Tại sao Đức Phanxicô đã có lý khi mang người tị nạn hồi giáo về Rôma với mình

192

aleteia.org, Henri Hude, 2016-04-21

Đối với ông Henri Hude, để hiểu các vấn đề quốc tế thì phải có cái nhìn về vấn đề Đế quốc

Người tị nạn ở Trung tâm tiếp nhận Trastevere, Roma
Người tị nạn ở Trung tâm tiếp nhận Trastevere, Roma

Tôi đặt tôi ở cái nhìn thuần chính trị.

Chúng ta chỉ có thể hiểu hành vi của Đức Giáo hoàng ở Lesbos, một hành vi gây sốc đối với một số người nếu họ hiểu sai. Nhưng có khôn ngoan khi nghĩ rằng Đức Giáo hoàng hy sinh mọi lợi ích chung, kể cả an toàn quần chúng cho các quyền cá nhân, hi sinh mọi cẩn trọng cho một đức ái không thứ trật, không lý lẽ không? Hành động của ngài mang một ý nghĩa nghiêm túc và vững chắc. Vậy Đức Phanxicô đã làm những gì? Ngài không rơi vào cái bẫy của Đế quốc.

Quả thật, để hiểu một vấn đề chính trị quốc tế thì cần phải đề cập đến vấn đề này trên quan điểm của Đế quốc. Có nghĩa: phải bắt đầu nhìn sự việc khởi đi từ Washington và trên quan điểm của Washington. Tôi nói “Washington” chứ không nói “nước Mỹ”, bởi vì dân chúng Mỹ không có quyền lực trên chính trị nước ngoài của Mỹ, cũng như dân chúng Pháp không có quyền lực trên chính trị nước ngoài của nước Pháp.

Vì Washington một chính trị. Một chính trị tối thượng, mà nguyên tắc hoàn toàn cổ điển là “chia để trị”. Mục đích của nó là quyền lực. Về mặt thiêng liêng, Đế quốc có nghĩa là tin vào các Ánh sáng, hay những gì còn lại từ đó, nhưng một cách nền tảng nó tin vào quyền lực của mình và làm thuận lợi cho những gì phục vụ nó. Vì những gì phục vụ nó là sự yếu đuối của người khác, nên nó thúc đẩy mọi ý tưởng hay mọi cảm nhận để làm phá hủy cơ cấu, làm mất định hướng các đối thủ tiềm tàng của mình.

Cuộc chiến đấu chống hồi giáo, một cuộc chiến tranh mới phục vụ cho Đế quốc

Đối với Âu Châu và đặc biệt nước Pháp, một mặt, Đế quốc tìm cách tái dựng lại bức màn sắt giữa Âu Châu và nước Nga, và mặt khác là làm cho khả dĩ một chiến tranh của các tôn giáo hay của các nền văn minh giữa Âu Châu và thế giới Ả Rập-hồi giáo. Một chiến tranh giữa các tôn giáo có thể xảy ra trong nhiều nước Âu Châu dưới hình thức nội chiến, như trường hợp xảy ra ở Trung Đông. Nó làm cho Đế quốc vừa kéo dài đến vô tận sự can dự của mình để bảo vệ Âu Châu, vừa hưởng lợi về sự bất lực của các đối phương của mình. Dưới lý do vì có tình trạng giới nghiêm và chiến đấu chống khủng bố, như vậy giúp cho nó ngăn chận được các chống đối trong tinh thần dân chủ, mà trong nhiều nước là chống đối các quyền lực kinh tế, đó là đế quốc Mỹ (bắt đầu từ tài chánh). Điều này cung cấp, dưới chiêu đề để thay thế, trong trường hợp cần, các đảng phái tự do quá mềm bằng các hình thức độc tài khác nhau, vừa có uy quyền hơn với dân chúng, vừa dễ bảo hơn với quyền lực tối thượng. Lịch sử của Châu Mỹ La Tinh đầy những chuyện này (lịch sử mà Đức Phanxicô rất rành). Trong mọi giả thuyết, một chiến tranh tôn giáo với Hồi giáo sẽ có hệ quả là cắt đứt các cây cầu giữa người công giáo và người hồi giáo, kéo dài ý thức hệ vô thần, dưới chiêu đề, ai cũng biết, các tôn giáo làm chiến tranh.

Chỉ có Đế quốc thật sự biết tại sao họ làm chiến tranh. Những người khác chỉ là những người điên chiến đấu để cho người khác hưởng lợi. Chia rẽ, họ giết nhau, ghét nhau, nghĩ rằng mỗi người bảo vệ cho quyền lực của mình và họ chỉ phục vụ cho Đế quốc, một Đế quốc sống nhờ sự chia rẽ của họ.

Mọi đế quốc đều chú trong việc khai thác tình cảm quốc gia đủ các loại. Chủ nghĩa yêu nước sơ khai, các chia rẽ tôn giáo hay sắc tộc, chủ nghĩa sống theo vùng nhưng cũng là tất cả mọi hình thức cực đoan đều là khí cụ tiêu biểu cho ván bài của họ. Họ biết khuấy động cái áo choàng đỏ, trong đó đầy cả đầu óc sơ khai, không biết gì về nghệ thuật lèo lái của chủ nghĩa đế quốc.

Đức Giáo hoàng, một cách rất nổi bật vừa tuyên bố với Đế quốc: đừng dựa trên Giáo hội Công giáo để đánh ván bài chiến tranh đế quốc của quý vị. Lôgic của Đế quốc là quyền lực hoàn vũ. Nhưng lôgic của Giáo hội là loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi quốc gia, và Tin Mừng là siêu việt.

Chính Đế quốc tạo ra cơn khủng hoảng của những người di dân thì chính Đế quốc có thể làm chấm dứt cơn khủng hoảng này

Chủ nghĩa khủng bố hồi giáo không bao giờ có tầm quan trọng mà chúng có trong tay nếu cho đến ngày nay Đế quốc đã không đồng minh với những người wahhabit (người thuần hồi giáo sunnit), nếu Đế quốc đã không giúp quân khủng bố hồi giáo trong chiến tranh của Xô viết ở Afghanistan, để làm đó thành khí cụ chọn lọc cho việc làm mất thế quân bình kẻ thù của mình, và nếu nó không đóng vai trò quyết định trong trận chiến tranh Syria, mà từ đó là trực tiếp đưa đến thảm họa nhân loại và di dân như chúng ta thấy.

Chắc chắn chúng ta phải cẩn thận với sự nổi dậy của chủ nghĩa hồi giáo đến từ các nước như Syria, sự nổi dậy mà đôi khi vì hèn kém, các nhà lãnh đạo của chúng ta đã bao dung và đôi khi còn hãi sợ chúng. Dù vậy, thật là vô nhân khi xem các nạn nhân của các thảm kịch này là tội phạm, là những người xâm lấn (dù cho, vì cẩn thận và đúng lý, thì đôi khi bắt buộc phải có những biện pháp chặt chẽ – thêm nữa, so với các vị tiền nhiệm của mình, Đức Phanxicô có một quan điểm ít chủ hòa hơn và một lối chú giải giáo huấn công giáo rắn rỏi hơn về chiến tranh công chính).

Nếu chúng ta muốn chấm dứt cơn khủng hoảng người tị nạn này, thì chính là Washington là người mà chúng ta phải nói chuyện, để Washington kiểm soát các đồng minh của mình trong vùng Vịnh, để họ chấm dứt việc khiêu khích chủ nghĩa hồi giáo. Như thế hành vi của Đức Giáo hoàng hoàn toàn hữu ích cho quan điểm này, cũng như việc ngài tiếp, một cách không chính thức, ứng viên Tổng thống Mỹ Bernie Sanders ở Vatican, hoặc các cuộc gặp gỡ khá thường xuyên của ngài với Vladimir Poutine. Các ý kiến của những người này về chính trị nước ngoài của nước Mỹ rất phê phán.

Các xáo trộn về mặt thiêng liêng trong nội bộ hồi giáo

Vậy thì? Như thế có nói được Đức Giáo hoàng không thấy quân khủng bố hồi giáo là nguy hiểm không? Rằng các vụ di dân là dịp cho quân khủng bố trà trộn vào? Có được nghĩ rằng ngài để cho Âu Châu bị hồi giáo hóa không? Có được nghĩ rằng ngài muốn thấy lá cờ đen bay phất phới trên Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma chăng? Làm sao chúng ta có thể tin tất cả những chuyện này là nghiêm túc? Đức Giáo hoàng, ngài nghĩ đến lợi ích chung của các dân tộc và nghĩ đến việc phúc âm hóa.

