Edgar Morin: “Thông điệp Chúc tụng Chúa có thể là hồi 1 của lời kêu gọi cho một nền văn minh mới”

629

la-croix.com, Antoine Peillon và  Isabelle de Gaulmyn, 2015-06-21

Edgar-Morin-L-encyclique-Laudato-Si-est-peut-etre-l-acte-1-d-un-appel-pour-une-nouvelle-civilisation_article_mainĐối với nhà xã hội học Edgar Morin, thông điệp của Đức Phanxicô đưa ra một tầm nhìn phức hợp về môi sinh mà chính ngài gọi là những lời ước của mình. Ông cho rằng Thông điệp Chúc tụng Chúa là một bản văn “quan phòng: một bản văn bất ngờ và đưa ra một con đường”.

Sau khi đã đọc thông điệp, ông đã không ngần ngại cho Thông điệp Chúc tụng Chúa là một thông điệp do quan phòng. Điều này có nghĩa là gì?

Edgar Morin: Quan phòng, không phải theo nghĩa ý Chúa quan phòng! Nhưng chúng ta sống trong thời buổi của sự suy nghĩ nghèo nàn, khô cằn như sa mạc, một suy nghĩ manh mún mà những người tự cho mình là nhà môi sinh không có một tầm nhìn thật sự rộng lớn và phức hợp của vấn đề, họ lạc hướng với những gì Đức Phanxicô hình thành theo thành ngữ tuyệt vời “căn nhà chung”, một thành ngữ ngài dùng lại của Gorbatchev. Mà sự quan tâm của một cái nhìn phức hợp, tổng thể, phối hợp nhiều yếu tố liên quan với nhau theo nghĩa là phải xử lý các tương quan giữa mỗi phần, đó là điều lúc nào tôi cũng quan tâm.

Và vì thế trong “sa mạc” hiện nay này, tôi thấy bản văn này đúng thật là một bản văn suy nghĩ đúng, đáp ứng được cho sự phức hợp này! Đức Phanxicô định nghĩa “môi sinh toàn diện” không hẳn là môi sinh sâu đậm, cho rằng phải quay lại thờ quả đất và phải hoàn toàn tùng phục nó. Đức Phanxicô chứng tỏ cho thấy, môi sinh đụng đến chiều sâu cuộc sống, đến nền văn minh, đến cách hành động và các tư tưởng của chúng ta.

Một cách sâu đậm, ngài chỉ trích một hệ biến hóa có tính cách “kỹ thuật-kinh tế”, cách suy nghĩ này đã chỉ huy tất cả các bài diễn văn của chúng ta và tất nhiên bắt các tín hữu thành những tông đồ phục vụ cho các kỹ thuật và kinh tế để giải quyết mọi vấn đề. Với bản văn này, vừa cùng một lúc kêu gọi mọi người phải có ý thức, phải suy nghĩ lại về xã hội của mình và phải hành động. Và đó là ý nghĩa mang tính quan phòng: một bản văn ngoài mong chờ, một bản văn soi đường dẫn lối.

văn kiệnÔng thấy ở đây một bối cảnh nhân bản về môi sinh?

Edgar Morin: Đúng, bởi vì qua khái niệm môi sinh toàn diện, thông điệp nhắc chúng ta ý thức về tất cả bài học của cơn khủng hoảng môi sinh này. Nhưng cũng phải nhắc lại, với điều kiện là phải đặt khái niệm nhân bản lên hàng chính yếu, vì thế nó có hai nghĩa; và chính Đức Phanxicô cũng có nói trong bài diễn văn của mình. Ngài chỉ trích một loại hình thức đặt con người vào trọng tâm thái quá.

Và đúng vậy, có một loại chủ thuyết đặt con người vào trọng tâm vũ trụ, cho rằng con người là chủ thể duy nhất của vũ trụ. Tóm lại, đặt con người vào địa vị của Chúa. Tôi không phải là người có tín ngưỡng nhưng tôi nghĩ, đôi khi gán địa vị thần thánh này cho con người thì tuyệt đối vô nghĩa.

