Có phải sợ cơn giận của Chúa không?

531

famillechretienne.fr, Nicolas Buttet, 2016-07-21

The Creation of Man by Michelangelo Sistine ChapelSự giận dữ của Chúa xuất hiện hơn bốn trăm lần trong Sách Thánh – bốn lần hơn sự giận dữ của con người! – thế mà trong Cựu Ước có hơn ba trăm trường hợp của «lòng thương xót» (hesed et rahamim). Vậy Chúa trong Cựu Ước «giận» hơn là thương xót?

Nơi con người, giận là một dục vọng tạo ra bởi một cái gì được xem như bất công. Đó là một tội nặng khi cơn giận này được thể hiện qua sự báo thù có tính xung năng (bạo hành hay giận lẫy) trong mục đích chính mình muốn đặt ra công lý. Từ kinh nghiệm nhân bản này, thành ngữ «cơn giận của Chúa» được xuất hiện như một cách rất mạnh để thể hiện sự từ chối làm điều xấu của Ngài. Khi cơn giận của Chúa bùng lên (nói theo nghĩa đen «mũi của Ngài nóng lên», (x. Xh 32, 10) là vì dân của Ngài quay lại chống Ngài, không còn nghe Lời Ngài, vì thế dân này có nguy cơ xuống hố. Nó được thể hiện qua những hiện tượng bên ngoài như lửa, nước, giông tố, các quốc gia thù nghịch, các tai ương thiên nhiên.

Cơn giận của Thiên Chúa đơn giản muốn nói với chúng ta, lòng tốt của Ngài không phải là vô cảm đứng trước các bất trung, các điều bất chính và độc ác của con người hay đứng trước sự đau khổ của những người vô tội. Trong nghĩa này, cơn giận của Chúa chỉ là mặt mề đai bên kia của lòng tốt của Ngài.

Một trong những vụ bội giáo đầu tiên của tín hữu kitô là vụ Marcion (85-160) đã loại ra tất cả các đoạn Chúa giận dữ trong Cựu Ước. Một sự bội giáo mà Tertullien (150-220) giải thích: «Một Thiên Chúa tốt hơn đã được khám phá, một Thiên Chúa không bức bách, không giận dữ, không bắt chịu bất cứ một hình phạt nào  […]: Ngài chỉ là dễ thương. Đương nhiên. Ngài cấm chúng ta phạm tội, nhưng chỉ trong các bản văn của Ngài!» Tóm lại, một Thiên Chúa hiền từ nhu nhược!

Thiên Chúa hoàn toàn cáng đáng cơn giận của mình: cơn giận này luôn là cơn giận cá thể và liên hệ, không bao giờ là cơn giận của một lực huyền bí. «Cơn giận này của Chúa» được diễn tả trong bối cảnh của Giao ước của Ngài, có nghĩa là trong trọng tâm của một quan hệ yêu thương và hiệp thông mà Chúa không ngừng thể hiện qua các các việc làm tốt lành và qua sự trung tín của Ngài đối với con người, dù con người quay lưng với Chúa. Chúa không bao giờ nổi giận nơi chính Ngài, nhưng khi Ngài đối diện với một dân tộc lầm lạc đi ra khỏi con đường của sự sống và của tình yêu.

Như thế cơn giận của Chúa là hệ quả của lòng thương xót của Ngài, một phương cách để làm cho thấy rõ hơn – thường là một cách đau đớn – sự lầm lạc của con cái Ngài, trong mục đích mang lại cho chúng hạnh phúc và niềm vui của Giáo Ước.

Trong tinh thần giao ước này, biểu lộ tối hậu nhất cho cơn giận của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô. Không phải vì Chúa Giêsu làm dịu cơn giận của Cha Ngài qua máu của mình được đổ ra, nhưng Chúa Giêsu đến để hủy bỏ lý do sự giận dữ, bằng cách sống đến cùng, một cách trung tín và trong tình phụ tử, một quan hệ yêu thương và công chính của Cha của Ngài.

Như thế, chúng ta có thể kết luận như Thánh Phanxicô Salê đã nói «phải thương sự tuân phục nhiều hơn là sợ sự bất tuân», có nghĩa là phải yêu các việc tốt lành của Giao Ước với Chúa nhiều hơn là sợ các hệ quả đau đớn, kết quả của sự từ chối Giao Ước này, cái mà Thánh Kinh gọi là «cơn giận của Chúa».

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch