lavie.fr, Henrik Lindell, Thụy Điển, 2016-10-26
Ngày 31 tháng 10, Đức Phanxicô sẽ đến Malmö (bài viết trước ngày Đức Phanxicô đi Thụy Điển) để kỷ niệm ngày Cải cách. Thụy Điển là nước ngày xưa đạo công giáo bị bức bách, bây giờ đạo công giáo ở thời điểm của một sức sống mãnh liệt.
500 năm cải cách đã làm thay đổi hẳn Thụy Điển. Dù vậy, ngày nay, nhân vật tôn giáo được yêu chuộng nhất nước là… Đức Phanxicô. Thêm nữa, cộng đồng nhỏ bé công giáo địa phương là một hình thức lạ lùng, ngược với Giáo hội Luther khổng lồ bên cạnh đang mất dần tín hữu. Điều này không phải là không nghịch lý khi bắt đầu các buổi kỷ niệm chính thức ngày Cải cách từ giữa thế kỷ 16, các buổi lễ này sẽ kéo dài một năm.
Chuyến đi lịch sử của Đức Giáo hoàng trước hết là bổn phận tình cảm đối với các đại diện giáo phái Luther trên toàn thế giới, nói lên tình anh em kitô hữu trong buổi lễ đại kết ở nhà thờ chính tòa Lund, trước khi tham dự một buổi tụ họp của giáo dân ở Malmö. Theo các nhà tổ chức – Giáo hội công giáo và Liên hiệp giáo phái Luther toàn thế giới -, thì đây là lúc chứng tỏ chúng ta đang sống ở «thời đại kết», để cùng nhau làm việc trong các dự án đón nhận người tị nạn cũng như trong công việc rao giảng Phúc Âm. Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng không chỉ đến để đối thoại đại kết, ngài còn đến như một mục tử với đàn chiên của mình, vì ngài sẽ dâng một thánh lễ cho các tín hữu công giáo ở đất nước này vào ngày thứ ba 1 tháng 11.
Chúng tôi đã đọc một kinh cầu nguyện để không một ý tưởng công giáo nào làm nhiễm nước Thụy Điển.
Cựu mục sư tin lành Ulf Ekman, người sẽ đến dự thánh lễ cho biết: «Khi một giáo hoàng đến một đất nước nào thì lúc nào cũng có một chuyện gì». Ông nói theo kinh nghiệm. Tháng 3 năm 2014, cựu mục sư tin lành và là nhà sáng lập Livets Ord, nhà thờ rao giảng Phúc Âm khổng lồ nhất nước Thụy Điển, đã tạo một cơn địa chấn trong thế giới êm nhẹ của các quan hệ đại kết, khi ông tuyên bố mình trở lại đạo công giáo. Chính ông vào năm 1989, nhân chuyến đi đầu tiên của Đức Gioan-Phaolô II đến Thụy Điển, đã tổ chức một cuộc tụ họp của giáo phái tin lành để bài-Vatican. Ông còn nhớ: «Chúng tôi đã đọc một kinh cầu nguyện để không một ý tưởng công giáo nào nhiễm đến nước Thụy Điển và Đức Giáo hoàng chỉ giảng Lời Chúa mà thôi. Và Đức Giáo hoàng đã thật sự giảng những gì trong Thánh Kinh viết, nhưng…»
Sau này, cựu mục sư đã lên tiếng xin lỗi công khai nhiều lần. Thậm chí ông còn cười chính mình. Nhưng giai thoại kể chuyện bài công giáo có từ lâu ở đất nước tin lành này bây giờ thật sự đã không còn.
Câu chuyện của một sự cắt đứt chính trị
Qua nhiều bài viết của các nhà khảo luận và nghiên cứu, lịch sử Cải cách và các hệ quả của nó đã rất đau đớn mà Giáo hội công giáo ngày nay vẫn còn đánh giá thấp và coi thường. Trong tác phẩm Mùi nến tắt (Doften av rykande vekar) hàng chục sử gia và các nhà nghiên cứu ở các trường đại học công giáo đã mô tả thế kỷ 16 ở Thụy Điển như một cuộc cách mạng văn hóa chậm giáng xuống một dân tộc mà họ không xin. Và ngày hôm nay vẫn còn được mô tả như một đoạn đi qua hợp lý và rõ ràng đến lịch sử hiện đại, để lại đàng sau mình chiếc bóng đen tối thời Trung cổ, nhưng trên thực tế là mang dự định loại tiệt Giáo hội La mã.
