Sandra Tsiligerid, một phụ nữ Hy Lạp cứu một người di dân Syria

284

aleteia.org, Ary Waldir Ramos Díaz, 2015-09-07

Cô Sandra Tsiligeridu đang đi nghỉ hè, cô cứu một người Syria sắp chết đuối. Một tấm gương cụ thể của lòng thương xót đối với người di dân và người tị nạn như Đức Phanxicô mong muốn.

Sandra Tsiligerid, một phụ nữ Hy Lạp cứu một người di dân SyriaTrên toàn thế giới, người di dân và người tị nạn đang chất vấn mỗi người chúng ta và chúng ta có câu trả lời trong Phúc Âm của Lòng thương xót. Đức Phanxicô đã lấy nguồn ở đây để làm chủ đề cho ngày Thế giới của người Di dân và Tị nạn lần thứ 102 sẽ diễn ra ngày chúa nhật 17 tháng 1 năm tới.

Đích thực đây là tiếng gọi lòng thương xót mà Đức Phanxicô đưa ra trong bối cảnh bi thảm cấp bách của nhân loại trong Hiệp hội Âu Châu: xác người chồng chất trong chiếc xe tải ở xa lộ biên giới Budapest-Vienne hay chết đuối trên các bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, các bà mẹ bồng con cái mình băng qua hàng rào kẻm gai ở Serbia, các người trẻ Syria tuyệt vọng ở nhà ga Budapest, từng trọn gia đình bị chận ở biên giới Hy Lạp và Macédoinae…

Sandra Tsiligeridu, một bà mẹ Pietà tân thời

Trong bối cảnh thương đau này, lòng thương xót xuất hiện như một cánh hoa trong sa mạc, hay đúng hơn trên Biển Địa Trung Hải, minh chứng cụ thể của một cựu người mẫu Hy Lạp, trở về trên thuyền sau chuyến nghỉ hè đã cứu cuộc đời của một người tị nạn trẻ Syria kiệt sức sau 13 giờ lênh đênh giữa biển cả. “Tôi tên là Sandra Tsiligeridu, tôi 42 tuổi và tôi không phải là anh hùng. Tôi chỉ làm nghĩa vụ của một người như tất cả mọi người khác. Ai ở vào hoàn cảnh tôi sẽ làm như tôi”, cô trả lời nhật báo Ý Repubblica như trên.

Người phụ nữ này đã cứu anh Mohammed bằng cách đẩy anh lên thuyền của mình. Bức hình cựu người mẫu ôm trong tay anh di dân trẻ đã lan truyền khắp thế giới, tượng trưng cho một “Pieta” thời nay (bức khắc của Michel-Ange triển lãm ở Đền thờ Thánh Phêrô): bà mẹ ôm trong tay đứa con bị thương và an ủi con mình.

Chiều thứ năm 27 tháng 8, cô Sandra Tsiligeridu, trong kỳ hè của mình cùng chồng và con gái 8 tuổi trở về sau chuyến đi biển gần đảo Peserimos, Hy Lạp. Cô kể lại, cô thấy những cánh tay khua khua trên mặt nước: “Tôi hiểu đó là một người đang gặp nạn, tôi hét lên. Lúc đó chúng tôi tiến lại gần”. Nước mắt lưng tròng, cô kể tiếp: “Tôi không ngừng khóc và tôi cứ lặp đi lặp lại: ‘Tội quá, tội anh này quá’”.

Khi đã leo lên tàu, anh run rẩy vì lạnh, anh bị hạ nhiệt dưới mức bình thường, anh tự giới thiệu: “Tôi tên là Mohammed Besmar, tôi đến từ Syria”. Rồi anh hỏi cô vì sao cô khóc. Không thể trả lời được, cô thinh lặng ôm anh trong tay.

Cùng với 40 đồng hương người Syria, anh Mohammed vượt biểu từ Thổ Nhĩ Kỳ qua đảo Kos, Hy Lạp trên chiếc tàu may rủi. Khi giữa chuyến đi, mấy người “chủ ghe” mất một cái chèo, anh Mohammed muốn vớt lại nhưng sóng làm cho anh xa con xuồng.

Bức hình tượng trưng lòng thương xót

Nhờ hành vi đơn giản của lòng quảng đại của gia đình Tsiligeridu mà anh  Mohammed không có tên trong danh sách những người chết trên Biển Địa Trung Hải. Bức hình của cuộc gặp gỡ ân phúc này đã trở thành biểu tượng của lòng thương xót ẩn giấu sau hành vi đơn giản nhưng lại cứu cả một mạng sống.

Chúng ta tất cả thuộc Giáo hội của Lòng thương xót. Và trong bối cảnh Năm Lòng thương xót, chủ đề Đức Phanxicô chọn cho Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn, Đức Phanxicô chất vấn về vấn đề bi thảm của những người đàn ông đàn bà đau khổ, họ buộc phải bỏ đất đai xứ sở của mình để ra đi.

“Giáo hội thì không biên giới”

Đúng trước nỗi đau khổ này, Đức Phanxicô nhắc lại Giáo hội thì không biên giới và là mẹ của tất cả mỗi người. Sứ mệnh của Giáo hội: “Yêu Chúa Giêsu Kitô, thờ phượng và yêu mến Ngài, đặc biệt nơi những người nghèo nhất, bị bỏ rơi nhất; trong số những người này là các người di dân, người tị nạn, họ đành phải quay lưng với những điều kiện sống khắt khe và hiểm nguy đủ loại”.

Đức Phanxicô giải thích, lòng ân cần của Chúa Giêsu đặc biệt với “những người mong manh nhất, ngoài lề nhất kêu gọi chúng ta phải chăm sóc những người yếu đuối nhất và nhận biết gương mặt đau khổ của ngài, nhất là nơi các nạn nhân của các hình thức mới của sự nghèo khổ và nô lệ”. Trích Phúc Âm: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 25, 35-36).

Vì mỗi người đều có thể là hình ảnh lòng thương xót

Marta An Nguyễn chuyển dịch