“Ước mong đan viện Thiên An được mở cửa cho tất cả mọi người”
la-croix.com, Claire Lesegretain, 2020-08-25
Phỏng vấn tại Việt Nam, áp lực và bạo lực của chính phủ đối với đan viện Biển Đức Thiên An vẫn còn gia tăng trong các ngày 10 và 12 tháng 8. Linh mục Luc Cornuau, bề trên tu viện Pierre-Qui-Vire (Yonne) ước mong tu viện Thiên An là “lá phổi xanh” cho thành phố Huế. Tu viện Pierre-Qui-Vire là tu viện đã thành lập tu viện Thiên An năm 1940.
La Croix: Ngày 14 tháng 8, trong một bản thông báo, Đan viện Thiên An tố cáo chính quyền cộng sản khu vực đã đỡ đầu cho một số côn đồ và tổ chức các cuộc tấn công bạo lực chống họ. Từ ngày 14 tháng 8, cha có thêm tin tức không?
Linh mục Luc Cornuau: Chúng tôi không có tin tức nào khác gần đây. Tôi đã liên lạc với linh mục bề trên gần đây, và ngài chỉ nói chưa bao giờ cộng đoàn đã đương đầu với chính quyền như bây giờ. Cha biết đan viện là mục tiêu đặc biệt của chính quyền. Thông thường, ngày 15 tháng 8, người Việt Nam thường đến đan viện khi trên đường trở về hoặc trên đường đi đến đền thờ Đức Mẹ, nhưng năm nay, vì Covid nên các buổi lễ không còn nhiều và ít khách hành hương đến đây.
85 tu sĩ ở Thiên An đều là người Việt trừ một tu sĩ có quốc tịch Mỹ. Trong số này có khoảng ba mươi tu sĩ khấn tạm và ba tập sinh. Một trong số này đến chúng tôi để được đào tạo.
Các áp lực và bạo lực chống lại các tu sĩ Thiên An đã kéo dài hơn hai mươi năm. Có giải pháp nào để ngăn chặn việc này không?
Chính quyền duy trì một cán cân quyền lực với Thiên An, tháng 6-2016, ngay sau khi côn đồ xông vào tường của tu viện và phá một cây thánh giá lớn, tôi đã đến Thiên An cùng với linh mục Bruno Marin, lúc đó là Bề trên Tỉnh Dòng của nhà Dòng Subiaco.
Sau đó chúng tôi nghĩ giải pháp tốt nhất là các anh em ở lại trên tất cả các khu đất xung quanh tu viện để duy trì tốt nhất có thể, và vẫn mở cửa cho người đi bộ. Các tu sĩ mong muốn Thiên An trở thành “lá phổi xanh” cho thành phố Huế cách đó 5 cây số.
Để có được giải pháp này, chính quyền địa phương phải chấp nhận không gian xanh này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và các tu sĩ có quyền quản lý nó.
Ở đất nước mà mọi thứ đều được tính toán và diễn giải, các tu sĩ và chính quyền đều bảo vệ lợi thế của mình: các tu sĩ muốn bảo tồn không gian yên bình có lợi cho việc cầu nguyện và ơn gọi của họ, chính quyền thì muốn bảo vệ nơi được dân chúng đánh giá cao để đến đi bộ. Các tu sĩ không nên cho cảm tưởng họ nhường đất, nếu không chính quyền xem đây là tài sản của nhà nước. Do đó, chúng ta phải hiểu họ chấp nhận vùng đất của họ vẫn mở cho người đi bộ, nhưng đây là đất của tu viện, các tu sĩ phải bảo tồn khu vực này. Như vậy sẽ tránh việc các nhà phát triển cắt đất thành nhiều lô để bán cho rất nhiều người như đã bắt đầu.
Liệu các tu sĩ Thiên An có thể đồng ý dời tu viện của họ nếu chính quyền dành một địa điểm ở một nơi khác chuyện họ không?
Điều này hoàn toàn không thể. Vì các tu sĩ đã quen sống ở đây từ năm 1940 và họ gắn bó với mảnh đất nhận từ các tu sĩ người Pháp. Chính các tu sĩ đã đào hồ, trồng rừng và trồng cam để ngày nay là vùng đất mọi người thèm muốn. Ngoài ra, các tu sĩ không tin tưởng nếu chính phủ đề nghị trao đổi như vậy, vì không có bằng chứng nào cho thấy họ sẽ giữ lời hứa một khi họ nắm được Thiên An trong tay.
“Vụ án” Thiên An không thể so sánh với các “vụ án” bất động sản khác trong những năm gần đây liên quan đến việc đòi lại tài sản của Giáo hội, bị nhà cầm quyền Cộng sản tịch thu sau năm 1954. Báo chí đã nói nhiều về vụ cựu phái đoàn tông đồ và giáo xứ Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế ở Hà Nội. Và nhiều trường hợp khác có thể như vậy.
Nguyễn Tùng Lâm dịch