Ở gia đình họ Lý, đức tin là truyền thống gia đình

348

la-croix.com, Simon Leplâtre, Bắc Kinh, 2015-10-07

Li Wen và Xia Gui Fang ở nhà thờ Thánh Têrêxa ở Bắc Kinh. Cháu nội Li Qing, 24 tuổi, (bên trái) là em bé giúp lễ từ khi lên 6. Gia đình họ Lý là một trong các gia đình công giáo xưa đời nhất Trung Quốc
Li Wen và Xia Gui Fang ở nhà thờ Thánh Têrêxa ở Bắc Kinh. Cháu nội Li Qing, 24 tuổi, (bên trái) là em bé giúp lễ từ khi lên 6. Gia đình họ Lý là một trong các gia đình công giáo xưa đời nhất Trung Quốc

Ở gia đình họ Lý tại Bắc Kinh, đức tin được truyền từ đời nọ qua đời kia dù có những biến đổi chính trị, dù ở trong một nước mà bất cứ một tôn giáo nào cũng không được giữ sau khi bị cấm đoán dưới thời Mao Chủ tịch từ 1949 đến 1976.

Ngày thứ tư hôm nay, gia đình họ Lý ăn mặc như ngày chúa nhật vì hôm nay là lễ Thánh Têrêxa, giám mục đến dâng thánh lễ ở nhà thờ Thánh Têrêxa ở phía Nam Bắc Kinh. Ngồi bên cạnh vợ mình, ông của Li Wen nghiêm trang trong bộ áo màu xám. Trong buổi lễ, ông kín đáo đi ra và khi vào lại nhà thờ, ông mặc áo trắng lễ đi giữa hàng các em bé cầm đèn cầy. Ông cầm vòng hoa để dâng lên giám mục.

Cũng áo lễ trắng

Cũng áo lễ trắng, cháu nội Li Qing rất nghiêm trang, anh chưa quen dự thánh lễ của một giám mục nên có thể thấy vài nét ngập ngừng nơi anh. Bà nội Xia Gui Fang, 78 tuổi thì rất tự hào về cháu, bà không ngớt lời khen cháu: “Cháu đi giúp lễ từ khi lên sáu, từ nhỏ cháu đã đi lễ bằng tiếng la tinh dù cháu không hiểu gì!”.

Ba thế hệ trong một căn hộ nhỏ

Tất cả đều lớn lên trong môi trường đạo công giáo. “Gia đình tôi theo đạo công giáo ít nhất là sáu thế hệ, ông nội cho biết. Trước đây tôi không biết.” Đó là điều đã làm cho gia đình ông Lý là gia đình công giáo xưa đời nhất ở Trung Quốc. Ba thế hệ cùng sống chung trong một căn hộ của ông nội, ông là  cựu y sĩ của một công ty Quốc gia. Phòng ăn-phòng khách cũng là phòng ngủ của ông bà. Sau tấm kiếng là ảnh tượng và thánh giá chưng bên cạnh các hoa giả bằng nhựa.

Bà nội Xia Gui Fang ngồi pha trà ở phòng khách, bà kể chuyện ngày xưa bà học ở trường công giáo ở Bắc Kinh, sau khi chế độ cộng sản cầm quyền thì trường này thành trường công. Và tình trạng của người công giáo ngày càng khó khăn hơn: trong những năm 1960, chúng tôi không còn có thể đi lễ được nữa. Nhưng vào thời đó, bà có những mối lo khác: “Chúng tôi đói, bà nhớ lại. Bây giờ thì đỡ hơn: chúng tôi đã có cái ăn, chúng tôi được giữ đạo. Với những người đơn giản như chúng tôi, như thế là đủ.”

Trong tủ sách là các sách liên quan đến đạo công giá

Hai vợ chồng có hai con trai. Khi khi tình trạng sức khỏe của bà nội Xia Gui Fang suy yếu, người con cả đem vợ con mình về sống với cha mẹ. “Trước tôi đi lễ mỗi ngày, bây giờ tôi đi không được nữa, con trai tôi phải chở tôi đi”, bà buồn buồn nói.

Cháu nội của bà cũng nhớ lại thời đó. “Vì cha mẹ tôi đi làm nên ông bà săn sóc tôi. Mỗi buổi sáng, chúng tôi dậy sớm để đi lễ với nhau. Ông bà đã dạy cho tôi điều cốt tủy của đạo và trao truyền đức tin cho tôi. Trong tủ sách gia đình, đa số các sách đều là sách đạo.”

Anh Li Qing, 24 tuổi, anh sắp học xong ngành kỷ sư vi tính và vẫn còn ở chung với gia đình. “Đôi khi cũng có căng thẳng nhưng chung chung thì tốt.” Anh “đi chợ” trên Internet và thỉnh thoảng cũng giúp gia đình cơm nước nhưng anh thú nhận, là con trai duy nhất trong gia đình Trung Quốc nên ở nhà cha mẹ anh làm nhiều hơn là anh.

Từ khi dọn về đây, người cha là người đứng bếp. Trước khi mọi người vào bàn, cả nhà đứng dậy nghe bà nội đọc kinh. Sau lời kinh, tất cả đều xướng “Amen”, ngay cả tiếng Trung Quốc, chữ này cũng là chữ Amen.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch