Home Blog Page 1626

Chúng ta đừng để mình bị khuất phục trước thói kiêu ngạo vốn khuấy động bạo lực

Trong thông điệp ‘Thành đô và Thế giới’ mùa Phục Sinh, Giáo hoàng Phanxicô nhắc lại nhiều trung tâm xung đột trên thế giới ngày nay, và thúc giục mọi người chống lại ‘thói kiêu ngạo khuấy động bạo lực và chiến tranh’

Vatican Insider – Andrea Tornielli

71bb52fd5f

Mưa rơi trên Quảng trường thánh Phêrô, nơi hàng ngàn người quy tụ để tham dự thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Sau thánh lễ, Đức Phanxicô băng qua quảng trường chào hỏi các tín hữu, và lên ban công chính của Vương cung Thánh đường thánh Phêrô.

‘Bằng cái chết và phục sinh của mình, Chúa Giêsu cho mọi người thấy con đường đến với sự sống và hạnh phúc, con đường đó là khiêm nhượng, kể cả hạ mình. Đây là con đường dẫn đến vinh quang. Chỉ những ai khiêm nhượng mới có thể đi đến ‘những sự cõi trời,’ hướng đến Thiên Chúa. Người kiêu ngạo ‘nhìn từ trên xuống’ còn người khiêm nhượng ‘nhìn từ dưới lên.’

Giáo hoàng nói rằng, ‘Để đi vào mầu nhiệm, nhớ lại hành động của Phêrô và Gioan, người đứng chờ nơi cửa để vào đúng trật tự, chúng ta cần phải ‘cúi xuống,’ cần phải hạ mình. Chỉ những ai hạ mình mới hiểu được vinh quang của Chúa Giêsu và có thể theo Ngài trên con đường của Ngài. Thế gian lập luận rằng chúng ta nên nâng mình lên bằng mọi giá, chúng ta cạnh tranh, chúng ta thắng thế … Nhưng Kitô hữu, nhờ ơn Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại, là hạt giống của một nhân loại khác kia, một nhân loại trong đó chúng ta tìm cách sống phục vụ nhau, đừng ngạo ngược, nhưng hãy tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ nhau.’

Đức Phanxicô giải thích, ‘Đây không phải là yếu đuối, nhưng là sức mạnh thực sự! Những ai mang trong mình sức mạnh của Thiên Chúa, tình yêu và công lý của Ngài, thì không cần dùng đến bạo lực, họ nói và hành động với sức mạnh của chân lý, vẻ đẹp, và tình yêu. Từ Chúa Giêsu Phục sinh, chúng ta xin ơn đừng khuất phục thói kiêu ngạo vốn xúi giục bạo lực và chiến tranh, nhưng phải có lòng dũng cảm khiêm hạ biết tha thứ và hòa bình.’

Trên tất cả, Giáo hoàng nguyện xin ‘hòa bình cho Syria và Irắc, xin cho im tiếng súng và phục hồi quan hệ hòa bình giữa các nhóm dân trong những đất nước thân thương này. Mong cộng đồng quốc tế đừng đứng yên trước bi kịch nhân đạo khủng khiếp đang diễn ra trên các quốc gia này và bi kịch của vô số dân tị nạn.’ Giáo hoàng cầu nguyện cho hòa bình và ‘văn hóa gặp gỡ lớn lên thêm giữa người Israel và người Palestine. Chúng ta nài xin hòa bình cho Libya, cho dừng lại cuộc đổ máu vô cớ và tất cả những hành động bạo lực tàn ác, và mong sao những người bận tâm cho tương lai quốc gia này biết làm việc hướng đến hòa giải. Chúng ta cũng hi vọng người dân Yemen ngày càng chung khát khao hòa bình.’

Đức Phanxicô tiếp tục nói đến thỏa ước về chương trình hạt nhân của Iran. ‘Trong hi vọng, chúng ta ký thác vào Thiên Chúa nhân từ thỏa ước mới đây ở Lausanne, mong đây sẽ là một bước chắc chắn để hướng đến một thế giới an toàn và thân ái hơn.’ Đức Phaxicô xin ‘ơn hòa bình cho Nigeria, Nam Sudan, và các vùng khác nhau ở Sudan và Cộng hòa Congo. Mong những người thiện tâm cầu nguyện không ngừng cho những người đã thiệt mạng, cách riêng tôi nghĩ đến những thanh niên bị giết hôm thứ năm tại Đại học Garissa ở Kenia, cho những ai bị bắt cóc, và những người phải rời bỏ quê hương và những người thân thuộc.’ Giáo hoàng cũng dành suy tư cho Ukraine, cầu nguyện ‘cho những ai phải chịu đựng bạo lực của cuộc xung đột này suốt những tháng vừa qua. Mong sao đất nước này phục hồi hòa bình và hi vọng, nhờ sự tận tâm của tất cả các bên liên quan.’

Đức Phanxicô cũng xin ‘hòa bình và tự do cho nhiều người nam nữ đang bị nô lệ hóa đủ kiểu do bởi các nhóm và cá nhân tội ác. An bình và giải phóng cho các nạn nhân của những người buôn thuốc phiện, vốn thường hay bắt tay với chính quyền, những người đáng ra phải bảo vệ cho an bình và hòa hợp trong gia đình nhân loại. Và chúng ta nguyện xin cho thế giới đang nằm trong tay những người buôn vũ khí, làm tiền từ máu của con người ta.’

Cuối cùng, giáo hoàng nhắc rằng tiếng nói ‘an ủi’ của Chúa Giêsu: ‘Đừng sợ, bởi Ta đã sống lại, và sẽ ở cùng các con luôn mãi’ chính là dành cho ‘những người ngoài rìa xã hội, người ở tù, người nghèo, và những di dân thường hay bị loại trừ, ngược đãi và vùi dập, cũng như cho những người bệnh và người đau khổ, các trẻ em, đặc biệt là các nạn nhân bị xâm phạm, tất cả những người đang than khóc ngày nay, và tất cả mọi người nam nữ thiện tâm.’

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Đi vào mầu nhiệm

Giáo hoàng Phanxicô

Bài giảng Thánh lễ Canh thức Phục Sinh

04-4-2015

AFP4055024_ArticoloĐêm nay là đêm canh thức. Thiên Chúa không ngủ, Đấng Quan Phòng đang canh chừng cho dân Ngài (Tv 121, 4) để đưa dân ra khỏi vòng nô lệ và mở ra con đường đến tự do.

Thiên Chúa đang canh chừng, và bằng quyền năng yêu thương, Ngài đang đưa dân mình qua Biển Đỏ.  Ngài cũng đưa Chúa Giêsu qua thung lũng sự chết và thế giới tử thần.

Đây là đêm canh thức với các môn đệ Chúa Giêsu, một đêm buồn sầu và sợ hãi.  Họ vẫn còn đang khóa kín trong phòng.  Nhưng, các phụ nữ lên đường đến mồ vào tảng sáng ngày chúa nhật để xức dầu thơm cho xác Chúa Giêsu.  Lòng họ đầy lo lắng và tự hỏi:  ‘Làm sao chúng ta vào được?  Ai sẽ đẩy tảng đá mồ ra …?’  Nhưng đây là dấu đầu tiên của một sự kiện trọng đại: tảng đá lớn đã được lăn ra và mồ mở toang!

