Các tân hồng y khiêm tốn trước sứ mệnh rộng lớn

205

Tân hồng y Anders Arborelius rất xúc động trong buổi lễ phong hồng y ngày thứ tư 28 tháng 6-2017cath.ch, 2017-06-29

Trong buổi tiếp tân chiều 28 tháng 6-2017 tại Đại thính đường Phaolô VI, các tân hồng y đã tiếp đông đảo tín hữu và các ký giả. Họ khiêm tốn trước trách vụ mới của mình trong Giáo hội.

Trong bài giảng thánh lễ công nghị, Đức Phanxicô xin các tân hồng y đừng trở thành “hoàng tử của Giáo hội”, nhưng kiên trì nhìn vào “thập giá và sự sống lại của Chúa Kitô”.

Nếu nhìn phản ứng kinh ngạc của tân hồng y Anders Arborelius, giám mục giáo phận Stockholm (Thụy Điển) là hiểu lời nhắn của Đức Phanxicô đã được nghe. Ngạc nhiên vì được Đức Giáo hoàng chọn, hồng y là người tin lành trở lại đạo công giáo, và ngạc nhiên vì đã tạo cho “báo giớ Thụy Điển quan tâm đến rất nhiều”. Không phải cho chính hồng y mà cho Giáo hội. Trả lời hãng tin I.MEDIA, hồng y Arborelius cho biết, ngài suy nghĩ làm sao để có thể rao giảng Phúc Âm qua truyền thông. Theo ngài, sự quan tâm này là cách để nước Thụy Điển nối lại với gốc rễ của mình, bởi vì có một “truyền thống công giáo ở đất nước này”. 

Làm chứng bằng thái độ của mình

Còn về Giám mục Lào Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, giáo phận Paksé, ngài nổi tiếng Pháp rất thạo, thì chức hồng y của ngài trước hết là “tấm gương phản ảnh dân“ của đất nước ngài. Ngài khiêm tốn nói thêm: “Trong một nước mà người công giáo là thiểu số thì áo tím của chức hồng y là dịp để làm chứng không phải bằng lời, nhưng bằng thái độ, bằng cách sống và làm việc”.

Tân hồng y José Gregorio Rosa Chávez, người San Salvador cũng rất khiêm tốn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nước Salvador có hồng y. Vinh dự này có được là nhờ Giám mục Oscar Romero, người bị ám sát chết và đã được phong chân phước, tân hồng y là người cộng sự thân cận của chân phước.

Tân hồng y Chavéz cho hãng tin I.MEDIA biết: “Chúng tôi cùng đi chung với nhau, chúng tôi là bạn của nhau. Ngài là gương mẫu của tôi, người cầu bàu và người cho tôi cảm hứng. Đó là biểu tượng của Giáo hội mà Đức Phanxicô nói. Và chúng tôi phải đi theo ngài”.

Một Giáo hội Samaritanô

Còn theo tân hồng y Juan José Omella, thuộc tòa giám mục Barcelona (Tây Ban Nha), công nghị này kêu gọi một Giáo hội không tự quy về mình, nhưng một Giáo hội đi trên con đường thế giới. Vì thế, theo như lời Đức Phaolô VI nói, Giáo hội phải là “Giáo hội Samaritanô giúp đỡ toàn thế giới”.

Giám mục Bernard-Nicolas Aubertin, giáo phận Tours hiện tại đang ở Rôma, ngài biết tân hồng y. Cả hai học chủng viện ở các Linh mục Trắng ở Gap (nước Pháp). Giám mục kể, ngài chịu chức trước tôi 6 tháng, tôi dự lễ chịu chức của ngài, ngài là một trong ba giám mục cùng đồng tế trong ngày phong giám mục của tôi. Đó là người của Giáo hội, người của địa bàn, người của Tin Mừng”.

Phi châu có một sứ vụ

Và cuối cùng là tân hồng y Phi châu Jean Zerbo, thuộc toà giám mục Bamako (Mali), trong khi chờ đợi khách, ngài cầu nguyện. Ngài giải thích với hãng tin I.MEDIA, chức hồng y này là một tin mừng cho Phi châu và nhất là cho Mali, một đất nước mới được phúc âm hóa 128 năm nay.

“Đây là một Giáo hội nhỏ nghèo cho người nghèo. Chắc chắn chúng tôi có một sứ vụ trong Giáo hội hoàn vũ!”. Ngài rời Đại thính đường Phaolô VI sớm vì bị báo Le Monde hỏi dồn về vụ các tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ của các giám mục nước Mali.

Theo Hồng y Sean O’Malley, tòa giám mục Boston nước Mỹ, người thân cận với Đức Phanxicô, thì điểm mới của công nghị này ở trong tính hoàn vũ, với các tân hồng y “ở những nơi mà bình thường mình không hy vọng có”. Nhưng cũng là ngạc nhiên vì công nghị “nhỏ” này xảy ra rất nhanh sau lần công nghị tháng 11 vừa qua. “Đó là giáo hoàng của ngạc nhiên”, hồng y cười.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch