Ronald Rolheiser, 2009-05-31
Một bài viết hay cũng như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, chúng mang tính đạo đức nhưng không giảng đạo đức, diễn tả tình cảm sâu đậm nhưng không vướng tình cảm uỷ mị, thách thức nhưng không gợi lên mặc cảm tội lỗi sai, đứng đắn nhưng không mang nét châm biếm gay gắt. Không có một công thức nào dễ dàng.
Với suy nghĩ như vậy, tôi muốn nhấn mạnh đến quyển sách Cây Cỏ, Bầu Trời, Ca Hát, Hứa Hẹn và Đe Dọa trong Thế Giới của Chim Muông Đồng Cỏ, của Trevor Herriot, một văn sĩ người Canada. Một quyển sách rất tinh tế: có tính đạo đức cao nhưng không mang nét giảng đạo đức, đứng đắn nhưng không thấy nét châm biếm gay gắt, một quyển sách nói về cái chết nhưng để lại hy vọng trong lòng độc giả.
Bề ngoài thì đây là quyển sách nói về loài chim đồng đang dần dần suy giảm và biến mất trên các đồng cỏ ở Canada và Mỹ, nhưng đây cũng là một quyển sách nói rất nhiều về chim muông, rất nhiều điều hơn thế. Về mối quan hệ của chúng ta với quả đất, tất cả chúng ta, dù ở đồng quê hay thành phố, và dù chủ ý của chúng ta có vô tình hay ngây thơ thế nào đi nữa thì chính những hiểu biết hạn hẹp của chúng ta về thiên nhiên đang đe dọa bóp nghẹt nguồn sinh lực cấp dưỡng sự sống cho chính chúng ta.
Nhưng điều này có thể đi trước thời đại. Câu chuyện từa tựa như câu chuyện Người Điên của Nietzsche cách đây một trăm năm. Ông ra ngoài chợ đập vỡ cái đèn ra từng mãnh để thu hút sự chú ý của mọi người, rồi loan báo, nhưng có thể ông loan báo một sứ điệp khẩn cấp quá sớm. Bằng chứng thuyết phục được dân chúng chỉ đến sau đó khi người ta bắt đầu cảm thấy hậu quả những gì mà họ đã làm.
Đâu là sứ điệp của Herriot? Ông là chuyên gia thiên nhiên học, nhà thần học thiên nhiên, người viết chuyên đề thiên nhiên. Quyển sách trước của ông, Giòng Sông trên Đất Khô Cằn, một suy tư trầm mặc về quan hệ đôi khi quá coi thường của chúng ta về thiên nhiên, đã được các nhà phê bình khen và được nhiều giải văn học ở Canada. Đây là quyển sách thuần suy nghiệm về thiên nhiên, nhưng cũng nói nhiều đến thần học. Cây Cỏ, Bầu Trời, Ca Hát cũng là quyển sách như vậy, có thể còn sâu đậm hơn.
Sứ điệp cốt lõi của quyển sách này có thể tóm gọn trong một ẩn dụ đơn sơ mà tác giả cố gắng chọn lựa qua các thảm cảnh môi sinh của chúng ta: Chối bỏ, bào chữa, nhìn nơi khác thì quá dễ, chỉ cho đến khi nào bạn nắm trong tay một trong các nạn nhân của mình. Sáng nay, ở Last Moutain Lake Bird, thiên đàng của chim muông, khi Stephen Davies băng bó xong cho con chim sẻ đồng, anh hỏi Don hay tôi có muốn thả nó bay hay không. Ôm con chim trong bàn tay, Don liếc nhanh, rồi giương hai tay lên tầm mắt, anh mở lòng bàn tay ra. Con chim sẻ vẫn nằm trong lòng bàn tay, giống như bàn tay vẫn còn ôm nó. Nó lắc lắc một chút, tỏ ra không muốn bay chút nào. Chúng tôi quan sát trong thinh lặng và kinh ngạc, không biết nó có bị thương hay không. Stephen lấy ngón tay sờ nó – “Nào không sao đâu, bay đi nào” – con chim sẻ vỗ cánh yếu ớt bay một khoảng ngắn, rồi sau đó chúi nhào xuống bãi cỏ quen thuộc.
Sau đó, Don nói anh cảm thấy lúc đó chúng tôi như vi phạm một cái gì đó, giống như mình đã vụng về và không lịch sự với một điều huyền bí. Anh nói với một kiểu chú tâm, khác kiểu chú tâm khoa học, một kiểu nghiêng về người khác mà không tìm cách chiếm đoạt hay hướng nó qua hình thức hiểu biết, một kiểu lắng nghe cái đã làm sâu đậm nhận thức của chúng tôi về những gì có ý nghĩa lúc đóù.
Tôi không có một lý do nào tốt để nghĩ rằng đa số chúng ta sẽ sớm nghe tiếng nói của quả đất, mở lòng bàn tay để phóng thích tất cả những gì chúng ta đang cầm giữ, nhưng rất nhiều các buổi nói chuyện về chính trị, triết lý cho thấy chúng ta đã vụng về như thế nào. Ít nhất là chúng ta bắt đầu thấy mình đã mang đến đau khổ cho đồng cỏ bằng cách áp đặt một lối sống xa lạ trên chủng giống, nơi chốn và các tạo vật hoang dã.
Cách đây vài năm, trong một loạt các khảo luận tương tự có tựa đề Các Phép Lạ Nho Nhỏ, Barbara Kingsolver đã thử làm cho chúng ta để ý đến những chuyện nho nhỏ, nhưng chúng ta đã không làm. Theo Trevor Herriot, một trong các phép lạ nho nhỏ này là con chim sẻ, một con chim sẻ mà Chúa Giêsu nói chẳng bao giờ rơi xuống đất mà không theo ý Chúa. Herriot nói:
Những con chim đồng thứ thiệt – một loài không chấp nhận cây cối và đất đai trồng trọt – cho thế giới thấy chúng có con đường riêng của chúng. Đó là bằng chứng xứng đáng cho các cố gắng tốt nhất của chúng ta dừng lại để lắng nghe, mơ mộng và tưởng tượng như bất cứ một cái gì khác trong công trình Tạo Dựng; không phải ồn ào kéo đoàn xe du lịch đến xem, có thể, nhưng điều đáng làm hơn để tỏ lòng quan tâm là vun trồng điều đó trong chính mỗi con người. Các tạo vật nhỏ bé này có chỗ đứng của nó trước các thế lực to lớn muốn biến đổi đồng cỏ hoang dại của nó, sống sót qua thảm kịch hàng năm, một tự do và gắn bó với gió mây, có thể vuột mất khỏi ý thức chúng ta, dù chúng đang ca hát cho bất cứ tâm hồn nào trong tầm có thể lắng nghe được. Ảnh hưởng của các sinh vật dù ít dễ thương hay xa cách như những con chim đồng thì có một cái gì giống như trọng lực, rất yếu nhưng như một huyền bí đã kiên trì nắm giữ chúng ta lại. Quả tim nhận ra một lực rất dịu nhẹ, biết rằng, có một tỉnh thức đơn giản, là chúng ta đã bước một bước nhỏ trên con đường về với chính mình.
Đó là thần học đạo đức.
J.B. Thái Hòa dịch