Cầu nguyện như tu sĩ và cầu nguyện cảm tính

1102

Ronald Rolheiser, 2009-06-07 

Cầu nguyện được định nghĩa theo cách cổ điển là nâng tâm hồn và quả tim lên Thiên Chúa. Đó là một định nghĩa hay, nhưng cần một tiêu chuẩn quan trọng.

Có hai hình thức cầu nguyện cốt yếu: Một, chúng ta gọi là cầu nguyện phụng vụ, cầu nguyện chung trong nhà thờ, và một, chúng ta gọi là cầu nguyện riêng tư hay sốt sắng. Thật không may, chúng ta thường lẫn lộn giữa hai cái.

Chẳng hạn, năm trăm người có thể cùng nhau ngồi chiêm niệm trong nhà thờ hay cùng nhau lần chuỗi mân côi trong đền thánh, thì việc cầu nguyện ở đây vẫn có tính cách riêng tư sùng kính. Ngược lại, người đọc giờ kinh Phụng Vụ ở nhà trong chiếc ghế bành hay một linh mục dâng Thánh Lễ một mình tại bàn ăn, nhưng cả hai đều có tính cách phụng vụ chung. Như chúng ta thấy từ các thí dụ này, sự phân biệt không phụ thuộc vào số người tham dự, nơi cử hành hay đó là cầu nguyện chung hay riêng tư. Sự phân biệt được căn cứ trên một điều khác. Điều gì?

Có lẽ một thay đổi trong cách gọi tên có thể giúp chúng ta hiểu rõ phân biệt này: Cầu nguyện phụng vụ hay cầu nguyện chung có thể gọi là cầu nguyện như hàng tu sĩ, cầu nguyện riêng tư và sùng kính có thể gọi là cầu nguyện cảm tính.

Cầu nguyện như tu sĩ là cầu nguyện như thế nào? Đó là lời cầu nguyện của Đức Ki-tô thông qua Giáo Hội hoàn cầu. Đức tin Ki-tô giáo của chúng ta là tin Đức Ki-tô vẫn còn quy tụ chúng ta lại để nghe Lời Người và để trao ban hành động yêu thương cho thế gian. Nối dài hành động này, bất cứ lúc nào chúng ta gặp nhau, trong nhà thờ hay một nơi nào khác, quây quần bên Sách Thánh hay cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta đang cầu nguyện như các linh mục và hiệp thông với hiến tế của Đức Ki-tô. Đó là cầu nguyện phụng vụ; là cầu nguyện của Đức Ki-tô, không phải cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện phụng vụ bất cứ lúc nào chúng ta quy tụ để cử hành phụng vụ Lời Chúa, các phép bí tích, hay khi chúng ta cầu nguyện trong cộng đoàn hay một cách riêng tư, cái được gọi là Cầu Nguyện Giáo Hội hay Lễ Nghi Giáo Hội (Kinh Sáng và Kinh Chiều).

Và hình thức cầu nguyện này không phải chỉ dành cho các linh mục. Tất cả chúng ta cũng là linh mục, nhờ phép bí tích rửa tội và cũng một phần nhờ vào giao ước ngầm chúng ta ký kết với cộng đoàn khi  nhận phép rửa tội, đó chính là sự ràng buộc, và khi đến tuổi trưởng thành, chúng ta thường xuyên cầu nguyện cho thế giới qua giờ kinh phụng vụ với cộng đoàn.

Những gì cần làm nổi bật ở đây là vì chúng ta rất dễ bỏ qua khía cạnh này, rằng cầu nguyện phụng vụ ở nhà thờ là cầu cho thế giới, không phải cho chính nhà thờ. Nhà thờ, trong thế gian này, không tồn tại cho chính mình, nhưng là công cụ cứu rỗi của thế gian. Chức năng của nhà thờ là cứu rỗi thế gian, chứ không phải cứu rỗi cho nhà thờ. Cầu nguyện phụng vụ là chúng ta cầu nguyện với Đức Ki-tô, qua trung gian nhà thờ, nhưng cầu nguyện cho thế giới.

