Anh chị em hãy chạm đến vết thương!

205

pelerin.com, Philippe Demenet, số báo đặc biệt tháng 10-2016

Khi rửa chân cho các tông đồ, Chúa Giêsu muốn mặc khải cách Chúa đối xử với con người, Ngài cho tấm gương của “điều răn mới” (Ga 13, 34): Anh em hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương anh em, có nghĩa là Ngài hy sinh mạng sống của Ngài vì chúng ta. Trong buổi tiếp kiến chung Năm Thánh ngày 12 tháng 3-2016.

Nghi thức rửa chân. Mười một người đang xin quy chế tị nạn, một công nhân Ý, họ xúc động chảy nước mắt khi được Đức Phanxicô rửa chân. Một hành vi của Đức Phanxicô, ngài thường xuyên nhắc nhở cộng đồng quốc tế đón nhận người tị nạn. Ý, 24 tháng 3-2016.

Theo hình ảnh của Thánh Phanxicô ôm người phong cùi, Đức Phanxicô không thể làm như thế mà không ở gần họ. Ngài ôm những người bị bệnh tật, bị khuyết tật tác hại đến cơ thể, ngài rửa chân cho tù nhân, cho người bệnh sida, ngài tiếp người vô gia cư khi họ đến thăm Nhà Nguyện Sixtine, ngài bất ngờ đến thăm một trung tâm cai nghiện, ngài để giáo dân đến gần mình trong các lần gặp gỡ… Đối với ngài, bác ái không làm từ xa. Lòng từ tâm chưa đủ. Cũng như suy niệm, chúng ta “có thể biết được Chúa, nhưng chưa chắc biết được Chúa Giêsu Kitô”. Quan tâm đến người nghèo, người bệnh, người lớn tuổi, tù nhân trước hết là qua tiếp xúc cận kề. Vết thương của họ là vết thương của Chúa Giêsu. Chỉ khi chạm vào các vết thương này thì khi đó mới có thể “thờ phượng được Thiên Chúa sống động giữa chúng ta”. Ngài lặp lại: “Chúng ta phải thật sự ôm các vết thương của Chúa Giêsu”.

Đến gần da thịt đau đớn có nghĩa là mở tâm hồn, để tâm hồn xúc cảm, đặt ngón tay mình vào vết thương, mang người bị thương trên vai, trả hai quan tiền và sau cùng là trả hết chi phí cho họ. “Hãy mở tinh thần mình cho quả tim” (Aprite la mente al vostro cuore), Đức Phanxicô. Nxb. Rizzoli, 28 tháng 3-2013.

Thăm Viện Phanxicô Axixi. Trao gởi lại lòng trìu mến của Chúa cho giáo dân, đó là thái độ mà Đức Phanxicô hay làm. Ý, 4 tháng 10-2013.

Đây là nhà của tất cả mọi người, đây là nhà của anh chị em. Cánh cửa luôn mở rộng cho tất cả mọi người. (…) Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Tôi cần lời cầu nguyện của những người như anh chị em. Xin Chúa chăm sóc anh chị em, giúp anh chị em trên đường đời và làm cho anh chị em cảm nhận được tình yêu dịu dàng của Chúa Cha. Trong buổi thăm dinh Vatican của người vô gia cư ngày 26 tháng 3-2015.

 

Niềm vui vô bờ của nhóm người vô gia cư được đi thăm Nhà Nguyện Sixtine theo lời mời của Đức Phanxicô.

An ninh là tin tưởng vào một dân tộc. (…) Đúng là khi nào cũng có hiểm nguy một người điên khùng nào đó làm một chuyện gì đó. Nhưng cũng còn có Chúa! Đặt che chắn giữa giám mục và dân mình là hành động điên rồ. Và tôi thích sự điên rồ này: ở bên ngoài và có thể bị hiểm nguy của sự điên rồ kia. Họp báo trên chuyến bay về Rôma từ Ngày Thế giới Trẻ lần thứ 28 tổ chức ở Ba Tây, 28 tháng 7-2013.

Người dân thành phố Bangui, thủ đô nước Trung Phi vui mừng đón Đức Phanxicô, họ chạy theo ngài trên đường phố. Đức Phanxicô đã có hành động mạnh để giải hòa các bất hòa giữa các sắc dân. Cộng hòa Trung Phi ngày 30 tháng 11-2015.

Tin Mừng mời gọi chúng ta luôn dám nhận hiểm nguy khi gặp gỡ với khuôn mặt người khác, với sự hiện diện của họ, với sự đau đớn, với những yêu cầu của họ, với niềm vui lây lan khi gặp gỡ. “Tông huấn Niềm vui Tin Mừng”, 24 tháng 11-2013.

 

Vòng ôm thân tình trong buổi gặp gỡ với các bạn trẻ ở khu vực bình dân cảng Cagliari, Sardaigne, ngày 22 tháng 9-2013

Khi chúng ta nhìn khuôn mặt của những người bị đau đớn, khuôn mặt của người nông dân bị đe dọa, của người lao động bị gạt ra bên lề, của người thổ dân bị bức bách, của gia đình không mái nhà, của người di dân bị bức bách, của người trẻ bị thất nghiệp, của em bé bị khai thác, của người mẹ mất con mình trong vụ nổ súng giữa những người buôn ma túy, của người cha mất con gái mình trong vụ nô lệ; khi chúng ta nhớ lại “các hình ảnh và các tên này”, chúng ta thật sự giao động đến tận cùng khi đứng trước bao nhiêu là cảnh đau đớn này, chúng ta xúc động, tất cả chúng ta đều xúc động. (…) Ví “chúng ta đã thấy và đã nghe”, chứ không phải nghe thấy các con số thống kê lạnh lùng, nhưng là các vết thương của nhân loại đang đau khổ, là vết thương của chúng ta, là thịt da của chúng ta. Cuộc gặp lần thứ hai với các phong trào bình dân Santa Cruz de la Sierra (Bolivia), ngày 9 tháng 7-2015.

 

Các phụ nữ sống sót trong cơn cuồng phong Hải Yến, họ mất người thân, mất những gì căn bản nhất để sống, họ cầu xin Chúa trong buổi rước kiệu ngày 18 tháng 11-2013 ở Phi Luật Tân. © Philippe Lopez / AFP