2015 – Năm mà người Công giáo hiểu lầm Đức Giáo hoàng

776

Aleteia | Tom Hoopes | 28-12-2015

AP3143507_Articolo

Nếu 2014 là năm mà truyền thông hiểu lầm Đức Giáo hoàng, thì 2015 là năm mà người Công giáo hiểu lầm về ngài.

2015 hẳn là năm xác định Đức Giáo hoàng Phanxicô là người bảo vệ cho giáo lý Công giáo. Đây là năm Đức Giáo hoàng có nhiều phát biểu ưu sinh, năm mà ngài lên án ‘thuyết về giống,’ năm của một văn kiện hội đồng mạnh mẽ về gia đình.

Nhưng dường như mỗi mùa, lại đều có một cớ để người Công giáo thấy nghi ngờ về Đức Giáo hoàng.

Bắt đầu từ mùa đông với chuyện con thỏ

Trên chuyến bay trở về từ chuyến công du Phi Luật Tân, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng, ‘Một vài người nghĩ, xin lỗi vì từ ngữ tôi dùng, rằng để là người Công giáo tốt, thì phải sinh con như thỏ vậy. Không. Mà là làm cha mẹ có trách nhiệm.’

Tất nhiên là ngài đúng, làm những bậc cha mẹ có trách nhiệm chắc chắn là điều tiên quyết. Nhưng câu chữ đã khiến nhiều người Công giáo cảm giác như Đức Giáo hoàng đã coi thường các gia đình đông con.

Vài ngày sau, ngài đã làm rõ lời của mình. Nói trong buổi gặp với các đại gia đình, ngài tôn vinh các gia đình đông con.

Vậy thì, nhận định ‘con thỏ’ là thế nào?

Ngài đang trả lời một phóng viên phản đối những bình luận của ngài chống việc tránh thai, những bình luận đã khiến một nhà báo Mỹ viết rằng: ‘Tin tức Đức Giáo hoàng Phanxicô đã mạnh mẽ bảo vệ việc Giáo hội cấm kiểm soát sinh sản nhân tạo, khiến cho tôi tan nát. Tôi đã hi vọng rất nhiều từ con người này.’

Thông điệp chuyện con thỏ của Đức Phanxicô không phải hướng đến những người giữ giáo huấn của Giáo hội, nhưng là cho những người phản đối. Ngài không nói rằng, ‘Quá nhiều người có quá nhiều con,’ nhưng ngài nói rằng, ‘Quá nhiều người làm ngơ giáo huấn của Giáo hội về tránh thai, như thể nó không thực tế vậy.’ Thế đó.

phóng vấn Phi châu

Mùa xuân là về sự ấm lên toàn cầu

Ngày 24-5, tông thư về môi trường, Laudato Si, đã mở đầu thận trọng bằng lời rằng, ‘không thể xác định được một nguyên do khoa học vững vàng’ về sự ấm lên toàn cầu (No 23) Nhưng lời lên án ‘Sự nóng lên do bởi khối lượng tiêu thụ khổng lồ từ một vài nước giàu’ (No 51) thì gây nhiều chú ý.

Người Công giáo có thể tự hỏi: Gượng đã, chẳng phải không hay khi Giáo hội ra những tuyên bố về vấn đề khoa học ư? Trong quá khứ, những chuyện thế này đã không hay rồi.

Có thể là thế, nhưng sự cấp bách của Đức Giáo hoàng Phanxicô về sự ấm lên toàn cầu không phải là chuyện mới. Cả hai bậc tiền nhiệm của ngài đều từng có những lời cảnh báo tương tự. Và điều quan trọng phải lưu ý là ngài đã để một lối thoát quan trọng cho Giáo hội trong Tông thư này, ‘Trong nhiều vấn cụ thể, Giáo hội không có lý do gì đưa ra một ý kiến chắc chắn, Giáo hội biết rằng cần phải khuyến khích tranh luận thành thật giữa các chuyên gia, và tôn trọng các quan điểm đa dạng.’ (No 6)

Tôi đã luôn luôn là một người hoài nghi về sự nóng lên toàn cầu. Có nhiều người thông minh hơn tôi, cũng chia rẽ về vấn đề này. Nếu mối đe dọa này là có thật, thì tạ ơn Chúa vì các giáo hoàng đã lên tiếng cảnh báo. Và nếu không, thì tông thư Laudato Si cũng là một chỉ thẳng vào chủ nghĩa tiêu thụ tự hoại của phương Tây. Và hội nghị COP21 vừa qua đã xác nhận là Đức Phanxicô đúng.

laudatojpg-2c13034c0a6a5d5f

Rồi đến mùa hè và Nam Mỹ

Trong mùa hè, chuyến công du sáu ngày của Đức Giáo hoàng Phanxicô đến Nam Mỹ, đã gây nhiều thị phi, khi tổng thống Bolivia tặng ngài một thập giá hình búa liềm.