Cầu nguyện thuộc cảm tính mang một ý nghĩa khác. Mặc dù có nhiều hình thức, chiêm nghiệm, cầu nguyện tập trung, lần chuỗi, sốt sắng cầu nguyện nhiều cách, cầu nguyện cảm tính có một mục đích duy nhất, cuộn chúng ta và người thân vào trong tình mật thiết sâu đậm với Đức Ki-tô. Rốt lại, dù có thể thức riêng, toàn bộ việc cầu nguyện này có mục đích tạo tình thân mật riêng tư với Thiên Chúa và cuối cùng nó vẫn mang tính cách riêng tư dù khi cầu nguyện chung hay với một nhóm nhiều người. Tất cả việc cầu nguyện riêng tư và sốt sắng có thể được định nghĩa theo cách này: Qua nhiều cách cầu nguyện khác nhau, cố gắng mở lòng chúng ta hoặc người thân thế nào để chúng ta có thể nghe ra được Lời Chúa nói với chúng ta: “Ta yêu các con!”

Thật quan trọng để nhận biết sự khác nhau này khi cầu nguyện: Chúng ta đang đi vào hình thức cầu nguyện nào đây? Nhầm cái này với cái kia là làm phương hại đến cả hai. Chẳng hạn, một người nào đó cảm thấy nản lòng vì lễ nghi phụng vụ và thái độ của một hội đoàn trong lễ nghi ở nhà thờ, xem đó như chướng ngại và làm xao lãng đến giờ cầu nguyện riêng tư, sốt sắng, người đó đang lẫn lộn hai hình thức của cầu nguyện và kết quả làm phương hại đến cả hai. Chức năng của cầu nguyện phụng vụ trước hết không có tính cách sốt sắng riêng tư.

Hay thỉnh thoảng sự nhầm lẫn dẫn đến việc buông bỏ hoàn toàn một hình thức cầu nguyện phụng vụ. Tôi biết một người, sau hai năm cầu nguyện theo Giờ Kinh Phụng Vụ đã thay thế giờ kinh này bằng hình thức cầu nguyện riêng tư vì anh không tìm thấy hình thức cầu nguyện phụng vụ có nhiều ý nghĩa. Những chiêm nghiệm riêng tư của anh bây giờ có thể là hình thức cầu nguyện cảm tính kỳ diệu, khi cầu nguyện như vậy anh không còn cầu nguyện theo hình thức các linh mục của Đức Ki-tô. Đôi khi cầu nguyện như thế này cũng có thiện hướng tốt nhưng nó không theo đúng một kế hoạch tốt, nhà thờ, nơi mà giờ kinh phụng vụ chung lại thành giờ chiêm nghiệm riêng tư, tuy tốt lành và mạnh mẽ thiệt nhưng không dùng Sách Thánh cũng như cầu nguyện cho thế giới.

Các Giáo Hội tự đấu tranh với điều này. Giáo hội Công Giáo La Mã, Giáo hội Anh Quốc, Giáo hội ở Mỹ và các Giáo hội Tin Lành chính thống có một truyền thống phụng vụ kiên cố, thỉnh thoảng đã làm phương hại đến hình thức cầu nguyện cảm tính. Các Giáo hội thuộc phái Phúc Âm và Thánh Linh, ngược lại, đặt trọng tâm nhiều vào hình thức cầu nguyện cảm tính, thỉnh thoảng có khuynh hướng sao lãng gần như hoàn toàn hình thức cầu nguyện phụng vụ.

Có lẽ bản thân chúng ta cũng thiên vị khi có hai chiếc khăn choàng hình thức cầu nguyện, mỗi cái được thêu khác nhau: Cầu Nguyện Như Tu Sĩ và Cầu Nguyện Cảm Tính.

J.B. Thái Hòa dịch