Dân biểu Marc Le Fur: “Giáo hội có một nền ngoại giao cực kỳ hiện đại!”
cath.ch, Aymeric Pourbaix, Roma, 2016-09-29
Trong chuyến đi ba ngày đến Vatican, ngày 29 tháng 9-2016, mười bốn dân biểu Pháp của nhóm nghiên cứu thiên hướng quốc tế về Tòa Thánh, do chủ tịch Xavier Breton hướng dẫn đã gặp các trưởng ban bộ giáo triều và đã có một nhận xét chính xác về sức mạnh của nền ngoại giao Vatican trong một bối cảnh căng thẳng. Hãng tin I.MEDIA đã phỏng vấn dân biểu Marc Le Fur, phó chủ tịch Quốc hội.
Trong kỳ đi nghiên cứu này, điều gì đã làm ông chú ý nhất khi ông gặp các nhà chức trách của Giáo triều?
Rôma là một trong những thành phố duy nhất cho người đến thăm có một cảm nhận thế giới, trong khi chúng tôi thường có khuynh hướng phân tích các vấn đề dưới con mắt của người Pháp. Nhưng thường các cuộc thảo luận lại mang tầm mức thế giới. Chẳng hạn về vấn đề hồi giáo, chúng tôi đi tới với chỉ một giải pháp là đời, nhưng đời không phải là một chủ nghĩa vô thần của Quốc gia, trên thực tế, đời là một khái niệm theo tinh thần kitô. Vậy có thể nào áp dụng cho hồi giáo? Theo cách này, chúng tôi ít dám nói đến hồi giáo một cách trực tiếp, chúng tôi bao gồm vấn đề dưới tiêu đề ‘các tôn giáo’. Theo tôi, như thế là thiếu can đảm. Chúng tôi đã gặp hồng y Peter Tuckson, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hòa bình (ngài sẽ là tân bộ trưởng ‘siêu bộ’ về phát triển nhân bản toàn diện). Ngài nhắc lại mong ước của Vatican là Âu châu có tinh thần đón nhận hơn. Ngài giải thích, cần thiết là phải làm vơi đi vấn đề di dân, vì phải giữ giới trẻ lại cho các nước họ ra đi. Đó là tầm nhìn rất rộng và thực tiễn về vấn đề tế nhị này.
Ông có dịp để lượng định tầm vóc của nền ngoại giao Vatican không?
Một cách chung chung, Tòa Thánh là một Quốc gia có tầm vóc ngoại giao quốc tế. Đó là một hành động kín đáo nhưng hiệu quả. Và phù với các tiêu chuẩn cực kỳ hiện đại. Chẳng hạn sức mạnh của các mạng lưới. Mạng thông tin của Giáo hội chắc chắn là mạng đầy đủ kỹ thuật nhất thế giới! Và đó cũng là một thể chế, một thứ trật tồn tại qua thời gian trong khi các thứ trật khác đã sụp đổ. Vì thế tôi tin chắc, sức mạnh quan hệ của Giáo hội ngày nay còn quan trọng hơn ngày hôm qua.
“Có những đề tài trên đó đối thoại là không thể được, chẳng hạn sự hoán cải người hồi giáo về với đức tin công giáo”
Về vấn đề rất thời sự hiện nay là hồi giáo, đâu là nội dung các trao đổi của ông với Vatican?
Chúng tôi đã gặp hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng đối thoại liên tôn, người làm tất cả để mang đến hòa giải. Đối với ngài, hồi giáo tự bản chất là chinh phục và nếu đối thoại là cần thiết, thì cần phải có “kiên nhẫn”, ngài khẳng định. Theo Hồng y, có bốn loại đối thoại: đối thoại về đời sống, về công việc, về thần học và về đời sống thiêng liêng. Bắt đầu cái thứ nhì thì mọi sự trở thành rắc rối, dù theo ngài có thể có một thỏa thuận trên các giá trị để cùng ở chung với nhau. Nhưng cũng có những vấn đề trên đó đối thoại là chuyện không thể, như việc người hồi giáo theo đạo công giáo.
Ông tiếp xúc với Đức Phanxicô như thế nào?
Chúng tôi thấy ngài sau buổi tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô khi ngài đến chào chúng tôi như các người khác. Ngắn ngũi nhưng sâu đậm và không chính thức. Giáo hội có khả năng nhận diện những nhân vật ngoại hạng, tôi có thể kiểm chứng với Đức Giáo hoàng này. Ngài nắm ý nghĩa của nghi thức và nếu ngài làm xáo trộn là để chúng ta đừng ở “ban-công”, như ngài nói với các bạn trẻ ở Ngày Đại hội Giới Trẻ Quốc tế. Đó là ngược với nguyên tắc cẩn thận!
Một cách chung chung, như đại sứ Pháp ở Tòa Thánh cho chúng tôi biết, quan hệ giữa nước Pháp và Tòa Thánh đã được nồng ấm hơn từ sau vụ linh mục Hamel bị giết chết và các vụ đe dọa tấn công ở Pháp.
Chúng tôi cũng ghi nhận, và cũng thật đáng tiếc, là người Pháp đã không có mặt nhiều ở Giáo triều: một thế hệ các giám chức đã ra đi, các linh mục Pháp không thúc bách để vào Học viện các sứ thần. Nhưng tôi cũng có chút yên tâm khi thấy tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ thứ nhì, sau tiếng Ý, được đọc lên trong buổi tiếp kiến chung.
Còn về chuyến đi của Đức Phanxicô đến nước Pháp thì gần như ngài khẳng định với chúng tôi khi ngài nói ngài “mong muốn đến”. Nhưng còn ngày giờ thì chưa biết được.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Hình: Đại sứ Pháp ở Tòa Thánh Philippe Zeller giới thiệu tòa đại sứ và công việc của mình cho các dân biểu Pháp chiều thứ hai 26 tháng 9-2016 ở Villa Bonaparte, Roma