‘Đi vào mồ, họ thấy một thanh niên đang ngồi bên phải, vận áo trắng …’ (Mc 16, 5)  Các phụ nữ là những người đầu tiên thấy dấu chỉ trọng đại này, ngôi mộ trống, và họ là những người đầu tiên đi vào …

‘Đi vào ngôi mộ.’ Thật tốt cho chúng ta, trong đêm canh thức này, biết suy niệm về cảm nghiệm của các phụ nữ này, vốn cũng là cảm nghiệm mà chúng ta cũng có.  Bởi đây chính là lý do vì sao chúng ta ở đây: là để đi vào, đi vào Mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thành tựu trong đêm yêu thương của Ngài.

Chúng ta không thể sống Phục Sinh mà không đi vào mầu nhiệm.  Đây không phải là chuyện tri tri thức, một chuyện chúng ta biết hay đọc thấy, nhưng là một sự hơn nữa, cao hơn nữa!

‘Đi vào mầu nhiệm’ nghĩa là khả năng thấy kinh ngạc, suy gẫm, khả năng lắng nghe sự thinh lặng và lắng nghe những tiếng nhỏ nhất trong bầu khí thinh lặng, mà Chúa nói với chúng ta (1V 19, 12)

Đi vào mầu nhiệm cần chúng ta không được sợ hãi hiện thực, nghĩa là đừng khóa mình trong bản thân, đừng chạy trốn những gì chúng ta không hiểu được, đừng nhắm mắt và chối bỏ trước những vấn đề, đừng gạt đi những câu hỏi đặt ra cho chúng ta …

Đi vào mầu nhiệm nghĩa là đi ra khỏi vùng tiện nghi thoải mái của mình, ra khỏi sự biếng nhác và lãnh đạm vốn đang kìm giữ chúng ta, và đi ra tìm kiếm sự thật, vẻ đẹp và tình yêu. Đây là việc tìm kiếm một ý nghĩa thâm sâu hơn, một câu trả lời không dễ dàng gì cho những chất vấn đặt ra với đức tin, trung tín, và hiện hữu của chúng ta.

Đi vào mầu nhiệm, chúng ta cần khiêm nhượng, hạ mình, để bước xuống khỏi cái đài mang tên ‘Tôi’ vốn đầy tự phụ, tự mãn. Chúng ta cần khiêm nhượng để nghiêm túc nhìn lại mình, nhận ra chúng ta thực sự là ai: là những tạo vật với những điểm mạnh và yếu, là những người có tội cần được tha thứ.  Đi vào mầu nhiệm, chúng ta cần hạ mình xuống đến mức vô lực, dứt bỏ những thần tượng của chúng ta, nói cách khác, chúng ta phải có lòng mến.  Không có lòng mến, chúng ta không thể đi vào mầu nhiệm được.

Các phụ nữ môn đệ của Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này.  Cùng với Đức Mẹ, họ tỉnh thức trong đêm hôm đó. Và Mẹ Maria, đã giúp họ không mất đức tin và hi vọng.  Kết quả là họ đã không còn là tù nhân của nỗi sợ và buồn sầu nữa, nhưng ngay khi ánh sáng đầu tiên của buổi bình minh chiếu rạng, họ đã lên đường mang theo dầu thơm, và lòng họ được xức dầu bởi tình yêu thương.  Họ lên đường và thấy ngôi mộ trống.  Họ đi vào. Họ vẫn mở mắt trông chừng, họ tiến tới và đi vào Mầu nhiệm. Nguyện xin cho chúng ta học được từ các người nữ này mà mở mắt canh thức với Thiên Chúa và Maria Mẹ chúng ta, để chúng ta cũng đi vào Mầu nhiệm dẫn chúng ta từ cõi chết đến sự sống.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Radio Eng

Chúng ta thấy trước mắt mình sự bách hại diễn ra trong câm lặng đồng lõa

Vatican Insider – Giacomo Galeazzi

-39d3352c399ca4aa

Không được tấn công các Kitô hữu trong ‘câm lặng đồng lõa.’ Cực điểm trong suy tư đau đớn của Giáo hoàng là về các Kitô hữu bị ‘ngược đãi và đóng đinh ngay trước mắt chúng ta, và thường là với sự câm lặng đồng lõa của chúng ta.’ Đức Phanxicô nhấn mạnh từ này với giọng đầy xúc động. ‘Khi thấy Chúa bị phản bội và bị đóng đinh, chúng con cũng thấy những sự phản bội và bội tín mỗi ngày, trên gương mặt đau thương của Chúa, chúng con thấy sự tàn bạo của tội mình, sự tàn ác trong lòng và trong hành động của mình,’ chúng cong thấy ‘toàn xã hội bỏ rơi con người,’ ‘những anh chị em của chúng con bị bỏ mặc ngoài đường, chịu đau thương vì sự thờ ơ lơ là của chúng con.’ Và trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Phanxicô cũng đã xin mọi người hãy chú tâm nghiêm túc về chứng tá của người phụ nữ, và đã khiêm hạ xin các nạn nhân bị xâm hại tha thứ.

Trước khi đến Colosseum, để đi Đàng Thánh giá, Giáo hoàng đã gởi một thư chia buồn và an ủi đến thân nhân những người mà ngài gọi là các ‘tử đạo thời nay.’ Ngài cũng lên án vụ thảm sát các sinh viên Kitô giáo tại đại học Kenya là một ‘sự tàn ác vô tri.’

Giáo hoàng đã chủ trì Đàng Thánh giá tại Colosseum, một sự kiện chính trong Tam Nhật Thánh, mở đầu với Lễ Dầu ở Vương cung Thánh đường thánh Phêrô, sau đó là thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân ở nhà tù Rebibbia. Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu diễn ra tại Vương cung Thánh đường Vatican và tiếp theo là Đàng Thánh giá. Rồi tối thứ bảy, Canh thức Phục Sinh sẽ diễn ra từ 8:30 tối đến 11giờ tại Quảng trường thánh Phêrô, và cũng tại đây lúc 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật, giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ Phục Sinh từ ban công chính và công bố lời chúc lành Urbi et Orbi (Thành đô và Thế giới.)

Trong chặng đàng thứ nhất, và chặng cuối cùng, hồng y Agostino Vallini, đại diện giáo phận Roma, vác thánh giá và trao cho Đức Phanxicô để ngài suy niệm và chúc lành.

Bị bách hại vì đạo, tai ách của xâm hại trẻ em, hiện thực bi thảm của các binh lính trẻ con, và việc bảo vệ gia đình, là những chủ đề trong suy niệm Đàng Thánh giá năm nay do giám mục Renato Corti soạn. Chủ đề suy niệm chính là ‘Thánh giá, Đỉnh điểm tỏa rạng của Tình yêu che chở từ Thiên Chúa.’ Cuối Đàng Thánh giá, Đức Phanxicô đã chúc lành, và ngài nói tự phát rằng, ‘Bây giờ, chúng ta hãy về nhà, mà lòng nhớ đến Chúa Giêsu, cuộc Thương khó của Ngài, Tình yêu cao cả của Ngài, và cả hi vọng mà sự Phục Sinh hân hoan của Ngài đem lại cho chúng ta.’

8df2ef9ffbeca40e720f6a706700970b

Jean-Pierre, 51 tuổi sẽ được rửa tội vào dịp Lễ Phục Sinh

Jean-Pierre, 51 tuổi sẽ được rửa tội vào dịp Lễ Phục Sinh

la-croix.com, 03-04-2015

BaptismSẽ có khoảng 4000 người được rửa tội vào dịp lễ Phục Sinh tại Pháp, ông  Jean-Pierre Milonnet, 51 tuổi là một trong số những người này, ông kể tiến trình lâu dài đưa đến ngày rửa tội hôm nay. Ông là kỹ thuật viên sinh hóa ở Verrières-le-Buisson (Essonne).

“Khi tôi báo tin cho vợ và các con biết tôi sẽ rửa tội, cả nhà ‘bàng hoàng’ một lúc vì họ không thấy tôi chuẩn bị và dĩ nhiên là họ vui mừng đón nhận tin vui  này. Vợ tôi là người công giáo, các con tôi cũng vậy và họ giữ đạo sốt sắng. Tôi luôn luôn đi theo họ và khuyến khích họ nên cũng làm cho tôi suy nghĩ về hoàn cảnh riêng của mình.

Không có một giáo dục tôn giáo nào lúc còn trẻ

Cha mẹ tôi không giữ đạo gì hết. Chúng tôi không bao giờ nói về tôn giáo ở nhà, tôi không nhận một giáo dục tôn giáo nào. Dù vậy ngay từ khi còn nhỏ, tôi luôn tin có một cái gì, dù tôi không biết đó là gì và đó là ai. Đường đời của tôi khá đau khổ khi tôi rời khỏi gia đình. Trong lòng tôi có rất nhiều giận dữ. Năm 14-15 tuổi, tôi cố gắng đọc Thánh Kinh nhưng tôi chưa sẵn sàng. Năm 17-18 tuổi, bạn tôi thuyết phục tôi vào Hướng Đạo Pháp, tôi sinh hoạt Hướng Đạo vài năm. Dù thỉnh thoảng tôi có đi lễ nhưng tôi thấy không cần thiết phải rửa tội. Tôi thích đi ra ngoài thiên nhiên hơn.

Tôi gặp vợ tôi, chúng tôi làm đám cưới ỏ nhà thờ. Trong khi chuẩn bị hôn nhân, linh mục dạy chúng tôi là chúng tôi có thể thảo luận nhẹ nhàng với nhau. Chúng tôi có những buổi thảo luận rất phong phú. Nhưng tôi phải thú nhận là tôi làm như vậy để làm vui lòng vợ tôi hơn là có một nhu cầu thiêng liêng thúc đẩy. Tuy nhiên tôi cảm thấy bình tâm về Giáo hội và về sự đón tiếp của Giáo hội.

Một nút nhấn đơn giản và tuyệt vời

Cuối cùng một nút nhấn vừa đơn giản vừa tuyệt vời đã xảy ra. Trong một thánh lễ đám cưới mà chúng tôi được mời, tôi được thoát ra. Tôi không còn thấy gì, tôi ở trong một ánh sáng trắng xóa. Tôi tự nhủ: đúng rồi, mình đã sẵn sàng. Tôi không bao giờ quay trở lại, dù đã cách đây 5-6 năm, tôi không bao giờ đặt lại câu hỏi. Hòi đó tôi bị một cơn suy thoái tinh thần kéo dài cả chục năm, tôi đi tâm lý trị liệu để thoát tình trạng hận thù với chính tôi và với người khác. Tôi cố gắng rất nhiều trước ngày được phúc lành này để tìm lại sự thanh thản cho đời tôi. Câu Thánh Kinh làm tôi đánh động nhất là câu Chúa Giêsu nói khi ở trên thập giá: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Câu này tóm tắt hết tất cả quá trình của tôi.

“Tôi sẽ giữ được sức mạnh đang ở trong tôi bây giờ không?”

Từ khi tôi quyết định rửa tội, Chúa đã hướng dẫn bước chân tôi để tôi gặp những người đón tiếp tôi thật tuyệt vời. Không những nghi ngờ, tôi còn sợ bị đi ra khỏi tình trạng này: tôi sẽ giữ được sức mạnh đang ở trong tôi bây giờ không? Người ta không đi từ 50 năm chống đạo qua một tín hữu say mê. Nhất là tôi dệt được các liên hệ khác với gia đình. Vợ tôi và các con nói với tôi về đức tin của họ, các buổi nói chuyện của chúng tôi có một chiều sâu. Sau khi rửa tội, tôi nghĩ tôi sẽ tham dự vào các công việc của giáo xứ.”

Nguyễn Tùng Lâm dịch

Véronique Lévy trên con đường của thập giá

Véronique Lévy trên con đường của thập giá

lefigaro.fr, Astrid De Larminat, 21-03-2015

Véronique Lévy, ngày 6 tháng 3 ở nhà thờ Saint-Gervais, Paris. Jean-Christophe MARMARA/JC MARMARA/LE FIGARO
Véronique Lévy, ngày 6 tháng 3 ở nhà thờ Saint-Gervais, Paris. Jean-Christophe MARMARA/JC MARMARA/LE FIGARO

Cô em út của văn sĩ triết gia Pháp Bernard-Henri Lévy viết một quyển sách kể câu chuyện trở lại đạo Công giáo của mình. Một tiến trình khác mọi người.

Ngày chúa nhật đầu tiên Mùa Chay năm 2012, nhà thờ Đức Bà Paris chật ních. Tổng giám mục Vingt-Trois địa phận Paris tập họp lại các người lớn sẽ được rửa tội vào đêm Canh Thức Phục Sinh sẽ tổ chức bốn mươi ngày sau đó. Bỗng nhiên, trong những người tham dự, người ta loan báo có sự hiện diện của Bernard-Henri Lévy. Ông đến đây làm gì, trong hàng ghế dành riêng cho gia đình các tân tòng? Các câu tweets trao qua đổi về. Và thế là tin động trời được loan ra: Véronique Lévy, cô em của một trong các khuôn mặt lớn của cộng đồng Do Thái Pháp trở lại đạo Công giáo.

Khi cô Véronique báo cho anh mình biết cô sẽ rửa tội, “BHL” (tên tắt báo giới thường gọi triết gia Bernard-Henri Lévy) nhận ra ngay đây không phải là chuyện ngông cuồng của cô em gái nhỏ hơn mình 20 tuổi, tin này không một ai trong gia đình ông xem là chuyện thường. “Qua cách nói tin tưởng và mang một chiều sâu khi em tôi nói, tôi hiểu ngay đây không phải là chuyện con nít nhưng là một kinh nghiệm nội tâm đích thực, ông nói. Tôi có ấn tượng ngay, về mức độ hiểu biết thần học Kitô cũng như Do Thái của em tôi, mà trước đây em tôi chẳng biết gì.” Bernard, trong vòng thân tình chỉ gọi  ông là Bernard, chấn động. Ấn tượng trước hết là vì có sự biến đổi của Véronique: trước đây cô mong manh, bất ổn; ông nhận ra một sức mạnh mới đã thổi vào tâm hồn em mình và đã làm cho cô hân hoan. Nhưng một phần trong tâm hồn ông thì lại buồn vì việc trở lại này: “Cha mẹ chúng tôi sẽ nghĩ gì? Trong lễ rửa tội, tôi đã nghĩ chắc việc này sẽ làm ông bà thất vọng lắm. Đó là một sự cắt đứt mà chắc chắn chưa bao giờ xảy ra trong truyền thống hàng ngàn năm của dòng họ Lévy, ông thổ lộ. (Lévy là một trong 12 chi tộc Do Thái trong Cựu Ước). Tôi có cảm tưởng như mình đã thất bại trong việc trao truyền một cái gì đó cho cô em út đáng tuổi con của tôi.”

