lacroix.com, Agnès Rotivel, Liban, 2016-07-16
Lòng quảng đại không biên giới (4/4)
Bà Roula Talj, người vận động hành lang, người hoạt động tích cực cho quyền công dân, đồng sáng lập Beirut, thành phố tôi (Beirut Madinati), hy vọng sự huy động quyền công dân sẽ giúp trồi lên một quốc gia với các thể chế chạy việc.
Đường lối chính trị và các cuộc vận động nhằm huy động dân chúng không làm cho bà sợ. Bà Roula Talj có sau lưng bà một kinh nghiệm vững chắc: vận động hành lang ở Washington trong Hiệp hội Thương Mại Quốc gia (National Business Association), bà từng làm việc trong phái đoàn Mỹ,õ trong các vụ thương thuyết với người Palestina. Là kitô hữu người gốc Liban, bà là chuyên gia trong các quan hệ quốc tế. Bà tham dự thường xuyên các cuộc buổi hội thảo về các phong trào salafist (phong trào quay về hồi giáo nguyên thủy) ở Trường đại học quốc phòng quốc gia (NDU) ở Washington.
Năm 2011, trước khi vị lãnh tụ Libia Mouammar Kadhafi chết, bà bắt tay vào hồ sơ mất tích của nhà lãnh đạo tôn giáo chiit người Liban, Moussa Sadr. Ông là triết gia, là người lãnh đạo tôn giáo chiit Liban, ông bị mất tích ngày 31 tháng 8 năm 1978 trong chuyến đi chính thức đến Libya. Năm 1974, ông sáng lập Phong trào giúp những người bị thua thiệt. Nhưng sau cái chết của lãnh tụ Kadhafi, Lybia, bà đóng hồ sơ và quyết định về lại Liban.
Với một quá trình như vậy, làm sao tin khi bà khẳng định “bà không muốn làm chính trị”? Giữa các thời gian này, bà có những hoạt động khác nhau, sản xuất phim truyền hình, một phim giả tưởng về Nhà nước Hồi giáo tự xưng năm 2014. Tháng 7 năm 2015, khi đất nước bà đối diện với cơn khủng hoảng rác, tạo ra do sự đóng cửa nơi chứa rác lớn nhất Liban và khi đó, rác bị chất đống ngoài đường, thì bà Roula Talj tìm được cho mình một công việc xứng tầm của bà: Beirut, thành phố của tôi (Beirut Madinati), phong trào dân sự đầu tiên được thành lập ở Liban.
Bà đặt hết tài năng vận động hành lang và tổ chức của mình vào công việc này. Bà nói: “Liban phải có một cách xen kẻ khác trong hệ thống hiện nay và cho phép sự trồi lên một Quốc gia với các thể chế chạy việc,” trong một nước mà khủng hoảng chính trị là kinh niên và không có một lãnh tụ Quốc gia từ tháng 5 năm 2014.
Để các phụ nữ có tiếng nói của mình
Ngày 29 tháng 8 năm 2015, bà xuất hiện ở trung tâm thành phố Beirut trước mặt 70 000 người dân, bà đau lòng vì sự lơ là của các chính trị gia. Sự huy động này là một thành công và tầng lớp chính trị bắt đầu lo lắng. Từ cuộc nội chiến 1975-1990, chưa bao giờ Quảng trường Tử Đạo đã quy tụ được đông người trong tầng lớp dân sự như vậy. Phong trào giới thiệu một chương trình đơn giản: giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề hàng ngày của người dân Beirut, xa các hình thức bè phái, tôn giáo, nạn tham nhũng của các đảng lớn đã làm băng hoại đời sống chính trị của Liban.
Beirut Madinati còn phải trải rộng điện bàn hoạt động của mình trên toàn nước, ở những nơi mà một người hay một đảng dựa trên khách hàng của mình để thống trị, hoặc các gia đình lớn vẫn còn nắm quyền. Mùa hè năm ngoái, khi bà thấy phong trào bị yếu đi, bà quyết định huy động phụ nữ gánh vác việc xử lý rác. Để tiếng nói của họ được “lắng nghe”, tháng 9 năm 2015, bà thành lập phong trào Phụ nữ Sáng tạo cho Tinh thần lãnh đạo ở Lebanon, Will, (Women Initiative for Leadership in Lebanon), quy tụ các phụ nữ ở mọi tầng lớp xã hội, nhưng phong trào không những gồm các bà, vì các ông cũng tham dự thường xuyên trong hàng ngũ của họ khi các bà xuất hiện.
Một cuộc chiến chống tham nhũng
Will vươn lên khi cả nước dùng lửa để đốt rác. Thay vì tìm một giải pháp lâu dài và hợp môi sinh cho vấn đề rác thì “các thành phố trả tiền để đốt rác và đã tạo ra sự ô nhiễm trầm trọng”.
Will đã làm một bản tổng kết về mặt vệ sinh và đưa đơn khiếu nại lên các tòa án để ngưng đốt rác. Nhờ hoạt động của họ mà việc đốt rác chậm lại. “Trong dịp này, người dân Liban thấy nạn tham nhũng đã làm băng hoại xã hội của họ đến mức như thế nào. Họ tỉnh thức sau cơn hôn mê bốn mươi năm, họ đã quen với nạn tham nhũng, nhưng bây giờ họ không còn chịu đựng được nữa.”
Cơn khủng hoảng rác đã làm dấy lên sự bất mãn đối với một tầng lớp chính trị đã hành động như một đại gia đình, đồng ý với nhau để chia chác đất nước, nhất là không muốn thay đổi hệ thống vì họ sẽ mất tất cả.
Đối với bà Roula Talj, xã hội dân sự phải tổ chức để thành lập các cơ quan Phi Chính Phủ trong các lãnh vực bị nhà cầm quyền bỏ rơi, như săn sóc và giáo dục. Các tổ chức Phi Chính Phủ sẽ thay thế nhà cầm quyền. “Tôi có quyền sống trong một đất nước sạch”, “Tôi có quyền vào bệnh viện để được săn sóc”, “Tôi có quyền gởi con đến trường”, một loạt các câu khẩu hiệu đơn giản mà các bà trưng lên mỗi khi họ xuống đường, để khắc ghi trong đầu người dân Liban, nếu họ có bổn phận, thì họ cũng có quyền.
Công việc xen kẻ của Beirut Madinati
Chương trình cổ động “Beirut, thành phố của tôi” ra đời năm 2015 sau cơn khủng hoảng rác do việc đóng cửa nơi chứa rác lớn nhất nước và các thủ thuật ảnh hưởng chung quanh thị trường trục lợi rác. Phong trào gồm các nhà thầu, các nhà giáo, nghệ sĩ, ngư dân không dính đến chính trị.
Trong các cuộc họp thành phố vào tháng 5, diễn đàn công dân đã có được một phần ba số phiếu ở Beirut đối với các đảng phải truyền thống, các đảng này đã chiếm hết tất cả ghế bầu cử thành phố vì thể thức bầu cử. Nhưng cơn khủng hoảng rác chưa chấm dứt, chưa có một biện pháp lâu dài nào từ đó. Phong trào dân sự dứt khoát không buông cuộc chiến.
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Đối với bà Roula Talj, xã hội dân sự phải tạo ra các cơ quan Phi Chính Phủ trong các lãnh vực bị nhà cầm quyền bỏ rơi như các lãnh vực săn sóc, giáo dục. /D.R