Sự thành công của “thánh lễ giãn cách” chất vấn thần học
cath.ch, Raphael Zbinden, 2020-05-05ê
Trong thời gian cách ly, các thánh lễ được phát trên web, trên truyền hình đã được giáo dân theo dõi rộng rãi. Theo linh mục giáo sư René Roux, Khoa trưởng Phân khoa Thần học của Đại học Lugano, vấn đề này đặt câu hỏi về một số “chiến lược mục vụ” phổ biến trong Giáo hội.
Buổi phát sóng nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh do Đức Phanxicô chủ trì tại Vatican đã có trên 17 triệu người xem. Con số người xem chưa từng có như vậy ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở Thụy Sĩ.
Kitô giáo, không phải ở bên lề quá như vậy?
Trong một bài viết được đăng ngày ngày 5 tháng 5 – 2020 trên trang mạng Công giáo Thụy Sĩ, linh mục giáo sư thần học René Roux cho rằng một hiện tượng như vậy “chất vấn thần học trong giới đại học.” Theo linh mục Roux, thế giới học thuật công giáo “không thể không phân tích sâu sắc về các dữ liệu này, điều này trái ngược nhiều với quan điểm phổ biến về sự bên lề hóa ngày càng tăng của kitô giáo trong xã hội”. Một ghi nhận đặt lại vấn đề “một số chiến lược mục vụ phổ biến nhất trong Giáo hội trong những năm gần đây”.
Linh mục René Roux nhắc lại “các tiếng nói chỉ trích” đã được nêu ra khi đối diện với sự tăng trưởng các thánh lễ từ xa. Những tiếng nói lấy làm tiếc việc cử hành thánh lễ không có giáo dân, họ lập luận linh mục thành “diễn viên duy nhất” của thánh lễ làm bật lên chủ nghĩa giáo quyền, trái với tinh thần Công đồng Vatican II. Có người nhấn mạnh, hiện tượng thánh lễ từ xa nhắc chúng ta nhớ, “bí tích có giá trị khách quan, không phụ thuộc vào sự tập hợp”. Do đó, “điều hợp lý là dâng thánh lễ ngay cả trong các trường hợp này, vì lợi ích cho tất cả mọi người.”
Một thánh lễ quá trí thức?
Linh mục giáo sư thần học cũng ghi nhận mối quan tâm đặc biệt được thể hiện trong các thánh lễ từ xa là ở mục tiêu chính của hành vi thờ phượng công khai của Giáo hội, đó là “mối quan hệ với Thiên Chúa.” Theo linh mục, điều này tạo nên mối nghi ngờ về “dòng thống trị” trong giới thần học hàn lâm. “Trong nhiều năm, đường hướng này là đường hướng chung của giới giám mục toàn cầu trong việc cải cách Giáo hội, dự vào việc đổi mới phụng vụ để làm cho Giáo hội luôn gần gũi hơn với mọi người.” Theo linh mục René Roux, “dòng thống trị” này đã kết thúc bởi việc “đưa ra một cách không cân bằng giữa chiều kích cộng đồng và trí thức của phụng vụ, làm quay đi sự chú ý của một thực tại thiêng liêng của mầu nhiệm.” Giáo sư thần học tin rằng “điều này có thể đã khuyến khích cho sự vắng mặt trong các nhà thờ chúng ta, vì chạy theo lợi ích của các hình thức tín ngưỡng thay thế bên ngoài truyền thống kitô giáo”. Một cuộc tranh luận nội bộ mà theo giáo sư René Roux “sẽ tiếp tục chiếm lĩnh chúng ta ngay cả sau khi virus đã được khắc phục”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Ghế chỉ định, vạch chỉ dẫn, khẩu trang… các thánh lễ bây giờ sẽ như thế nào