“Chiều hôm đó, cha tôi đã làm…”

304

 

davidnolent.com, David Nolent, 2016-08-23

Trích từ sách “Điều kỳ diệu qua tình yêu của Chúa!”

Đứa bé người cha và dĩa cơm trắng 20160826

Nhà thơ Allan Peterson kể câu chuyện: “Tôi đọc câu chuyện một bé trai ngày nào cũng đi học về trễ. Một ngày nọ, cha mẹ em cảnh cáo, em phải đi học về đúng giờ. Vậy mà ngày hôm đó em lại về trễ hơn mọi hôm. Mẹ em đứng đợi ngoài cửa và không nói gì.

Tối hôm đó, em nhìn vào đĩa cơm của mình. Chỉ có một lát bánh mì và một ly nước. Em nhìn qua đĩa cơm của bố, một đĩa đầy đồ ăn, rồi em nhìn bố, bố em im lặng. Em quá buồn.

Người cha chờ em nhận ra trong chính sâu thẳm lòng mình, hệ quả nào cho lỗi của mình, rồi ông lẳng lặng lấy đĩa cơm của em để trước mặt ông, còn đĩa cơm đầy đồ ăn của ông để trước mặt em và cười với em.

Đứa bé lớn lên để trở thành một người đàn ông.

Ngày hôm nay, ông nói: ‘Suốt đời tôi, tôi hiểu thế nào là Chúa qua những gì cha tôi làm tối hôm đó.’”

Sự trao đổi của Chúa

Chữ cứu rỗi đến từ chữ “apolutrosis” của Hy Lạp, có nghĩa là một sự “giải phóng được làm sau khi trả một món tiền chuộc.” Một loại trao đổi hay chuộc lại. Một người trả giá thay cho người phạm lỗi. Lời nguyền rủa biến thành lời chúc phúc.

Trong câu chuyện của chúng ta, đứa bé trai xứng đáng với đĩa cơm với ly nước lạnh vì cứ không vâng lời hoài. Người cha đã trả giá giùm cho người con, ông hy sinh đĩa cơm đầy thức ăn của mình, nhận đĩa cơm trắng của con.

Cũng vậy, vì tội bất tuân của chúng ta lặp đi lặp lại, Chúa Giêsu trả giá bằng từ bỏ vinh quang của mình, Ngài cho chúng ta bằng cách mang lấy sự khốn cùng và tội lỗi của chúng ta.

Thật cao cả và tốt đẹp cho «ơn sủng của Chúa Giêsu-Kitô. Quả thật anh em biết, Đức Giêsu-Kitô Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có!» (2 Cr 8: 9)

Marta An Nguyễn chuyển dịch