Ai là cô Véronique bí mật này, một người chưa bao giờ xuất hiện ngoài công chúng? Khi người ta thấy cô lần đầu ngoài đường, cô đang hút điếu thuốc Marlboro, tóc vàng, người mảnh dẻ yếu ớt, da trắng muốt, cô như “Cô gái trẻ Violaine (tên một vở kịch của Claudel”) với nét rất trẻ con trong cách diễn tả, dù các đau đớn chồng chất trong cuộc đời của cô đã làm cho cô có khuôn mặt dạn dày của một cuộc đời truân chuyên. Cô có vẻ như sợ hãi. Nhưng khi ngồi bên ly cà phê và khi nói đến chủ đề mà cô muốn nói, Chúa Giêsu Kitô, thì cô có tự tin ngay, cô diễn tả một cách dễ dàng, chính xác, ngay cả có nét quyền uy trong đó. Cô giải thích cách nào cô viết quyển sách vừa mới xuất bản, “Xin cho con thấy nhan Chúa” (Montre-moi ton visage), trong đó cô kể câu chuyện phiêu lưu của mình với Đấng Bị Đóng Đinh. Sự giải thích này không phải là không hữu ích vì: trọng tâm của quyển sách là ghi lại cuộc đối thoại nội tâm mà cô nói chuyện với Chúa Kitô trước Thánh Thể, một cuộc đối thoại yêu thương lâu dài với người tình thiêng liêng của cô. Véonique Lévy ngời sáng với đức tin mới toanh nhưng không điên. Jean-François Colosimo, giám đốc nhà xuất bản Éditions du Cerf, người xuất bản quyển sách của cô, ông cho biết loại văn phong này không có gì là quá đáng và nó phổ thông nơi các phụ nữ có cảm nghiệm thần bí, họ nói về đời sống nội tâm theo cách của những người yêu nhau, đôi khi họ dùng những hình thức mộc mạc sống sượng để nói lên tình yêu của họ đối với Chúa. “Nếu độc giả ngạc nhiên với quyển sách này thì họ chưa biết Kitô giáo. Kitô giáo không phải là một tôn giáo của luật nhưng là tôn giáo của sự gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng khơi dậy một cái gì rất con người trong tâm hồn chúng ta để làm cho chúng ta trở lại”, ông nói thêm. “Chứng nghiệm đức tin thì giống như phải lòng ai. Khi yêu ai đó một cách không điều kiện, người ta hy sinh tất cả cho tình yêu này, người ta dửng dưng trước mọi chỉ trích của người khác, người ta chỉ hạnh phúc với sự hiện diện của người đó.”

Đó là một sự cắt đứt mà chắc chắn chưa bao giờ xảy ra trong truyền thống hàng ngàn năm của dòng họ Lévy

(Bernard-Henri Lévy, triết gia, anh của cô Véronique)

Mới đầu, cô tân tòng trẻ không muốn xuất bản cuộc đối thoại giữa một tâm hồn với Chúa Kitô, trong đó có phần đối thoại với Đấng Sống Lại. Người ta giải thích cho cô nếu cô ghép cuộc đối thoại này vào trong câu chuyện đời của cô thì sẽ rõ ràng hơn.. Điều này thuyết phục được cô vì cô muốn chứng tỏ Chúa đã tác động trên đời sống như thế nào, “trong cuộc sống của tất cả mọi người”, cô nhấn mạnh, cô dùng tay làm dấu chứng tỏ quan trọng là phải ghi lại. Bà Georgette Blaquière, một gương mặt của đạo Công giáo thế kỷ 20 đã nói: “Tin ở Chúa không phải là tin có sự hiện diện Chúa nhưng tin mình hiện diện là để cho Chúa.”

Véronique Lévy cho biết cô được nghe nói đến Chúa Kitô lần đầu tiên là ở bãi biển Antibes đông người khi cô lên… ba! Coralie, một cô bé cũng chẳng lớn tuổi hơn mình bao nhiêu đã nói cho cô biết về Chúa Giêsu Kitô, rồi theo năm tháng, trong những lần đi nghỉ hè chung, Coralie dạy cô đọc các kinh của Công giáo, dạy ‘giáo lý” và tăëng cô một cây thánh giá. Cô bé Véronique mê người giăng hai tay trên thập giá, cô không thấy đây là đau đớn nhưng thấy đây là tình thương, một tình thương hiền lành, dịu dàng, một tình thương không điều kiện và tuyệt đối. Niềm đam mê trẻ con này, cô không nói cho gia đình biết, cô biết cha mẹ mình là người Do Thái, dù họ không giữ đạo Do Thái nhưng Do Thái vẫn là Do Thái. Cha của cô để cô ngồi trên đầu gối và nói: “Con là công chúa. Con mang tên của một dòng họ rất lâu đời, một dòng họ quý phái, một trong mười hai chi tộc của Israel, dòng họ Lévi. Con đừng bao giờ quên điều này.”

Một niềm đam mê trẻ thơ

Là công chúa, Véronique giữ phong cách và dáng vẻ hoàng tộc, thêm vào đó là một tính nhạy cảm cùng cực có thể bị xem như một hình thức tra tấn. Bà ngoại mà cô rất yêu quý mất khi cô 12 tuổi, đã làm cho cô rơi vào tình trạng âu lo tột độ. Để gạt Thần Chết (Thanatos), cô cầu viện đến Thần Yêu (ÉÙros). Bị lôi cuốn điên cuồng trong ham muốn đi quyến rũ, cô son phấn quá lố, ăn mặc như đàn bà khi mình chỉ là cô gái mới lớn. Đứa bé mờ nhạt không ai biết trở thành người đi khiên khích. Một buổi tối, trước mặt các khách mời của mình, cha cô hỏi lớn lên con làm gì, cô trả lời: “Làm điếm”. Như thế là quá nguy hiểm, cha mẹ gởi cô vào nội trú. Khi cô quên đi đam mê thời thơ ấu thì niềm đam mê được khơi lại qua cuốn phim Giêsu Nadarét của đạo diễn Zeffirelli được chiếu ở nhà nội trú. Mỗi lần cô nghe nhắc đến Giêsu là cô quay về.

Trong vòng hai mươi lăm năm tiếp theo, Chúa Giêsu vẫn đi theo cô, vẫn ở trong cuộc sống sứt chỉ đường tà, bừa bãi thậm chí là phóng đãng của cô, vẫn đến với cô qua những cuộc gặp gỡ, những sự kiện và nhất là trong các giấc mộng. Cô cố gắng sống: học văn chương, học y tá, học kịch nghệ, làm nữ trang, học yêu, tất cả những gì cô làm cuối cùng đều thất bại, đều kiệt sức. Có một cái gì đó thiếu, nhưng cô không biết đó là cái gì. Trong khoảng thời gian cuối trước khi cô trở lại, cuộc sống của cô đen tối hẳn. Cô sống về đêm, trong quán bar của Bastille, nơi đây trở thành nhà của cô, “bầu bạn với bọn khốn khổ đầu trộm đuôi cướp lầm đường lạc lối”, những người khốn khổ mà cô thương vì cô biết “trong sự quá đỗi của họ là tấm lòng khao khát, là một cuộc đi tìm, là niềm nhớ nhung của một cái gì tuyệt đối”.

Câu nói cô nghe trong giấc mộng của mình “Ta sẽ lấy quá tim đá của con, thay vào đó Ta sẽ cho con quả tim bằng thịt” đã làm cô thức tỉnh và mở lòng mình ra đón Chúa. Mặc áo đen tuyền, đi giày cao gót, cô chờ một tình yêu điên cuồng. Bóng tối ôm chặt lấy cô: cô mê các con quỷ hút máu người. Và chính khi đó cô gặp một người đàn ông kỳ lạ, quá hấp dẫn để có thể chân tình đưa cô đến nhà thờ Saint-Gervais trước khi ông biệt tăm. Khi linh mục Pierre-Marie Delfieux, nhà sáng lập dòng Huynh Đệ Giêrusalem ở Saint-Gervais, thấy Véronique ở một dãy ghế trong nhà thờ, cô như chiếc giẻ rách. “Chỉ trong vòng vài tuần, Thiên Chúa đã tái dựng lại tôi”, cô nói.

Một trùng hợp kỳ lạ

Anh của cô xác nhận: “Trong cuộc sống của Véronique, có một sự cọ sát với thần dữ, với một đỉnh cao trước ngày Véronique trở lại; ở đó cũng có ân sủng và có sự cứu rỗi: Véronique trở thành một người khác. Véronique đã tái xây dựng lại tâm hồn mình. Tiến trình thiêng liêng này chạm đến bản thân con người ở mọi chiều kích, từ cao xuống thấp.” Cô càng cầu nguyện thì cô càng hóa thân. Cô viết: “Giáo hội là một bệnh viện cho những tâm hồn bị tổn thương mà khoa tâm thần hay phân tâm không thể nào làm thuyên giảm. Giáo hội mang đến những gì mà thế tục đã lãng quên, đó là tha thứ và cứu chuộc. Giáo hội mở ra con đường tự do, giải các nút thắt. Đấng vĩnh cửu không phân chia, Ngài kết hiệp, Ngài bổ nhiệm, Ngài ra lệnh và thứ trật này là tốt lành.”

Sự trở lại đã tái tạo con người của cô. Trước hết là nữ tính bị hư hại của cô, nếu bạn kết tội Giáo hội coi thường phụ nữ thì Giáo hội sẽ moi ruột moi gan bạn. Trong căn tính Do Thái của cô cũng vậy. “Trước đây tôi là người không có gốc rễ, bây giờ trong sự bắt đầu này, tôi tìm được nguồn gốc của tôi.” Vì theo cô, chính Phúc Âm đã cho cô thấy cốt tủy của Do Thái giáo. Trong quyển sách của mình, cô gọi những người giả hình pharisêu theo cách nói phóng khoáng của một cô gái Israel: “Sự từ chối Chúa Kitô của họ là hành vi không chính thức của một cuộc ly dị với ơn thánh của dân tộc chứng nhân”, cô viết. Và còn nữa: “Sự toàn cầu hóa của Ơn Cứu Rỗi làm cho họ sợ sao?” Cô em gái của tác giả quyển “Bản Di chúc của Chúa” (Testament de Dieu) nói thẳng. Cô, người chưa bao giờ đọc Thánh Kinh, đọc các bài về thần nghiệm, về thần học, về các Tổ phụ của Giáo hội. Khi cô đọc đoạn nào hứng thú, cô gọi điện thoại cho anh cả của mình, cô đọc cho anh nghe trọn cả đoạn. Cô không sợ anh cô chán ngấy? Cô trả lời: “Tôi nói với Miền Đất Hứa trong lòng anh tôi.”

BHL là người theo thuyết bất khả tri. Ông nói rõ: “Đối với tôi, tôi không đặt vấn đề có Chúa hay không.” Nhưng ông không dửng dưng với câu chuyện này. Khi cô em sắp trở lại, ông không hay biết gì. Khi chuẩn bị cho cuộc triển lãm về tính xác thực và hội họa, ông đi khắp các viện bảo tàng trên thế giới để tìm các bức tranh  của bà Vêronica mà theo truyền thống bà là người lau mặt cho Chúa Kitô và khuôn mặt của Ngài đã in dấu trên chiếc khăn: một hình ảnh mở một khe về việc cấm không được trình bày hình ảnh của Chúa. Sự trùng hợp này đã làm cho ông giao động, ông công nhận điều này. Cũng vào thời gian đó, Philippe, em trai của ông bị té từ lầu sáu xuống vào ngày sinh nhật của mình. Bác sĩ không hy vọng. Trong lúc Bernard-Henri đang cố gắng xin bác sĩ cứu thì Véronique để các tượng thánh trên đầu giường anh mình, cô giấu các tượng phép lạ dưới gối và cọ cầu nguyện ngày đêm. Một buổi sáng Noel, cô đến bệnh viện thấy anh Philippe tỉnh dậy và thở không cần ống thở. Cô đang đọc Phúc Âm cho anh mình thì Bernard bước vào. Bất bình trước cảnh sùng đạo kiểu công giáo của em mình, ông trách cô đã lợi dụng sự yếu đuối của người bệnh, ông la cô. Nhưng sau đó thì ông nguội lại và cho phép cô để tượng Thánh Nhan trên bàn và cầu nguyện – nhưng phải im lặng cầu nguyện…

Vài tháng sau, theo lời xin của em mình, anh Philippe đến tham dự một thánh lễ ở nhà thờ Saint-Gervais. Ngày hôm đó, huyền bí thay, các tu sĩ hát bài Shema Israel (hai chữ đầu tiên của kinh Torah: Nghe đây, Israel) và hát kinh Lạy Cha bằng tiếng hêbrơ. Gia đình Lévy sống đối thoại Do Thái-Kitô trong da thịt mình.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Đi đàng thánh giá với Đức Phanxicô – Chặng thứ mười ba, mười bốn – và mười lăm

amillechretienne.fr, Guilhem Dargnies, 20-02-2015

Trong Mùa Chay, Đức Phanxicô mong muốn chúng ta không bị tính dửng dưng dụ dỗ, và đây là các chặng đàng thánh giá bằng hình ảnh qua các vùng “ngoại vi của cuộc hiện sinh” của thời buổi chúng ta về huyền nhiệm của tội lỗi, của đau khổ và của bất công”.