Câu chuyện này dấy lên nhiều mơ hồ. Trước hết, có nhiều hình ảnh được háo hức chia sẻ về cái nhìn không hài lòng của Đức Giáo hoàng khi phải nhận món quà này. Rồi sau đó, lại là làn sóng các tấm ảnh chụp nụ cười của ngài khi nhận quà. Một số nói rằng Đức Phanxicô ghét món quà này và đã để lại. Số khác nói rằng ngài thích món quà này, và đã giữ nó.

Đức Giáo hoàng đã cho câu trả lời cuối cùng trên chuyến bay trở về Roma, ngài không gọi món quà đó là thập giá, nhưng là một ‘nghệ thuật phản biện’ và kể lại chuyện bề trên tổng quyền dòng Tên Arrupe đã chỉ trích dữ dội thế nào đối với lối diễn giải Tin Mừng theo kiểu chủ nghĩa Marx.

Rồi ngài nói một điều mà mọi người chờ đợi. ‘Nếu tôi đưa về Vatican, thì chúng sẽ ở trong viện bảo tàng, chẳng ai thấy. … Tuy nhiên, tôi đang đem tượng đó theo mình.’

Có thể nói, ngài đối mặt với hai lựa chọn: ‘để lại tác phẩm nghệ thuật phản kháng này lại, và nó sẽ được trưng bày’ hay ‘đem nó đến nơi không ai thấy,’ và ngài đã chọn cách thứ hai.

dfdsdfs

Cuối cùng là mùa thu thật dữ dội

Và khi Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Hoa Kỳ, một vài Kitô hữu đã dò theo từng bước của ngài với sự hoài nghi. Tại sao ngài không nhắc đến “Chúa Giêsu’ trong Tòa Bạch Ốc? Phép lành ngài ban bên ngoài điện Capitol có thật hay không? Ngài có ý gì khi gặp Kim Davis, hay ngài bị ép vào thế bí? Ngài có hơi nhẹ lời về phá thai trong bài nói chuyện với Lưỡng viện hay không?

Và sự nghi ngờ này kéo theo đến Hội đồng Gia đình, khi nhiều người Công giáo tin rằng Đức Thánh Cha đang thông đồng với các hồng y muốn làm giảm bớt giáo huấn về li dị và tái hôn.

George Weigel đã có phát biểu giá trị về những gì thực sự xảy ra ở Hội đồng 2015: Một sự tái khởi động tiến trình đã được khởi đầu trước đó một năm, tái khai mở đường lối tiếp cận của Vatican đối với gia đình.

Đức Phanxicô kêu gọi có tinh thần thượng hội đồng hơn và phân quyền ra địa phương

Đức Giáo hoàng Phanxicô biểu lộ tất cả những sự tốt đẹp bạn có thể có được từ một giáo hoàng có phong cách thẳng thắn rõ ràng. Ngài cũng cho thấy sự hoang mang có thể có. Một số nói rằng, ‘Ngài còn cần phải làm gì nữa để bạn cho rằng Đức Phanxicô thật phiền nhiễu?’ Nhưng bạn có thể nhìn vào con người này, người luôn mang Đàng Thánh Giá và chuỗi Mân côi trong túi, rồi nói, ‘Còn cần ngài phải làm gì nữa trước khi thừa nhận rằng ngài thật thành tín và sốt sắng.’

Tôi cho rằng triều giáo hoàng của Đức Phanxicô sẽ được nhìn lại như một thời Giáo hội bỏ đi sự tự vệ và có cuộc gặp gỡ đích thực với thế giới. Nhưng tôi cũng cho rằng trước hết, chúng ta sẽ phải giải thích rất nhiều điều đó.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch