con người “đi vòng vòng qua con người” chứ ”không khuyến khích họ suy nghĩ”. Và do đó, Giáo hội đã “thiếu vai trò giáo dục của mình”, vì mối quan tâm sâu sắc của Đức Phaolô-VI là nguy cơ tách biệt tình dục, tình yêu và sự sinh sản, điều đó là đúng, nhưng đã không được hiểu cho đúng. 

Tuy nhiên theo linh mục Cedric Burgun, giảng viên tại Viện Công giáo Paris, tháp tùng viên của nhiều cặp đã xa Giáo hội thì Tông huấn Sự sống Con người được cho là “tiên tri ở vào thời điểm khi chúng ta vật thể hóa quá độ cơ thể”, bây giờ cần phải đào sâu thêm các điểm quan trọng của tông huấn: “Có lẽ chúng ta đã suy nghĩ về các phương pháp tự nhiên theo cách đạo đức quá của Giáo Hội mà quên điểm tích cực của phương pháp này: khi đưa ra các ngày kiêng cử, thì cũng là nhắc đời sống vợ chồng có những lúc phải được tôn trọng nếu không muốn rơi vào thói quen”. 

Có lẽ chúng ta đã suy nghĩ về các phương pháp tự nhiên theo cách đạo đức quá của Giáo Hội mà quên điểm tích cực của phương pháp này – Linh mục Cédric Burgun 

Chúng ta có ở bên lề của của Tông huấn Sự sống Con người không? Theo bà Lucetta Scaraffia: “Sự tiếp nhận tông huấn bị tập trung vào viên thuốc ngừa thai, vì đây là điểm chạm nọc vào thời buổi có cuộc cách mạng tình dục năm 1968, nhưng trước hết, tông huấn Sự sống Con người đánh dấu sự mở ra của Giáo hội trên vấn đề điều hòa sinh sản”. Bà Lucetta Scaraffia là sử gia, tác giả quyển Chấm dứt người mẹ (Fin de la mère, Salvator, 2018), chủ biên phụ bản Phụ nữ, Giáo hội, Thế giới của nhật báo Vatican L’Osservatore Romano. Bà phân tích tiếp: “Đây là vấn đề nhân chủng học, Khái niệm điều hòa sinh sản được Đức Phaolô-VI đưa ra là rất quan trọng vì khái niệm này nhận biết các cặp có khả năng điều hòa sinh sản, tuy vẫn chống lại khái niệm kiểm soát”.

Khái niệm kiểm soát có nguy hiểm không? Bà Scaraffia nói tiếp: “Trên thực tế, vì khái niệm này không giới hạn trong phạm vi duy trì kiểm soát, chúng ta phải triển khai các kỹ thuật luôn xâm nhập hơn bao giờ hết đến cơ thể phụ nữ và mở rộng phạm vi quyền phá thai. Từ triết lý can thiệp này phát sinh, một mặt quan niệm về đứa trẻ không còn là món quà mà là đối tượng – hay không – của ham muốn, và mặt khác, sự cầu cứu đến tất cả các kỹ thuật để có thể thao tác trên phôi thai. Bà kết luận: “Trong Tông huấn Sự sống Con người, Đức Phaolô VI muốn giải thích khi muốn thay đổi tầm mức tự nhiên của sự sinh sản, đó là mở hộp Pandora, mà trong hộp này ngày nay chúng ta tìm thấy sự buôn bán của các bà mẹ sinh đẻ giùm”.

Trong Tông huấn Sự sống Con người, Đức Phaolô VI muốn giải thích khi muốn thay đổi tầm mức tự nhiên của sự sinh sản, đó là mở hộp Pandora – Sử gia Lucetta Scaraffia

Vào tháng 10, khi Đức Phaolô-VI được phong thánh, một thượng hội đồng về giới trẻ sẽ được mở ra ở Vatican. Do đó, câu hỏi sẽ đặt ra là liệu Tông huấn Sự sống Con người vẫn còn có thể nói một cái gì đó với thế hệ hiện tại không, trong khi tất cả chỉ dẫn cho thấy có một sự tách biệt giữa giáo huấn và thực tế của các cặp vợ chồng công giáo trẻ. Trong các buổi giao lưu đầu tiên diễn ra vào tháng 3 bên cạnh Đức Phanxicô, các bạn trẻ cho biết, họ muốn có thêm chiều sâu về các vấn đề tình dục. Tại sao lập luận lại quá khó khăn để thuyết phục giới trẻ?