Xin Chúa mở lòng để chúng ta hoán cải, để chúng ta xây dựng một xã hội công chính hơn.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Chặng thứ mười ba – Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi Thập gia và trao cho Đức Mẹ

Con số các nạn nhân chết vì tai nạn giao thông ngày càng tăng. Những cái chết có thể tránh được nhưng lại bị chết oan uổng vì nhiều lý do, người lái xe bất cẩn, đường xá xấu, thời tiết xấu. Năm 2014, ở Pháp có 3 388 người chết ‘ngoài đường’, tăng hơn năm 2013 là 120 người. Có bao nhiêu nạn nhân thì có hơn số đó những người bị đau khổ theo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của họ, không ít thì nhiều, cuộc sống của họ bị đảo lộn sau cái chết của người thân.

p992m777219“Pietà” có nghĩa là ở gần với người thân khi họ bị tang chế, bị đau khổ không cách nào an ủi được (…) Yêu cho đến cùng là lời dạy tối thượng mà Chúa Giêsu và Mẹ Maria để lại cho chúng ta. Đó là nhiệm vụ an ủi của tình huynh đệ mỗi ngày mà vòng tay trung tín của Mẹ Maria đau khổ ôm xác Chúa Giêsu trong lòng dạy cho chúng ta.

Đức Phanxicô, chặng đàng thánh giá ở Colisée, Rôma, 18 tháng 4-2015

 

Lạy Chúa,

Xin tái sinh nơi con niềm vui cứu rỗi của Chúa,

Xin cho con là tình yêu của Chúa,

Để mỗi ngày con mỗi yêu thương hơn

Và làm chứng cho sự thánh thiện của Chúa.

Lạy Chúa, xin thương xót con,

Con đã lầm đường lạc lối và phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa.

 

Chặng thứ mười bốn – Táng xác Chúa Giêsu trong mồ

Năm 2013, nước Pháp bán 6,9 tỷ ơrô tiền vũ khí, nâng nước này lên hàng thứ năm trong các nước xuất cảng vũ khí. Các nước Trung Đông là khách hàng hàng đầu của họ. Theo bộ Quốc Phòng, lãnh vực này thâu dụng 40 000 nhân viên.

Free Syrian Army fighters fire shells towards forces loyal to Syria's President Assad in Bosra Al-ShamTôi nghĩ đến những người chế tạo vũ khí để gây rối chiến tranh; nhưng hãy nghĩ đến một chút đến nghề này. (…) Những người chế tạo vũ khí không đi nghe Lời Chúa! Họ chế tạo tử thần, họ là nhà buôn tử thần và họ hưởng lợi từ tử thần. Ước mong lòng kính sợ Chúa sẽ làm cho họ hiểu, có một ngày tất cả mọi sự sẽ chấm dứt và họ sẽ trả lẽ trước mặt Chúa.

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 11 tháng 6-2014

 

Lạy Chúa,

Xin tái sinh nơi con niềm vui cứu rỗi của Chúa,

Xin cho con là tình yêu của Chúa,

Để mỗi ngày con mỗi yêu thương hơn

Và làm chứng cho sự thánh thiện của Chúa.

Lạy Chúa, xin thương xót con,

Con đã lầm đường lạc lối và phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa.

 

Chặng thứ mười lăm – Chúa Sống Lại

Rất nhiều người công giáo ở khắp nơi cống hiến tài năng, sức lực, thì giờ của mình cho Giáo hội; những cống hiến này đủ mọi mặt, nghề nghiệp, xã hội, chính trị, gia đình hay dòng tu, có người làm trong các lãnh vực hoàn toàn độc lập với Giáo hội, có người làm trong các cơ quan công giáo.

Repas de Noël au CHAPSATôi xin cám ơn tất cả các giáo dân tận tâm tận lực làm công việc truyền giáo mỗi ngày, ở bất cứ đâu, trong gia đình, nơi làm việc để Chúa Kitô được yêu mến, được phục vụ và để Nước Trời được lớn mạnh. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người làm việc trong lãnh vực giáo dục, y tế, hãng xưởng, chính trị, kinh tế và trong tất cả các lãnh vực tông đồ giáo dân. Chúa Kitô cần sự cống hiến và chứng tá của các anh chị em. Ước mong không có một cái gì có thể cản trở anh chị em từ chối việc loan báo Tin Mừng Chúa Kitô trong nơi sống của anh chị em, dù anh chị em có gặp khó khăn, bị thiếu thông cảm: mỗi anh chị em là mỗi hòn đá quý trong bức khảm của phúc âm hóa!

Đức Phanxicô, Thông điệp nhân dịp Ngày Thế giới Trẻ thứ 28.

 

Lạy Chúa,

Xin tái sinh nơi con niềm vui cứu rỗi của Chúa,

Xin cho con là tình yêu của Chúa,

Để mỗi ngày con mỗi yêu thương hơn

Và làm chứng cho sự thánh thiện của Chúa.

Lạy Chúa, xin thương xót con,

Con đã lầm đường lạc lối và phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa.

 

The-Risen-Christ-Jesus-Picture-Easter-HD-Wallpaper

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Giáo hoàng Phanxicô ăn trưa với các linh mục Roma hôm thứ năm tuần thánh

Vatican Radio Eng – 02/4/15

Pope Francis lunch with Rome priests on Holy ThursdayTheo một truyền thống do chính Giáo hoàng Phanxicô từ 3 năm trước, Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa chung với một nhóm linh mục nhân ngày Thứ năm Tuần Thánh 02 tháng 4, tiếp sau phụng vụ Thánh Thể ở Vương cung Thánh đường thánh Phêrô.  Giám mục thành Roma gặp 9 linh mục của giáo phận và bề trên một cộng đoàn tại nhà của Tổng Giám mục Angelo Becciu, Phó Quốc vụ khanh, trong vòng 1 tiếng rưỡi.

Giáo hoàng hỏi các linh mục ‘Chứng mệt mỏi thế nào rồi?’ tiếp nối ý của ngài trong bài giảng Lễ Dầu sáng thứ năm.

Cha Antonio Fois của giáo xứ thánh Aquila và Priscilla ở Roma cho biết, giáo hoàng muốn cha và các đồng bạn linh mục hiện diện hãy cùng với ngài chia sẻ những điều tốt đẹp mà họ đang làm trong việc mục vụ.  Giáo hoàng đặc biệt để tâm lắng nghe về việc các linh mục chuẩn bị cho các thanh niên nhận phép Thêm sức và tiền hôn nhân, cũng như việc mục vụ cho người già và thanh niên.

Cha Antonio nói rằng, ‘Ngài nhắc lại với chúng tôi rằng các việc mục vụ gây mệt nhọc, đó là chuyện tự nhiên.  Làm mục tử có mệt nhọc, nhưng nhọc sức này xứng đáng, và niềm vui phục vụ Tin mừng đền bù lại cho bạn.’

Giáo hoàng Phanxicô cũng nói về tầm quan trọng của việc đào tạo linh mục và về nhận thức phán đoán, cũng như về nhu cầu ‘chọn các mục tử sao cho tốt.’

