Josée Kamoun: “Dịch thuật là đánh cuộc mọi người có thể hiểu nhau”

29

Josée Kamoun: “Dịch thuật là đánh cuộc mọi người có thể hiểu nhau”

lepelerin.com, Faustine Prévot, 2024-08-19

Bà Josée Kamoun © Camille McOuat

Bà Josée Kamoun, nhà anh giáo học đề nghị có quyển Từ điển dành cho những người yêu thích dịch thuật chứa đầy tài liệu tham khảo và trí tưởng tượng.

Phỏng vấn bà Josée Kamoun

Xin bà cho biết bà tiếp cận một bản dịch như thế nào?

Bà Josée Kamoun: Tất cả đều tùy. Có một số bài trôi chảy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngược lại có những bài tôi cảm thấy xa lạ. Khi đó tôi làm một điều tra nhỏ, đọc một tác phẩm khác của tác giả, một chuyên luận triết học… Tôi cũng trao đổi với các tiểu thuyết gia về điều họ muốn nói, như tôi đã làm với tác giả Mỹ Philip Roth. Dịch thuật là thách thức: những người ở cách nhau rất xa, cách nhau hàng trăm năm vẫn có thể hiểu được nhau.

 Ơn gọi này của bà đến từ đâu?

Từ niềm vui của tôi, từ năm lớp sáu tôi đã xuất sắc trong các bài dịch tiếng la-tinh. Và năm 15 tuổi với tiếng Anh qua trào lưu nhạc rock của những năm sáu mươi. Và cũng nhờ tôi ngưỡng mộ tài năng của bà ngoại, bà thực sự là nhà tiên phong, bà là nhân viên tiếng Pháp ở Scotland năm 1920. Có lẽ tôi cũng cố hàn gắn vết thương bản sắc. Chứng mất trí nhớ đau đớn của cha tôi, ông rất muốn làm người Pháp đến mức ông giấu nguồn gốc Sicily của ông với chúng tôi, suốt đời cha tôi nói ông là người đảo Corse. Và nỗi đau của chính tôi khi tôi nghĩ tôi sẽ không chết ở Tunis, nơi tôi sinh ra.

Dịch thuật mang nét thiết yếu nào của xã hội như thế nào?

Dịch thuật là khai mở bản thân, theo nghĩa của Phúc âm. Mở ra với văn hóa nước ngoài, mọi người hiểu nhau khi trở thành một phần của người khác, mình có thể trở thành chính mình hơn. Hơn nữa, dịch thuật còn có nghĩa là bảo vệ kho tàng di sản phi vật thể của nhân loại. Khoa Ung thư của Solzhenitsyn được phát sóng bằng tiếng Anh ở phương Tây vào cuối những năm 1960, đã thoát khỏi sự tàn phá của chế độ cộng sản và tiết lộ sự tàn bạo của các trại cải tạo.

Bà nói có hai quan niệm về sự đa dạng của ngôn ngữ dẫn đến hai trường phái dịch thuật…

Theo quan niệm Babylon, con người muốn lên tới Chúa nên đã bị chia rẽ bằng hàng ngàn ngôn ngữ. Gắn liền với cái nhìn chăm chú nghề nghiệp, người dịch tỉ mỉ ghép các mảnh lại với nhau. Ngược lại, với Lễ Hiện Xuống, tất cả đều được tha: các tông đồ rao giảng và dân ngoại nghe Chúa Thánh Thần bằng ngôn ngữ của họ. Từ đó xuất hiện tầm nhìn thứ hai: tin vào sự cộng sinh kỳ diệu với tác giả, điều đã xảy ra cho tôi với Jonathan Coe và Cuộc đời rất riêng tư của ông Sim (La vie très privée de Mr Sim, 2011). Nhưng lần lượt tất cả chúng ta đều là người “Babylon” và “Ngũ Tuần”.

Tháp Babel, của Pieter Bruegel the Elder (1863) © Hình ảnh di sản / AURIMAGES

Có hai kiểu hiển thị văn bản gốc: làm nổi bật sự khác biệt về văn hóa hoặc chuyển đổi nó. Bà ưu tiên cho loại nào?