Hệ thống tự do hiện hành ngày càng loại người trẻ ra khỏi đời sống kinh tế, và càng ngày càng là mục đích của một cuộc thải loại lan rộng. Ngay cả ở Mỹ, 80% các người dân chủ trẻ bầu để chống thứ trật đã được thiết lập. Và có phải đó là để chống nền kinh tế tự do đó không? Hệ thống chính trị hiện nay ở Pháp đã làm cho người dân không có khả năng bầu ai khác hơn là bầu bù nhìn, ở năm năm tại chức, trừ đi ba tháng “hân hoan sau khi được bầu”, chỉ để làm cho dân ghét như một người không mời mà đến. Và như vậy là dân chủ sao? Nghiệp đoàn văn hóa tự do vô chính phủ không sản xuất gì khác hơn là sản xuất một loại khiếp sợ khốn khổ, loại tình cảm và đạo đức ủy mị như văn sĩ người Pháp Michel Houellebecq mô tả hoàn toàn đúng trong các tiểu thuyết của ông. Và như vậy là thời Ánh sáng sao?

Các người trẻ hồi giáo nghĩ gì? Rằng nền kinh tế của chúng ta là bất công, nền dân chủ của chúng ta là trò chơi trẻ con, văn hóa chính thức của chúng ta là thối rữa. Họ có tuyệt đối sai không? Có, trong chừng mực, qua sự hung bạo tội ác của phản ứng của họ, họ đóng vai trò những người ngu dốt hữu ích phục vụ cho Đế quốc. Đức Giáo hoàng, người, dù muốn dù không cũng là uy quyền tối thượng về mặt đạo đức của thế giới, đã nói với người hồi giáo cũng như người kitô giáo: anh chị em đừng rơi vào bẫy chạm trán tôn giáo này, hãy ở tầm cao với việc canh tân về mặt thiêng liêng rộng lớn vô cùng này, cùng với sự sụp đổ của ý thức hệ phóng khoáng, chúng ta hãy là tông đồ có khả năng đón nhận các quốc gia thương tổn bị tàn phá và bị khinh khi bởi ý thức hệ, nhưng là những quốc gia trong niềm vui trước lòng thương xót của Thiên Chúa.

Tất cả mọi người nghĩ rằng người hồi giáo muôn thuở vẫn là người hồi giáo, họ sẽ càng ngày càng theo hồi giáo và họ sẽ không bao giờ trở lại kitô giáo, hoặc sẽ không bao giờ rơi hàng loạt vào một chủ nghĩa vô thần xoàng xĩnh. Tất cả những chuyện này không có gì được xem là thụ đắc và đó là không hiểu thiêng liêng tính xác thực của nhiều người hồi giáo. Trọn Hồi giáo đang sôi động, nó sẽ đặt lại vấn đề như chưa bao giờ đặt. Hồi giáo đi qua các phong trào tận căn cực đoan, phong trào thế tục vô thần, nhưng cũng đi qua việc đi tìm kiếm một con đường thiêng liêng sâu đậm. Không ai hoặc gần như không có ai nói gì nơi họ, nhưng ai biết chính họ đã suy nghĩ như thế nào, rằng tất cả trở nên phi lý, rằng tôn giáo của họ phải thay đổi, hoặc họ phải thay đổi tôn giáo? Thêm nữa, hình thức cá nhân chủ nghĩa, thuyết hư vô, sự vi phạm do cuộc chiến đấu của những người khủng bố cực đoan cho thấy chính họ cũng bị phương tây hóa sâu đậm. Họ đau khổ cho đến tuyệt vọng cảm nhận sự phương tây hóa này là không đi lui được. Phản ứng tuyệt vọng của họ, cá tính khát máu của họ, bầu khí cánh chung này, sự hứng khởi hoang tưởng này, nhất là, tất cả giống như buổi hoàng hôn của các vị thần.

Làm thế nào mà những chuyện này không làm giao động một số lớn đầu óc? Tỷ số có bao nhiêu người hồi giáo đang đi tìm một con đường thiêng liêng, đang đặt lại vấn đề Hồi giáo? Nơi những người hồi giáo đang trên con đường đi tìm này, đâu là kết quả của Thần Khí qua hành động của Đức Phanxicô đã gây ra nơi nơi tận thâm sâu tâm hồn của họ? Không có gì bằng điều này: một khi Thần Khí đã vào trong đời sống của họ, thì họ có tương quan trực tiếp với Chúa Kitô.