Cha Antonio thêm rằng vì lý do này, mà bữa trưa với giáo hoàng ‘rất nhẹ nhàng, chúng tôi là anh em với nhau, là các linh mục quản xứ với nhau.  Chúng tôi nói về các cộng đoàn của mình, và ngài lắng nghe, chúng tôi có thể thấy ngài đang đi vào cảm nghiệm của chúng tôi … đây là một cuộc đối thoại giữa cha và các con, điều này đánh động chúng tôi rất nhiều.’

Cha Antonio cảm nhận, ‘Thật tuyệt vời, khi thấy giám mục của mình yêu mến mình, điều này thật xứng đáng cho bất kỳ nhọc sức nào.’

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Đức Phanxicô rửa chân các tù nhân – ‘Cũng xin Chúa rửa sạch những nhơ uế của con.’

Chiều ngày thứ năm, Giáo hoàng đã cử hành thánh lễ Tiệc ly tại nhà tù Rebibbia. Ngài bắt đầu nghi thức rửa chân bằng việc rửa chân cho một phụ nữ Nigeria đang bồng con trên tay. ‘Thiên Chúa yêu thương từng người một, với đầy đủ tên họ.’

Vatican Insider – Iacopo Scaramuzzi – 03/4/15

1428021345364

Khi Đức Thánh Cha đến nhà tù Rebibbia ở Roma, khoảng 5giờ chiều, ngài được chào đón bằng trào pháo tay nồng hậu, và ngài ôm chào từng người trong số 300 tù nhân đang chờ đón ngài trong sân. Ngài cũng ôm chào một nhóm các quản giáo, các nhân viên điều hành, tình nguyện viên và các cha tuyên úy. 

Trong nhà nguyện ‘Lạy Cha’ của nhà tù, Đức Phanxicô cử hành thánh lễ, và trong bài giảng, ngài với các tù nhân bao gồm 150 nam tù nhân, và 150 nữ tù, trong đó có 15 bà mẹ cùng với con cái.

‘Ngày thứ năm này, Chúa Giêsu ngồi đồng bàn với các môn đệ của mình để mừng lễ Phục Sinh. Trong đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe, có một đoạn cho thấy chính xác những gì Chúa Giêsu làm cho tất cả chúng ta, đó là yêu thương những người thuộc về Ngài trong thế gian, Ngài yêu thương họ đến cùng. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta. Yêu thương vô hạn, luôn luôn, đến tận cùng. Tình yêu thương Chúa Giêsu dành cho chúng ta là không giới hạn, mà ngày một tăng thêm, tăng thêm nữa. Ngài không bao giờ mệt mỏi khi yêu thương bất kỳ ai.

Ngài yêu thương tất cả chúng ta, đến độ trao ban mạng sống của mình cho chúng ta, đúng thế, trao ban mạng sống của Ngài cho chúng ta, trao ban mạng sống của chính Ngài cho mỗi một người trong chúng ta, và như thế chúng ta có thể nói rằng: Ngài đã ban mạng sống Ngài cho tôi. Ngài ban mạng sống, cho các bạn, cho bạn, cho tôi. Ngài yêu thương cụ thể từng người, mỗi một người trong chúng ta với đầy đủ tên họ. Tình yêu của Chúa Giêsu không bao giờ nản lòng, bởi Ngài không bao giờ mệt mỏi khi yêu thương. Cũng như Ngài không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ. Ngài không bao giờ mệt mỏi khi ôm ấp chúng ta.

Đây là điều trên hết mà tôi muốn nói với các bạn. Chúa Giêsu yêu thương tất cả và mỗi một người chúng ta bây giờ cho đến tận cùng. Và ngài làm những việc mà các môn đệ không thể hiểu được, ngài đi rửa chân cho họ. Đây là tục lệ thời đó, bởi khi người ta bước vào nhà, chân họ đang bị lấm bẩn bởi bụi đường, thời đó chưa có đá rải đường như bây giờ [giáo hoàng mỉm cười giải thích] Và người ta rửa chân trước khi vào nhà. Nhưng không phải chủ nhà đích thân rửa chân cho khách, mà đây là việc của các đầy tớ, việc của nô lệ. Và Chúa Giêsu, như một nô lệ, rửa chân cho chúng ta. Ngài rửa chân cho các môn đệ. Ngài nói với Phêrô ‘Con không hiểu được những gì Ta đang làm, nhưng rồi con sẽ hiểu sau.’

Tình yêu Chúa Giêsu dành cho chúng ta quá lớn lao, đến độ Ngài trở nên một nô lệ để phục vụ chúng ta, chữa lành chúng ta, tẩy sạch chúng ta. Ngày hôm nay, trong thánh lễ này, Giáo hội muốn các linh mục rửa chân cho 12 người là hình tượng 12 tông đồ. Nhưng chúng ta phải xác quyết trong lòng, phải biết chắc rằng, khi Chúa rửa chân cho chúng ta, Ngài tẩy sạch mọi sự, Ngài thanh tẩy chúng ta. Ngài cho chúng ta cảm nhận tình yêu của Ngài một lần nữa. Trong Kinh thánh, có một đoạn rất đẹp của ngôn sứ Isaiah rằng: người mẹ có thể nào quên con mình chăng? Một bà mẹ có thể quên con của mình, nhưng Ta sẽ không bao giờ quên con. Chính đó, tình yêu Thiên Chúa dành cho tôi như thế đó.

Và hôm nay, tôi sẽ rửa chân cho 12 người các bạn. Nhưng tất cả các bạn đều ở trong các anh chị em này, tất cả các bạn, tất cả những người ở đây. 12 người này đại diện cho các bạn. Nhưng cả tôi cũng cần được Chúa tẩy rửa, và trong thánh lễ này, xin các bạn cầu nguyện cho tôi. Nguyện xin Chúa cũng rửa xạch những nhơ uế xấu xa của tôi để tôi trở nên nô lệ của các bạn, nô lệ cho việc phục vụ mọi người, như Chúa Giêsu khi xưa vậy.’

628x471Rồi Đức Phanxicô quỳ gối, rửa chân và hôn chân cho 12 tù nhân, bắt đầu từ một bà mẹ trẻ người Nigeria đang bồng con trên tay. Đức Phanxicô lay chân em bé, rồi ngài tiếp tục rửa chân cho từng tù nhân một với nụ cười trên môi. Được biết, Giáo hoàng đã rửa chân cho 6 nữ tù nhân, 2 người Nigeria, 1người Congo, 2 người Ý, và 1 người Ecuador – cùng với 6 nam tù nhân, 1 người Brazil, 1 người Nigeria và 4 người Ý.

Trong lời nguyện kết lễ, cha Spriano, tuyên úy của Rebibbia, nhắc về một tù nhân đã tự vẫn hôm 28 tháng 3, và cầu nguyện cách riêng cho ‘người bạn vừa chết cách đây mấy ngày trong nhà tù này.’ Trước khi rời nhà nguyện, Đức Phanxicô nán lại một lát để chào hỏi và ôm các tù nhân. Tiếng pháo tay nồng ấm vang lên không dứt.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Ống kính của nhiếp ảnh gia cũng có thể là một vũ khí!

lefigaro.fr, 02-04-2015

Ống kính của nhiếp ảnh gia cũng có thể là một vũ khí

Hudea, 4 tuổi, nghĩ rằng ống kính của nhiếp ảnh gia là một vũ khí. Câu chuyện của em bé người Syria làm cư dân mạng xúc động hơn một tuần nay đã được ký giả Nicolas Basse làm sáng tỏ.

Trong vòng một tuần, bức hình em bé Syria mắt nhìn ống kính, hai tay giơ lên trời đã làm cư dân mạng xúc động và truyền đi hàng chục ngàn lần trên các trang mạng xã hội. Đài BBC đã điều tra và đã tìm ra được nhiếp ảnh gia chụp bức hình này.

Ngày 24 tháng 3 vừa qua, nhiếp ảnh gia người Palestina, bà Nadia Abu Shaban ở dãi Gaza đã cho đăng trên trang Twitter của mình bức hình em bé Syria, hai tay giơ lên trời, nét mặt vừa sợ hãi vừa cam chịu với câu viết: “Một nhiếp ảnh gia đã chụp bức hình em bé người Syria, em tưởng ống kính máy chụp hình là vũ khí nên em giơ tay lên đàu hàng!”, không ai biết chính xác bức hình này chụp lúc nào nhưng bức hình được truyền đi cả ngàn lần trên Internet và đã gây xúc động mạnh.

Các phản hồi nhanh chóng bình: “Thật khủng khiếp”, “Thật xấu hổ cho nhân loại!”, “Thật quá buồn!” vân vân… Tiếp theo là câu hỏi về sự thật của bức hình này. Trước những câu hỏi này, nữ ký giả Palestina thú thật là không biết bức hình này được chụp ở đâu, ai chụp và chụp khi nào.

BBC điều tra

Đứng trước tầm rộng lớn và các câu hỏi chung quanh bức hình, đài BBC lên đường đi tìm dấu vết của nhiếp ảnh gia nào đã chụp bức hình này. Trong vài giờ, đài BBC Anh quốc đã lần dò ra Osman Sagirli là tác giả bức hình có “khuôn mặt buồn nhất thế giới” này. Ông là ký giả nhiếp ảnh người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc từ 25 năm nay trên các thảm họa và các cuộc chiến tranh, hiện nay ông làm việc ở Tanzania, ông cho biết ông gặp cô bé 4 tuổi tên là Hudea vào cuối năm 2014 trong một trại tị nạn ở Atmeh, cách biên giới Thỗ 10 cây số. Ông cho biết bức hình này đã được đăng ở nhật báo Thỗ Turkiye Gazetesi vào tháng 1-2015 vừa qua.

Trả lời cho đài BBC, ông tuyên bố: “Tôi đã dùng máy có ống kính để chụp và em nghĩ đó là một vũ khí. Sau khi chụp hình, tôi mới nhận ra điều này khi thấy em mím môi và đưa hai tay lên trời. Thường thường khi thấy ống kính, trẻ con hoặc bỏ chạy, hoặc lấy tay che mặt, hoặc cười.” Để biện minh cho việc chụp bức hình này, ông nói thêm: “Biết rằng đây là những người tị nạn nhưng qua trẻ con, ý nghĩa của sự đau khổ càng mạnh hơn là qua người lớn. Qua sự ngây thơ của mình, trẻ con cho thấy xúc cảm của chúng nhiều hơn.”

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Trong ngày tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng con nguyện xin Chúa cho những người đang đóng đinh anh em mình biết sám hối, từ bỏ vũ khí để nhân loại được sống hòa bình yêu thương nhau hơn.

Đi đàng thánh giá với Đức Phanxicô – Chặng thứ mười, mười một, mười hai

amillechretienne.fr, Guilhem Dargnies, 20-02-2015

Trong Mùa Chay, Đức Phanxicô mong muốn chúng ta không bị tính dửng dưng dụ dỗ, và đây là các chặng đàng thánh giá bằng hình ảnh qua các vùng “ngoại vi của cuộc hiện sinh” của thời buổi chúng ta về huyền nhiệm của tội lỗi, của đau khổ và của bất công”.

Xin Chúa mở lòng để chúng ta hoán cải, để chúng ta xây dựng một xã hội công chính hơn.

newholy27

Chặng thứ mười – Chúa Giêsu bị lột áo

Số lượng người dùng thuốc chống suy thoái tinh thần ngày càng tăng nhưng đáng kể là nơi trẻ em. Ở Pháp, con số tiêu thụ trung bình là 6.21 liều mỗi ngày. Các vùng bị nặng nhất là: Limousin, Auvergne và Poitou-Charentes

p694m785392“Săn sóc những ai đau trong cơ thể mình, những ai bị suy thoái tinh thần, những ai có tinh thần tuyệt vọng, đó là hành vi bác ái lớn nhất.”

Đức Phanxicô, Chặng đàng thánh giá ở Colisée, Rôma, 18 tháng 4 năm 2014

Lạy Chúa,

Xin tái sinh nơi con niềm vui cứu rỗi của Chúa,

Xin cho con là tình yêu của Chúa,

Để mỗi ngày con mỗi yêu thương hơn

Và làm chứng cho sự thánh thiện của Chúa.

Lạy Chúa, xin thương xót con,

Con đã lầm đường lạc lối và phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa.

Chặng thứ mười một – Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá

33 % nhân viên cho rằng công việc của họ đã tạo ra các vấn đề tâm lý nặng và phần lớn trong số họ (54%) không biết quay về đâu để tìm giúp đỡ.

p924m711151f“Có biết bao nhiêu người trên thế giới là nạn nhân của hình thức nô lệ của công việc mà đáng lý công việc phục vụ cho con người, để họ có được nhân phẩm. Tôi xin tất cả anh chị em tín hữu, và tất cả những ai có thiện tâm phải quyết định dứt khoát, không được tiếp tay cho nạn buôn người, tạo nên “công việc của nô lệ”.”

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 1 tháng 5-2013

Lạy Chúa,

Xin tái sinh nơi con niềm vui cứu rỗi của Chúa,

Xin cho con là tình yêu của Chúa,

Để mỗi ngày con mỗi yêu thương hơn

Và làm chứng cho sự thánh thiện của Chúa.

Lạy Chúa, xin thương xót con,

Con đã lầm đường lạc lối và phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa.

Chặng thứ mười hai – Chúa Giêsu chết trên thập giá

Hiện nay ở Pháp, Tòa án hiếm khi lên án chung thân hay án không ân xá.

p4694196“Ngày nay, tất cả tín hữu Kitô và những người có thiện tâm đều được mời gọi đấu tranh (…) để cải thiện đời sống tù ngục, tôn trọng nhân phẩm của những người không còn tự do. Tôi muốn nói đến những người bị án chung thân. Gần đây, Vatican đã hủy án chung thân. Án chung thân là án tử hình trá hình.”

Đức Phanxicô trong bài diễn văn với các đại diện phái đoàn Quốc tế về luật hình sự, Rôma 23 tháng 10 năm 2014

Lạy Chúa,

Xin tái sinh nơi con niềm vui cứu rỗi của Chúa,

Xin cho con là tình yêu của Chúa,

Để mỗi ngày con mỗi yêu thương hơn

Và làm chứng cho sự thánh thiện của Chúa.

Lạy Chúa, xin thương xót con,

Con đã lầm đường lạc lối và phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Bài mới nhất