Đức Phanxicô chào một nhóm tín hữu Trung quốc trong buổi tiếp kiến chung ngày 5 tháng 10 – 2016 tại quảng trường Thánh Phêrô.
cath.ch, 2017-011-03
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, chủ tịch Hiệp hội Joseph Ratzinger-Bênêđictô XVI, cựu giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã viết một bài báo “Tiến đến một Giáo hội hoàn toàn Trung Quốc và hoàn toàn công giáo”, đăng trên tạp chí Dòng Tên La Civiltà Cattolica số 4017 ngày 2 tháng 11 – 2017. Ngài viết, trong bối cảnh của các cuộc thảo luận giữa Trung quốc và Vatican, “phải cân nhắc điều tốt lớn nhất và đầy đủ nhất, dù phải chịu một vài nhượng bộ”.
Linh mục Lombardi viết, trong một đối thoại quan trọng như đối thoại giữa chính quyền Trung quốc và Tòa Thánh thì phải có một “tầm nhìn chung”. Chỉ có tầm nhìn này mới giúp đạt được “lợi ích chung mà hai bên đưa ra, với các điều kiện hiệu quả nhất để đạt được mục đích thực của mình”. Linh mục nhấn mạnh, “phải cân nhắc điều tốt lớn nhất và đầy đủ nhất, dù phải chịu một vài nhượng bộ”. Nói cách khác, cả hai bên phải chấp nhận các nhượng bộ.
Bài viết của linh mục Lombardi ở trong bối cảnh có các tin đồn một thỏa hiệp giữa Rôma và Bắc Kinh ngày càng cấp thiết. Tháng hai vừa qua, Hồng y Gioan Tong Hon, giám mục giáo phận Hong Kong xác nhận đã đi đến một “thỏa thuận tiên quyết”.
Đặt Giáo hội công giáo Trung quốc trong những điều kiện tốt nhất
Linh mục Lombardi cũng nêu lên các nhượng bộ mà Tòa Thánh có thể làm trên vấn đề bổ nhiệm các giám mục, một vấn đề gai góc từ trước đến nay. Theo linh mục, hội đồng giám mục Trung quốc – dính với chính quyền – có thể đề nghị tên các ứng viên như các mục tử của địa phận. Tòa Thánh được công nhận có “quyền uy cao nhất” trong tiến trình phong giám mục và sẽ có quyền phủ quyết.
Linh mục Lombardi nêu rõ, đối với Tòa Thánh, mục đích của các cuộc thảo luận với Bắc Kinh là “để Giáo hội công giáo Trung quốc có các điều kiện tốt nhất” để phát triển sứ vụ của mình. Có nghĩa, đảm bảo để có một Giáo hội “hoàn toàn Trung Quốc và hoàn toàn công giáo”.
Tầm quan trọng của tôn giáo
Ngược lại với hồng y Tong, hồng y Joseph Zen, vị tiền nhiệm của hồng y Tong ở Hong Kong, đã nhiều lần lên tiếng về các e ngại của mình trước một thỏa hiệp mà theo ngài càng ngày càng khả thể. Ngài nhắc đến việc bổ nhiệm Đức ông Savio Hon Tai-Fai, nhân vật “số 2” của Bộ Truyền giảng Phúc âm cho các dân tộc được cử làm sứ thần tòa thánh ở Hy Lạp, nhằm đưa ra khỏi Rôma một giám chức cao cấp không muốn có một thỏa thuận với Bắc Kinh.
Một dấu hiệu khác cho thấy thỏa hiệp này có thể tiến tới: theo linh mục Lombardi, sau nhiều năm theo ý thức hệ vô thần, bây giờ chính quyền Trung quốc ý thức tôn giáo là một thực tế của đời sống con người và là một trụ quan trọng trong sự hài hòa và nhất quán của xã hội. Và như thế, Giáo hội có thể đóng một vai trò, vì Giáo hội có chức năng là “hoàn toàn Trung quốc, cho Trung quốc”. Hơn nữa, tính phổ quát của Giáo hội có thể giúp cho xứ sở trong “nỗ lực đối thoại của mình” với thế giới.
Khả năng có thể có một chuyến tông du?
Ngày 26 tháng 10 vừa qua, trang thông tin công giáo AsiaNews loan các lời tuyên bố của ông Wang Zuoan, giám đốc điều hành tôn giáo Trung quốc, ông khẳng định, Tòa Thánh rất “chân thành” nhưng phải tôn trọng hai điều kiện để có thể đi đến một thỏa hiệp. Thứ nhất, phải cắt đứt liên lạc ngoại giao với Đài Loan, trong nguyên tắc tôn trọng một Trung quốc duy nhất. Thứ hai, Rôma không được can thiệp vào các công việc nội bộ của Trung quốc, “ngay cả không nhân danh các công việc tôn giáo” để can thiệp.
Theo hãng tin AsiaNews, lời tuyên bố này được một số người Trung quốc xem như một thái độ “hiếm có và tích cực” của nhà cầm quyền Trung quốc tiến đến khả năng Đức Phanxicô sẽ có thể đi thăm Trung quốc. Một khả năng đã được chính ngài nhắc đến nhiều lần, đáng kể là vào ngày 11 tháng 10 vừa qua, trong một buổi tiếp kiến ở Rôma, ngài nói với các linh mục Trung quốc “sắp tới cha sẽ đi Trung quốc thăm các con”, nhật báo Avvenire của các giám mục Ý cho biết như trên.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Trung quốc: Đức Phanxicô mong sẽ đi thăm Trung quốc “sắp tới” đây