Ở tuổi 26, nữ triết gia Marianne Durano tố cáo sự xâm nhập ngày càng tăng của kỹ thuật vào cơ thể phụ nữ. Bà là tác giả quyển sách Cơ thể của tôi không thuộc về tôi (Mon corps ne vous appartient pas, nxb. Albin Michel), dù là người công giáo và rất chỉ trích về viên thuốc ngừa thai, bà không cho Tông huấn Sự sống Con người ở trong các văn bản nền tảng để khơi dậy lương tâm: “Tông huấn nói về cho phép và cấm đoán, đã không phải là yếu tố khởi phát cho sự chỉ trích của tôi về viên thuốc ngừa thai. Khi tôi trở lại, tôi đã nói với Chúa: tất cả Chúa ạ, trừ viên thuốc ngừa thai, vì Chúa không buộc con phải có nhiều con như chuyện tự nhiên muốn điều này. Trên thực tế, tôi nghĩ sự việc trong tinh thần đạo đức, cái tốt hoặc cái xấu, vậy mà cuộc thảo luận lại ở trong tinh thần luân lý: liệu nó tốt hay xấu cho tôi?” 

Tông huấn nói về cho phép và cấm đoán, đã không phải là yếu tố khởi phát cho sự chỉ trích của tôi về viên thuốc ngừa thai – Marianne Durano, triết gia

Bà nói tiếp: “Tôi ở một thế hệ mà các cô uống viên thuốc ngừa thai từ 14 tuổi mà không thật sự biết phân định và cũng không biết về cơ thể mình, và cứ mỗi sáu tháng chúng tôi đi bác sĩ để năn nỉ xin toa mới, khi chúng tôi sống như vậy, thì chúng tôi không cần các cân nhắc thần học để đặt lại vấn đề có nên uống kích thích tố mỗi ngày để làm tình, hay đặt vòng trong cơ thể lành mạnh mà không thắc mắc vòng này có thể gây chứng nội mạc tử cung, trong khi đàn ông không chịu các cực hình này…” Nếu bản văn bị lỗi thời thì theo bà, đó là bản văn đã không đặt câu hỏi về ý nghĩa của kỹ thuật theo ý nghĩa của sự chuyển nhượng và lệ thuộc về mặt y khoa, các hệ quả về môi trường, các yếu tố hiện nay đã được biết đến rất nhiều.

Theo linh mục Cédric Burgun, trên lãnh vực tuần tự thì vẫn còn con đường để đi: “Chúng ta thường nói với các cặp vợ chồng, hoặc trắng hoặc đen mà không tính đến các khó khăn họ phải sống theo những gì Giáo hội đòi hỏi, cho họ cảm tưởng chúng ta nghĩ họ đã không tôn trọng khi dùng viên thuốc ngừa thai, dù họ là vợ chồng đã lập gia đình, là người yêu nhau”. Năm 2015, Đức Phanxicô, người có quan điểm truyền thống về gia đình đã gây một xúc cảm khi ngài chỉ trích một số người nghĩ rằng, “để là người công giáo tốt thì phải đẻ như thỏ”. Với nghệ thuật nói những câu ngăn ngắn đặc nét của mình, ngài đã lộ cho thấy lời chỉ trích của mình về cái gọi là khái niệm sai lầm về sinh sản và biện hộ theo theo cách của ngài về trách nhiệm phụ tử. Cuộc tranh luận ngài gây ra cho thấy vấn đề này vẫn còn cấm kỵ biết là chừng nào. Tuy nhiên cấp bách là phải nghe các lý do tắc nghẽn do tông huấn này gây ra ở thời buổi mà chỉ có 8% người đã được học giáo lý đến với hôn nhân.

Marta An Nguyễn dịch