Sự cắt đứt do vua Gustave Vasa tổ chức trong những năm 1530 với các lý do chính trị. Dưới mộc che của Giáo hội Nhà nước, việc tôn kính các thánh, các nghi thức phụng vụ và các giáo điều được xem như quá theo giáo hoàng đều bị cấm và loại bỏ. Các hội giúp tổ chức cái gọi là xã hội dân sự bị cấm hoạt động, các tu viện bị đóng cửa và bị cướp phá, tiền bạc được thu về giao cho quân đội của vua Gustave Vasa. Rất nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng bị tắm máu.
Có vẻ như thiếu tư cách khi đề cập đến lịch sử, nhưng thật ra, người ta chưa bao giờ thực sự nói đến.
Linh mục Dòng Tên Fredrik Heiding nói với chúng tôi: “Ngày nay họ nói với chúng tôi: chúng ta cùng sống với nhau, mọi sự sẽ tốt đẹp, chúng ta đừng gây tranh luận! Có vẻ như thiếu tư cách khi đề cập đến lịch sử, nhưng thật ra, người ta chưa bao giờ thực sự nói đến”. Rất nhiều nhà trí thức công giáo thường chống đối khái niệm cho rằng Giáo hội Luther tự chính mình xây dựng. Trong khi Giáo hội Quốc gia đã chấm dứt từ năm 2000, và người dân có quyền theo đạo công giáo từ năm 1873, các quan hệ đại kết được khuyến khích thì Giáo hội Luther luôn hành động như thử mình là “Giáo hội” duy nhất.
Năm 2014, nhân dịp 850 thành lập giáo phận Uppsala, Tổng Giám mục Luther hiện nay, bà Antje Jackelén đã tự giới thiệu mình như người kế nhiệm có họ hàng xa với đan sĩ Étienne d’Alvastra, vị giám mục đầu tiên của địa phận Uppsala năm 1164. Linh mục Heiding thở dài: “Giống như chẳng có gì xảy ra vào thế kỷ 16…”.
Các đền thờ trống rỗng
Thời Cải cách đã qua. Đạo tin lành Luther vẫn chiếm đa số, nhưng từ hàng chục năm nay con số tín hữu giảm xuống, các đền thờ trống rỗng. Ngược lại, các Giáo hội Phúc Âm và Giáo hội công giáo rất thiểu số nhưng giáo dân của họ giữ đạo. Và các tu viện công giáo không còn chỗ. Con số ơn gọi gia tăng.
Trên thực tế, đặc nét của của Giáo hội công giáo đa số là các thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba của người di dân. Họ thuộc thành phần các cộng đoàn kitô hữu hiếm hoi đang phát triển, đặc biệt nhờ con số rất lớn các tín hữu Đông phương được tiếp nhận ở đây. Cộng đoàn có 113.000 giáo dân chính thức đăng ký, hơn 20.000 người cách đây mười năm. Giám mục Anders Arborelius cho biết: “Trên thực tế, nếu kể đến con số người công giáo được rửa tội và đi xem lễ thì con số này quá 200.000 người”. Từ năm 1998 Giám mục Arborelius Dòng Carme là giám mục địa phận Stockholm, địa phận duy nhất của nước Thụy Điển. Ngài cũng là giám mục công giáo đầu tiên của Thụy Điển được phong giám mục kể từ sau Cải cách.
Cả ngày hôm nay, người ta cũng không trở lại đạo công giáo như vậy ở Thụy Điển!
Một sự kiện đáng kể khác: Giáo hội công giáo ngang hàng và vượt lên. Tất cả những người công giáo nêu lên ở đây đều là những người trở lại, chính Đức Giám mục Arborelius cũng là người trở lại. Rất nhiều cựu mục sư tin lành trở lại như mục sư Ulf Ekman. Các vụ trở lại đôi khi tạo các căng thẳng nhất là khi các mục sư tin lành trở lại, chữ trở lại được dùng để nói thẳng, không úp mở.
Tháng 3 năm 2016, mục sư Peder Bergqvist được nhận vào Giáo hội công giáo và sau đó được chịu chức linh mục rất nhanh đã làm mọi người ngạc nhiên, mục sư là giám đốc trung tâm đại kết Berget ở Dalécarlie. Đa số các thành viên của 11 người trong cộng đoàn của mục sư cũng trở lại đạo công giáo. Tất cả cộng đoàn Berget cuối cùng đều trở lại đạo công giáo, cộng đoàn này về mặt lịch sử là cộng đoàn có gốc rễ sâu trong giáo phái Luther. Nữ Giám mục Antje Jackelén cũng đã phản ứng về việc này, bà trách Đức Giám mục Arborelius không cho Giáo hội Luther biết có những thay đổi này. Cả ngày hôm nay, người ta cũng không trở lại đạo công giáo như vậy ở Thụy Điển! Giám mục Arborelius nhã nhặn bình luận: “Những người trở lại về với đạo công giáo vì họ tìm ở đây một đức tin vững chắc, một đức tin không tuần phục theo tiếng còi hụ theo thời. Họ tìm được một đơn vị hiệp nhất với Giáo hội hoàn vũ và với truyền thống của Giáo hội”.
Các tín hữu mất quân bình
Quả vậy, Giáo hội Luther là Giáo hội rất chính trị hóa, Giáo hội gần như đã làm mất quân bình tín hữu của họ khi họ theo thần học rất phóng khoáng, đặt nặng sự dấn thân cần thiết của tín hữu vào lãnh vực xã hội và chính trị hơn là vào đức tin vào Chúa. Việc cho phép hôn nhân đồng tính trong Giáo hội Thụy Điển từ năm 2009 đã tạo rất nhiều căng thẳng trong nội bộ và trong các quan hệ đại kết, các mục sư không phục tùng đã bị gạt ra. Nữ tu người Pháp Veronica Tournier Dòng Đa Minh và là thành viên cộng đoàn Berget cho biết: “Rất nhiều tín hữu Luther quay lưng lại với Giáo hội của họ khi các người lãnh đạo rao giảng một giáo điều mà trong cương vị kitô hữu, các tín hữu của họ chống đối lại”.
Còn về phần anh Hesam Sorkhpour, 27 tuổi, anh đến từ giáo phái tin lành phúc âm, anh không tìm được chiều sâu như anh mong muốn. Anh người gốc Iran và đang là chủng sinh ở Học viện Newman ở Uppsala, anh sẽ gia nhập hàng giáo sĩ Thụy Điển: “Tôi là người chiite, nhưng tôi không giữ đạo. Theo tôi, Kitô giáo là đạo hiền hòa nhất nên tôi quay về phái phúc âm. Người ta nói với tôi chỉ cần tin và hài lòng. Nhưng, đó là sai. Phải đào sâu đức tin. Tôi đã để ra bảy năm để vào đạo công giáo”.
Tuy vậy, không phải tất cả tân tòng đều là cựu tín hữu tin lành. Đó là trường hợp của nữ tu Dòng Đa Minh Sofie Hamring, xơ xuất thân từ một gia đình không có đạo. Xơ ghi nhận nơi các bạn đồng tu với mình, rất nhiều người không ở trong một thể loại nào. Như thế sụ thế tục hóa đã sản xuất ra một loại tôn giáo kém mà rất nhiều người không còn biết Giáo hội nào với Giáo hội nào. Điều đáng quan tâm bây giờ là tính xác thực của đức tin. Nữ tu Sofie nói với chúng tôi: “Rất nhiều người đã làm như tôi, vì tình cờ hoặc vì hiếu kỳ, họ biết được Giáo hội công giáo qua một cuộc tĩnh tâm ở một trong các tu viện của chúng tôi. Rồi họ cầu nguyện xin Chúa cho họ tìm được một Giáo hội tốt đẹp. Và khi họ xin Chúa Giêsu thì Chúa chỉ cho họ con đường”.
Các Giáo hội kitô
Luther: 6,2 triệu tín hữu (62% dân số). Giữ đạo: 1%
Giáo phái phúc âm: 300.000 tín hữu (3%dân số). Đa số giữ đạo.
Công giáo: 113.000 tín hữu, nhưng có đến 200.000 tín hữu đi lễ, (2% dân số). Đa số giữ đạo.
Giáo hội chính thống: 150.000 tín hữu.
Một cuộc gặp gỡ chưa từng có
Về mặt lịch sử, cuộc tưởng niệm ngày 31 tháng 10 ở Lund và Malmö không phải chỉ là danh xưng: đây là lần đầu tiên các đại diện chính thức của công giáo và Luther cùng gặp nhau để kỷ niệm ngày mục sư Martin Luther viết 95 chủ đề vào năm 1517. Thánh lễ ở Malmö ngày 1 tháng 11 cũng là một sự kiện chưa từng có. Đó cũng là lần đầu tiên một sự kiện có tầm vóc tôn giáo quan trọng như vậy xảy ra ở Thụy Điển, một trong các nước khởi xướng Cải Cách. Chính các nhà tổ chức trong giáo phái Luther đã đề nghị thành phố Lund, một trong các thành phố đầu tiên đã kitô giáo hóa ở Bắc Âu và là nơi sinh ra của Liên Hiệp Luther thế giới năm 1947.
Marta An Nguyễn chuyển dịch