Và một khi mình ở trong nguyên tắc của thuyết quy trọng tâm về con người, cho con người có trọng trách chinh phục thiên nhiên và thống trị nó thì rõ ràng đây là cấu trúc theo triết gia Descartes. Thế giới của thiên nhiên trở thành một thế giới của đồ vật. Ngược lại, chủ nghĩa nhân bản đích thực là chủ nghĩa sẽ nói tôi nhận biết nơi mọi con người, họ vừa là người giống tôi, vừa khác tôi.

canticoI - CopyÔng có xem lời cầu khấn của Thánh Phanxicô Đaxi mà Đức Phanxicô dùng lại, lời cầu khấn xem Mặt Trời là anh em, một hình thức với cái mà người Kitô gọi là Tạo Dựng, cũng là của ông không?

Edgar Morin: Đức Giáo hoàng may mắn có Thánh Phanxicô Đaxi trong Kitô giáo của mình! Bởi vì nếu không có Thánh Phanxicô Đaxi ở đây thì điểm quy chiếu của ngài yếu ớt lắm…

Ngày nay chúng ta biết rằng, tế bào của chúng ta được nhân lên ngay từ thuở tạo thiên lập địa và chúng làm cho chúng ta tất cả là những sinh vật sống… Nếu chúng ta đi ngược về lịch sử vũ trụ, chúng ta cũng mang trong mình tất cả vũ trụ và một cách rất đặc biệt.

Có một loại liên kết sâu đậm với thiên nhiên, dù rõ ràng chúng ta khác nhau, qua ý thức, qua văn hóa… Nhưng dù có khác nhau, tất cả chúng ta đều là con cái của Mặt Trời. Vấn đề chính, không phải là đưa chúng ta về trạng thái thiên nhiên nhưng chúng ta đừng tách mình ra khỏi trạng thái thiên nhiên.

Đức Giáo hoàng đã đi đến chỗ tìm được trong Thánh Kinh một số yếu tố chứng minh cho tiến trình của mình. Nhưng ngược lại, tôi nghĩ Thánh Kinh kể sự tạo dựng con người hoàn toàn tách khỏi sự tạo dựng các súc vật và từ đó khơi lên tư tư tưởng xem con người là trọng tâm vũ trụ, mà sau này Thánh Phaolô đã tiếp tục khi tách số phận con người sau khi chết khác với số phận của các sinh vật khác. Theo tôi, khái niệm này đã chia văn minh Do Thái-Kitô giáo ra khỏi các nền văn minh lớn khác.

Nhưng đúng là trong Thông điệp Chúc tụng Chúa, Đức Phanxicô đã có một chú giải ngược với Sách Sáng Thế…

Edgar Morin: Đúng vậy, chúng ta có thể chú giải rất hay về sự khởi sinh vũ trụ của Sách Sáng Thế, nhất là vì “Giavê,” Đấng khởi sinh, là số nhiều trong số ít: là một và là gấp bội. Vậy thì chúng ta có thể thấy đây là một loại dòng xoáy tạo dựng. Và cũng đúng vậy, Sách Sáng Thế viết khởi đầu, Đấng Yavê tách Đất ra khỏi Trời.

Và đó cũng là một tư tưởng hay vì để có vũ trụ thì phải có sự chia ra, giữa thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai) và không gian (ở đây và ở đó). Nhưng khái niệm riêng của tôi, tôi theo dòng triết gia Spinoza, dựa trên khả năng sáng tạo của thiên nhiên. Tôi nghĩ sáng tạo không đi từ một người tạo dựng khởi đầu mà đi từ một sự kiện khởi đầu.

10 dieu ran=

Ông biết rõ Nam Mỹ. Ông có nghĩ là tư tưởng của Đức Phanxicô ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Argentina của ngài không?

Edgar Morin: Có, hoàn toàn đúng như vậy. Điều làm cho tôi luôn ngạc nhiên là, qua nhiều cách khác nhau, cảm nhận Châu Mỹ La Tinh mang một sức sống, một khả năng sáng tạo mà ở Âu Châu chúng ta không có. Chẳng hạn trong thông điệp, tôi thấy cảm nhận này về sự nghèo khó, một cảm nhận rất mạnh của châu lục này.

Ở Âu Châu, chúng ta hoàn toàn quên người nghèo, chúng ta đặt họ ra ngoài lề. Nhưng trong thông điệp, khái niệm nghèo khó rất sinh động, giống như các cuộc biểu tình của Liên minh của các nông dân không đất hay Liên minh của dân tộc ở Ba Tây.

Chắc chắn Argentina đã trải qua nhiều thử thách, đã buộc phải xóa nợ vì hồi đó đang ở trên bờ phá sản, Argentina là một nước có một sức sống dân chủ phi thường. Tôi sẽ không nói đây là phép la,ï nhưng với kinh nghiệm nhân bản này, một giáo hoàng xuất thân từ đó là điều cần thiết.

Đây là một giáo hoàng thấm đậm bởi nền văn hóa Argentina trọng phát triển cá nhân và cộng đoàn đích thực, khác với văn hóa chỉ chuộng “thoải mái” vật chất đặc trưng của Âu Châu. Sứ điệp của giáo hoàng kêu gọi một thay đổi, một nền văn minh mới và tôi rất nhạy cảm về điểm này. Sứ điệp này có thể là hồi 1 cho một nền văn minh mới.

Vượt ra ngoài thông điệp này, ông thấy sự đóng góp của các tôn giáo vào xã hội chúng ta như thế nào?

Edgar Morin: Tất cả mọi cố gắng để loại tôn giáo đều thất bại. Các tôn giáo là những thực thể mang tính nhân loại. Trong quá trình phát triển lịch sử của mình, Kitô giáo đã có những điều đi trái với với sứ điệp phúc âm ban đầu của họ, đó là tình yêu cho người thấp hèn. Nhưng sau khi Giáo hội đã mất độc quyền chính trị thì một phần của chính Giáo hội đã tìm lại được nguồn cội Phúc Âm của mình.

Thông điệp vừa qua là sự trở về với Phúc Âm nguyên thủy. Các tín hữu Kitô khi họ được thúc đẩy bằng nguồn cội đức tin của mình, thì họ tiêu biểu cho những người có thiện tâm, những người nghĩ đến lợi ích chung. Đức tin có thể là một thành trì để chống lại nạn thoái hóa của các chính trị gia hay những người quản trị. Đức tin có thể mang lại lòng dũng cảm.

Nếu ngày hôm nay, trong giai đoạn ác liệt này, các tôn giáo trở lại sứ điệp nguyên thủy của họ – đặc biệt là Hồi giáo vì Allah là Đấng Khoan Hồng và Thương Xót – thì các tôn giáo có thể thỏa hiệp với nhau. Ngày nay, để cứu hành tinh, một hành tinh đang thật sự bị đe dọa, thì sự đóng góp của các tôn giáo không phải là dư. Thông điệp này là một biểu hiệu hiển nhiên. 

Edgar Morin là nhà xã hội học nổi tiếng thế giới

Sinh năm 1921, Edgar Morin là triết gia, nhà xã hội học học danh tiếng thế giới, Giám đốc danh dự ở Viện nghiên cứu CNRS, tiến sĩ danh dự của hai mươi bảy đại học trên thế giới. Khánh cự trong thời chiến tranh, là người cộng sản nhưng năm 1948, ông tách xa đảng. Từ năm 1969 đến 1970 ông ở California, Mỹ nơi ông khơi dậy ý thức về vấn đề môi sinh.

Với tác phẩm Hệ biến hóa đã mất xuất bản năm 1973, ông giải thích con người không phải là chủ của thiên nhiên, nhưng là đối tác của thiên nhiên và chính thiên nhiên áp đặt trên con người chứ không phải ngược lại.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch