Maurice, tấm gương của chung sống

80

Maurice, tấm gương của chung sống

vaticannews.va, Xavier Sartre, gởi từ Port-Louis, Maurice, 2019-09-08

Sau hai ngày ở Madagascar, ngày thứ hai 9 tháng 9 Đức Phanxicô sẽ đến đảo quốc Maurice để đi thăm trong vài giờ. Đây là dịp để người dân Maurice cho thấy sự giàu có lớn nhất của mình: tinh thần chung sống giữa các cộng đoàn văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Maurice là hòn đảo nhỏ giữa Ấn Độ dương, đảo quốc thứ ba và là nước cuối trong chuyến đi Phi châu của Đức Phanxicô. Sau Mozambic và Madagascar, Đức Phanxicô ghé đất nước này trong vài giờ, đó là vùng đất đặc biệt của tinh thần sống chung giữa các cộng đoàn khác nhau, thành quả của một câu chuyện bắt đầu từ thế kỷ 16.

Trong ngày này, sau khi được chào đón ở phi trường, Đức Phanxicô sẽ đến đền thánh Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình để dâng thánh lễ vào giữa trưa, 30 năm sau ngày Đức Gioan-Phaolô II đến đảo quốc này, kỷ niệm vẫn còn trong tâm trí của người dân. Sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các thành viên của Hội đồng giám mục Ấn Độ dương (CEDOI) trước khi đến viếng đền thánh Linh mục Laval, “tông đồ của hiệp nhất” và có buổi nói chuyện với nhà cầm quyền ở dinh tổng thống, lâu đài Réduit. 

Tất cả mọi người chờ đợi Đức Phanxicô

Trong thánh lễ, dự trù sẽ có khoảng 100 000 đến tham dự từ khắp nơi trên đảo và cả các đảo xung quanh, gồm Coleues, Agalégas hay Reunion, đó là không kể đến đảo Chagossiens, từ quần đảo Chagos. Trong những người sẽ có mặt trong thánh lễ, ngoài người công giáo còn có các tín hữu thuộc các tín ngưỡng khác như Tin lành, Anh giáo hay Ngũ tuần và cũng có cả người Hồi giáo và Ấn giáo.

Ở đảo Maurice, hình ảnh của Đức Phanxicô, thông điệp hòa bình và tình yêu của ngài vượt lên các khác biệt giữa các tôn giáo, dù đôi khi cũng có các hiểu lầm hoặc các vụ căng thẳng nhỏ. Các cuộc hôn nhân hỗn hợp không phải là hiếm, tiếng chuông muezzin của nguyện đường hồi giáo trên đường phố vang lên cùng với tiếng chuông của nhà thờ; các nguyện đường hồi giáo, các ngôi đền hinđu hay nhà thờ công giáo được xây trên cùng một đường phố, không tạo vấn đề và cũng không có sự tách biệt nghiêm ngặt giữa các khu phố hoặc cộng đồng. 

Quà của đảo quốc Maurice tặng Đức Phanxicô

Người dân đảo quốc Maurice rất tự hào về cuộc sống chung này, đây là điều tốt đẹp và có lẽ đây cũng là món quà quý giá nhất mà người dân Maurice tặng Đức Phanxicô và Giáo hội hoàn vũ. Chắc chắn đây là hình ảnh mà người dân Maurice muốn tặng ngài: sự chung sống của tinh thần bao dung, gần gũi và trao đổi.Ví dụ điển hình nhất là đền thánh Cha Laval, mừng lễ vào thứ hai: ngoài người công giáo, người hồi giáo và nhất là người hinđu xem chân phước Laval là hiện thân của một trong các nữ thần của họ. Cha Laval, được Đức Gioan-Phaolô II phong chân phước 40 năm trước đây là hình ảnh tiêu biểu của đảo quốc Maurice. Vào giữa thế kỷ 19 thời của ngài, ngài đã mang Tin Mừng rao giảng cho mọi người dân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và đặc biệt là các điều kiện xã hội.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm:

Giáo phận Port-Louis chu đáo tỉ mỉ chuẩn bị cho chuyến tông du Đức Phanxicô đến đảo Maurizio

Linh mục Philippe Goupille: “Chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ thánh hóa đất nước chúng tôi”

Chuyến thăm của Đức Phanxicô đến Maurizio: 200.000 cây được trồng để làm quà tặng cho ngài 

Cha Laval, Cha Lataste và Đức Phanxicô, các tông đồ nhà tù

Đầu bếp của giáo phận Port Louis, Maurizio sẽ nấu ăn cho Đức Phanxicô

Maurizio: Đại lộ “Giáo hoàng Phanxicô”

Hình ảnh công việc chuẩn bị ở Đài Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình, Port Louis, Maurice