“Đức Phanxicô làm tôi nhớ lại Gorbatchev”

195

Hubert Védrinelavie.com, số 3627, 5 tháng 3-2015, Marie-Lucile Kubacki

Phỏng vấn ông Hubert Védrine, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp thời chính phủ Lionel Jospin (1997-2002)

Tôi quan tâm đến tất cả các nhà cải cách. Vì thế, tôi để tên Giáo hoàng Phanxicô trong phạm vi quan sát của tôi. Tôi xem ngài như một chính trị gia lớn, đặc biệt trong cách ngài đề cập đến nhiệm vụ  nền tảng của mình, cuộc cải cách Giáo triều. Ngài có một cách rất đáng kể khi phối hợp các câu tuyên bố mạnh và các câu tuyên bố gây phiền hà với một sự kiên nhẫn tối đa. Gần như ngài hoàn toàn kiểm soát được thời gian, các loan báo, các nhịp điệu, một phối hợp khiêu khích có tính toán, tinh tế và nghe ngóng.

Người ta có thể suy ra ngài chờ người này người kia tự lộ mặt nạ của họ để sau đó ngài vô hiệu hóa những người đối lập ngài. Nhưng tôi nghĩ còn vi tế hơn, khi đi ra khỏi vấn đề mà ngầm không nói và nói trại ra, ngài buộc các hồng y, các giám mục phải nhúc nhích. Trong nghĩa này, bài diễn văn ngài đọc ở Giáo triều thì thật phi thường, và tôi không nghĩ có cái gì tương đương.

Qua sự buộc tội của ngài, về mặt đạo đức, chắc chắn ngài sẽ gặp nguy cơ là họ liên minh lại chống ngài, nhưng lại là điều tốt để cải cách Giáo triều, một Giáo triều đã bầu ngài lên! Điều này làm tôi nhớ đến Mikhai Gorbatchev, ông đã làm cho giai cấp cầm quyền đớ người ra vì chương trình cải tổ của ông. Tôi hy vọng, với Đức Phanxicô, ngài tính toán kỹ, ngài biết địa bàn của mình, biết “mình có thể đi xa đến đâu” để không tạo đồng minh chống đối mình một cách quá hung dữ.

Giáo hoàng giáo triều diễn vănChắc chắn tầm mức được mến chuộng của ngài cho ngài một khoảng cách hành động, bảo vệ ngài khỏi bị một cơn chống đối sôi sục nổi lên, mà cho đến giờ này vẫn còn ẩn giấu, nhưng điều này sẽ không đủ để thắng một lực trơ ì khổng lồ…

Dù lạ lùng như thế nào, tôi không nghĩ đây là do xung động nhưng do một chiến lược tinh tế. Điều ký thù là cái tên Phanxicô ngài chọn, cái tên thể hiện một trong những trào lưu đẹp nhất của Giáo hội. Đương nhiên điều này không nói lên gì về cách ngài quản trị, điều khiển và cải tổ, nhưng sự việc đặt mình dưới thánh bảo trợ này là một cách chứng tỏ cho thấy ngài không bám vào trào lưu mang dấu tích của sức mạnh, của chủ trương thủ đoạn cổ điển (makiaven), của không sai lầm và của quyền lực tuyệt đối của Giáo hội. Đó cũng là một cách khác để thể hiện một hình thức đơn giản, thanh đạm, một tình huynh đệ mà những người trong thế giới ngày nay và trước hết là trong Giáo hội đang mong chờ ở những người lãnh đạo mình.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch