Buổi tập hát trong kỳ họp của các thanh niên từ 25 đến 35 tuổi do cộng đoàn Emmanuel, Paray-le-Monial tổ chức ngày 13 tháng 7-2010.
la-croix.com, Céline Hoyeau, 2017-06-02
Linh mục Dòng Đa Minh Henry Donneaud, người đã tháp tùng cộng đoàn Phúc Thật (Béatitudes) trong việc tái xây dựng lại cộng đoàn, cha phân tích một vài trệch đường mà phong trào đã gặp phải.
Báo Thập giá: Dù cho tất cả những gì phong trào Canh tân đặc sủng mang lại cho Giáo hội, chúng ta không thể che giấu một số lệch lạc của phong trào Canh tân đặc sủng.
Linh mục Henry Donneaud: Từ sự việc họ muốn “kết” trực tiếp với Thần Khí, phong trào Canh tân có khuynh hướng xem thường các trung gian. Đó cũng là một ít tội từ khi sinh ra của họ. Chúa luôn nói với chúng ta qua trung gian, dù là trong lãnh vực thiêng liêng của Dòng, của truyền thống. Canh tân đặc sủng đã có khuynh hướng đặt ưu tiên lên cái tức thì, một sự trương phồng cảm xúc nhạy cảm. Ví dụ người mục tử thức dậy buổi sáng, khẳng định Thần Khí trong đêm đã cho mình cảm nghiệm phải làm này làm kia…
Ơn của Chúa Thánh Thần đôi khi làm xáo trộn, làm phiền nhiễu. Điều này đòi hỏi phải được điều chỉnh, được phân định theo thời gian. Chúng ta không thể tránh suy nghĩ, chất vấn, chờ đợi. Chẳng hạn bây giờ, ở cộng đoàn Phúc Thật, tất cả các anh chị em trẻ phải được học thần học.
Giáo hội có thiếu kiểm soát phong trào Canh tân không?
Các cộng đoàn Canh tân ở Pháp bị bỏ mặc họ tự lo trong một thời gian dài. Sinh động của họ được củng cố trong ý tưởng, họ là tương lai của Giáo hội, họ nhận một cái gì mới, đặc sủng Chúa Thánh Thần, mà Giáo hội không thể nào hiểu họ, và cũng không nên xen lẫn vào những gì họ đang sống. Điều này đã nuôi dưỡng một cách nào đó tinh thần tự đủ và biện minh cho sự thiếu kiểm soát của Giáo hội về mặt thần học-thiêng liêng. Và dĩ nhiên là không thể tránh được các lạm dụng ở đây.
Sự thiếu kiểm soát của Giáo hội có phải là do một số giám mục từ lâu ngờ vực họ không?
Trên thực tế có một vài giám mục ngờ vực, thậm chí còn chống đối với phong trào Canh tân, vì trong những năm 1970, phong trào Canh tân đi theo một hướng khác, khác với hướng Công giáo Tiến hành hồi đó. Tuy nhiên những người khác có ấn tượng bởi sức sống năng động, các ơn gọi, các cách biểu cảm mới, vui vẻ, có niềm tin, trong năng động của Công đồng, họ là những người bảo vệ nhưng không đủ để họ nhìn thấy các sai sót của mình. Phải cần thời gian để các giám mục sáng suốt hơn, nhận biết điều tốt do phong trào Canh tân mang lại, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi cao hơn ở phong trào.
Đối diện với các trệch đường này, một vài người nhắc lại câu nói trong Phúc Âm: “Xem quả biết cây” để đặt câu hỏi về tính pháp lý của phong trào canh tân đặc sủng…
Như dụ ngôn về cỏ lùng trong Phúc Âm, phải chờ cỏ lùng mọc lên cao, đó là bí ẩn và khá nham hiểm cho ai nói cánh đồng này là hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt.
Chỉ cần lấy ví dụ các nhà Dòng trong lãnh vực giáo dục của thế kỷ 19 ở Pháp cũng như ở Québec, Canada thì hiểu: họ làm vô số điều tốt, các tu sĩ nam nữ đã xây dựng các trường học khắp nơi, ở những nơi không có trường công lập. Nhưng trong cộng đồng của họ lại có những người ấu dâm, và khuynh hướng im lặng trước các lạm dụng này, họ phải để một thời gian mới nói lên… Cũng vậy, phong trào Canh tân mới đầu là ơn Chúa Thánh Thần, cho các hoa quả tốt, nhưng dần dần cỏ lùng mọc. Tuy nhiên chúng ta không thể làm giảm giá trị của phong trào qua các lệch lạc này. Khi cái gì mới phát sinh trong Giáo hội, thì không phải lập tức được ổn định đâu vào đó.
Đức Phanxicô đã xác quyết, phong trào Canh tân phải tưới tẩm cho toàn Giáo hội, nhưng ngài cũng nghiêm khắc và ý thức các xu hướng đôc tài trong các cộng đoàn. Để tìm được sự cân bằng, phong trào Canh tân phải bền theo thời gian mà không mất căn tính của mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch