Vì sao Đức Phanxicô không đi Á-căn-đình

303

Vì sao Đức Phanxicô không đi Á-căn-đình

rfi.fr, Jean-Louis Buchet, 2018-01-15

Ngày 15 tháng 1 – 2018, Đức Phanxicô đi Chi-lê và Pêru, thêm một lần ngài không ghé Argentina quê hương của mình. Bởi vì ngài cân nhắc đến vấn đề chính trị địa phương và đến ý kiến quần chúng đang bị chia rẽ ở nước mình.

Đây là chuyến đi quốc tế lần thứ 24 và chuyến đi Nam Mỹ lần thứ 6. Tháng 7 năm 2013, vừa được bầu chọn, ngài đã đi Ba Tây. Hai năm sau, tháng 7 năm 2015, ngài đi Bô-li-vi-a, Pa-ra-goay và Ê-cu-a-đo. Cùng năm, tháng 9 ngài đi Cuba và Mỹ, hai nước ngài đã giúp họ xích lại gần nhau. Tháng 2 năm 2016, ngài lại đi Mêhicô, tháng 9 năm 2017 ngài đi Cô-lông-bi để ủng hộ các hiệp ước hòa bình giữa chính quyền và lực lượng vũ trang.

Đức Phanxicô đã đi đa số các nước nói tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ

Như vậy sau chuyến đi này, Đức Phanxicô đã đi hai nước Châu Mỹ La Tinh quan trọng nhất của Nam Mỹ, Ba Tây và Mêhicô, các nước này đa só người dân là công giáo. Và ngài đã đến đa số các nước nói tiếng Tây Ban Nha, trừ Venezuela, Uruguay và … Argentina, quê hương của ngài. Chúng ta hiểu vì sao ngài không đi Venezuela: trong hoàn cảnh hiện nay, sự hiện diện của ngài sẽ làm nặng hơn căng thẳng giữa nhà cầm quyền và phe chống đối.

Nhưng còn Argentina, nước lớn thứ ba Châu Mỹ La Tinh, nước có đa số người dân là người công giáo, mà trước khi về hưu ở tòa giám mục, trước khi đi dự mật nghị tháng 3 năm 2013, ngài đã nói: “Cha sẽ về trong một tháng, cha mong mau về gặp anh chị em!” Từ đó, mỗi năm Đức Phanxicô đều nhắn tin cho người dân Argentina, cha rất tiếc năm nay cha không về thăm được, nhưng cha hy vọng sang năm cha sẽ về. Nhưng năm tháng trôi qua, “cha Jorge” như người dân vẫn gọi cha ở đây, đã không tìm ra thì giờ để về, làm cho nhiều người buồn, có người còn bực cha. Thật ra vấn đề giữa giáo hoàng và quê hương của ngài làm cho nước Uruguay khổ, nước Uruguay là nước gần nhất: hình dung xem, nếu Đức Phanxicô đến Montevideo mà tránh Buenos Aires, chỉ cách 30 phút đường chim bay bờ sông Río de la Plata bên kia!

Một giáo hoàng làm người Argentina bị chia làm hai

Vấn đề có thể được tóm tắt như sau: ngày ngài được bầu chọn, nước Argentina hiệp nhất một lòng một dạ với ngài, còn bây giờ thì người Argentina lại chia rẽ vì ngài. Có nhiều đồng hương chỉ trích ngài, nhất là trong lần bầu cử chính quyền hiện nay. Những người ủng hộ hay chống đối ngài đều vì lý do chính trị riêng của họ. Người này người kia đều xem ngài là người ủng hộ chủ nghĩa peron, bây giờ khi chống đối nhau, họ xem ngài như đối thủ của Tổng thống Mauricio Macri phái hữu được bầu lên vào tháng 11 năm 2015.

Thực tế như thế nào? Đúng là Đức Phanxicô rất quan tâm đến đời sống chính trị ở Argentina, ngài theo dõi sát, ngài còn theo dõi nhiều hơn là thời ngài ngài làm Tổng Giám mục ở Buenos Aires. Qua các lời nhắn nhủ với người đồng hương hay qua các tuyên bố với vị kế nhiệm ngài ở tòa giám mục Buenos Aires, hay khi tiếp các phái đoàn nghiệp đoàn, các nhà điều hành xã hội, các chính trị gia của Argentina đến thăm ngài ở Vatican. Ngài giữ một khoảng cách nếu không muốn nói là lạnh lùng khi gặp Tổng thống Macri ở Vatican, nhưng ngài lại vui vẻ thoải mái tiếp các người chống đối ở mọi thành phần , nhất là những người theo chủ nghĩa péron. Mà chắc chắn, sẽ có một số người khi từ Rôma về Argentina, sẽ mau chóng nói Đức Giáo hoàng ủng hộ họ trong các chỉ trích về đường lối chính trị của chính quyền hiện nay. 

Một sứ điệp mang nặng hơn

Đối với nhiều người, sự việc là như sau: Đức Phanxicô nối lại với chủ nghĩa péron mà trong thời trẻ ngài rất gần. Từ sự việc này, giáo điều xã hội của ngài ngày nay trải rộng ra trên toàn thế giới, cảm hứng từ chủ nghĩa péron, theo nghĩa mà chủ nghĩa này bỏ đi sự đấu tranh giai cấp, nhưng đặt người nghèo và người bị loại trừ vào trọng tâm hoạt động của họ. Khi còn làm Tổng Giám mục, ngài đặt lên hàng đầu các việc làm của linh mục trong các khu vực nghèo và người ta thường thấy ngài ở đây. Nhưng song song vào đó, những người ngày nay nói ngài là “giáo hoàng péron” họ quên rằng ngài đã có các quan hệ căng thẳng với nữ Tổng thống Cristina Kirchner, người mà người ta thấy bà bị nhắm đến trong một vài bài giảng của ngài.

Sứ điệp của Đức Bergoglio thật sự không thay đổi. Sự khác biệt là ngày nay nó mang nặng hơn, mà một vài người, trong đó có cựu Tổng thống Kirchner, cũng như các nhà điều hành xã hội có quan hệ tốt với chính quyền dùng nó cho lợi ích chính trị của mình.

Chắc chắn Đức Phanxicô đã cẩn thận khi giữ một khoảng cách với đời sống chính trị ở đất nước ngài. Ngài không muốn, trong các điều kiện này, một chuyến đi Argentina sẽ mang đủ mọi hiểm nguy: ít tín hữu đến gặp ngài hơn, các đám đông bị chính trị hóa sẽ đến vỗ tay, các chỉ trích của một phần xã hội. Ngài vẫn còn giữ lời hứa về thăm, chính quyền sẽ bị sỉ nhục nếu họ không làm cho ngài về trước tháng 12 năm 2019, năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Macri. Để điều này có thể được, Đức Giáo hoàng phải gỡ bỏ một vài khúc mắt để chuyến đi của ngài tránh được nứt rạn của các phe phái chính trị địa phương. Nhưng không hẳn là đã được.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Thêm một lần nữa, Đức Phanxicô tránh về Argentina

Giáo hội địa phương khó lòng chấp nhận Đức Phanxicô không ghé thăm Á-căn-đình