 

Lời mời gọi của Đức Phanxicô với người công giáo

Đức Phanxicô mời gọi người công giáo trở nên đại đồng và trong tình huynh đệ, đi cùng với anh chị em hồi giáo trong tiến trình thiêng liêng này. Ngài cũng mời gọi người công giáo không đi vào những cuộc chạm trán bộ lạc, sắc dân thiểu số và tôn giáo, đó là các khí cụ mà Đế quốc dùng để chia rẽ và để thống trị quyền lực của mình. Vì Giáo hội công giáo có một nhãn quan đại đồng được Chúa Kitô ban cho: “Anh em hãy đi khắp các nước để thâu nhận môn đệ. Rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh thần”. Giáo hội và Đế quốc mang hai nhãn quan đại đồng và Đức Giáo hoàng mời gọi người công giáo chọn nhãn quan của Chúa Kitô. Và các quốc gia phủ nhận Đế quốc, đến lượt mình, phải khám phá một hình thức đại đồng chính trị khác.

Còn về người công giáo Pháp, mà rất nhiều người theo phái bảo thủ với các lý do tất nhiên, hành vi của Đức Phanxicô ở Hy Lạp buôc họ phải hoán cải một cách sâu đậm, tìm lại tinh thần của các thánh tông đồ. Sau bao nhiêu năm ở trong tư thế tự vệ và thu mình, sau bao nhiêu cuộc chiến thất bại, người công giáo Pháp phải hiểu thời cơ to lớn về mặt thiêng liêng cho nước mình, với ngang tầm cao tài năng của mình: mang cho thế giới một nhãn quan mới về công chính, thực hiện trong các cơ cấu chính trị cao cả tinh thần nhân bản đại đồng này (= công giáo).

Sự thật, Đức Phanxicô đã làm một hành vi giống hành vi của Chúa Giêsu trong đất nước của Ngài khi Ngài chữa người bệnh trong ngày xabát. Hành vi đã làm cho người đương thời đặt vấn đề, không thông cảm, phẫn nộ, giận dữ rồi phải suy nghĩ. Cuối cùng, có một số người cắt đứt với Chúa Kitô và những người khác thì trở lại. Chúng ta đã thấy các môn đệ bàn tán với nhau: “Sao ông ta lại nói như vậy. Ai sẽ nghe ông ấy?” hoặc: “Chúng ta sẽ đi theo ai? Ngài có lời mang sự sống đời đời”.

Kết luận. Tất cả những gì Đức Giáo hoàng làm mang tính thiêng liêng rất cao, về mặt chính trị thì cũng rất thông minh, theo tôi, là cực kỳ khéo léo. Đường lối chính trị của Ngài mong rằng người công giáo cũng khá thông minh, khá tin tưởng để hiểu thiện hướng của ngài, để cùng hợp tác theo lời khuyên của ngài – không đập dẹp ý nghĩa hành động của ngài, như thói bợ đỡ kiểu nói cho vừa lòng mọi người. Cùng với Đức Thánh Cha, chúng ta hãy tin tưởng trong sự thông minh và trong tính xác thực của con đường thiêng liêng của người công giáo.

* Một cách độc lập với mọi cuộc chiến tranh, các cuộc di dân này sẽ không tồn tại, hay ít nhất không ở tầm mức này, cũng không theo kiểu này, nếu không tồn tại một thứ trật kinh tế quốc tế này, một thứ trật chỉ là chuyện tất nhiên không tránh được. Phong trào tự do ngoài luật lệ của các nhà tư bản trên hành tinh, trao đổi mậu dịch của cải, dịch vụ ngoài luật lệ thay thế một cách lôgic cho phong trào lao động tay chân ở trên bề mặt quả đất, sự bất bình đẳng xã hội tăng dần và, trừ các cấp điều khiển hay các cấp trên, sự bình đẳng hóa toàn cầu giá cả lao động ở mức đủ sinh sống phù hợp với cái gọi là bàn tay vô hình này, nhất là khi bàn tay vô hình này lại là bàn tay sắt.

Marta An Nguyễn chuyển dịch