Những người được gọi là “người tìm kiếm” bám sát ngôn ngữ gốc, trong khi những “người nhắm mục tiêu” đi chệch khỏi ngôn ngữ gốc, tạo cho độc giả ảo tưởng tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ của họ. Ví dụ nguyên mẫu là Trời đang mưa chó mèo (nghĩa đen: It’s raining cats and dogs) người dịch chuyển thành “Trời mưa to”. Vì tiếng Anh là bá chủ nên tôi không thấy cần phải để nó sáng hơn tiếng Pháp. Nhưng một lần nữa, tôi và các đồng nghiệp bị dao động giữa hai quan điểm.

Trong những tượng đài văn học, bà nói khi chết bà muốn làm việc về Moby Dick của Herman Melville. Vì sao?

Vì nhân vật Thuyền trưởng Ahab, thủy thủ đoàn của ông và người đọc có cùng một mong muốn, đó là hoàn thành cuộc săn bắt cá voi trắng mang tính siêu hình. Khám phá mâu thuẫn của màu sắc này, biểu tượng của thiêng liêng nhưng cũng của sự trống rỗng, Melville gợi ý Moby Dick hiện thân cho sự chóng váng của con người: chúng ta đang đi tìm mọi thứ hay không tìm gì cả? Như nhà ngữ văn Barbara Cassin tóm tắt, đó là quyển tiểu thuyết không thể dịch được, đến nỗi trong nhiều năm làm chung, chúng tôi không bao giờ làm xong.

Với những tác phẩm ngày xưa nhưng bây giờ gây sốc, như quyển Cuốn theo chiều gió về chế độ nô lệ, quan điểm của bà là gì?

Tất cả phụ thuộc vào sự quan tâm về tài liệu chúng ta dành cho quyển sách. Như trường hợp của James Bond, chúng ta xuất bản không đổi một dấu phẩy, dù là thêm ghi chú: chúng ta sẽ không biến một điệp viên Chiến tranh Lạnh, người phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, thành con cừu non! Chúng ta cần biết chúng ta đến từ đâu. 

Bà đã làm phiên bản về những tác phẩm đen tối như 1984 của George Orwell, tác phẩm làm sáng tỏ thời đại chúng ta như thế nào?

Có những chế độ ngăn cản việc nói ra một số sự thật. Nhưng tác phẩm 1984 gợi lên việc viết lại Lịch sử. Năm 2017, các tác phẩm cổ điển bán rất chạy vì người Mỹ đã đưa ra mối liên hệ đúng đắn với việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Ngay cả khi thông tin sai lệch chưa có, ông vẫn là người đầu tiên đảm nhận khái niệm “sự thật thay thế”, ông tạo được tên tuổi nhờ chương trình truyền hình thực tế The Apprentice năm 2004.

Nghề nghiệp của bà nhìn AI như thế nào?

Với văn xuôi đơn giản, trí tuệ nhân tạo cung cấp cơ sở để chúng tôi “biên tập hậu kỳ”. Năm 2022, tôi đã thử nghiệm AI trên quyển tiểu sử của Philip Roth, tôi dành nhiều thì giờ để sửa những điểm không chính xác hơn là viết lại bản thảo đầu tiên. Còn với các văn bản văn học, vai trò của chúng tôi là làm phong phú chúng bằng sự nhạy cảm, liên kết các ý tưởng, chiều sâu cuộc sống chúng ta. Đó là lý do vì sao tháng 10 năm ngoái, tôi đã ký vào bản tuyên ngôn của tập thể Bằng xương và bằng thịt (En chair et en os) kêu gọi những người sáng tạo và phân phối các tác phẩm trí tuệ từ chối bất kỳ việc sử dụng AI nào.

Sự xuất hiện này đã làm rung chuyển một tập đoàn, cuối cùng đã giành được danh hiệu quý tộc…

Trên thực tế, chúng tôi không còn bị coi là “kẻ phản bội” các phiên bản gốc mà là những nhà vô địch trong việc tái tạo thế giới toàn cầu hóa nơi các biên giới đang bị xóa nhòa. “Trái tim tôi đã trở nên có khả năng chấp nhận mọi hình thức”, của nhà thơ Sufi Ibn Arabi, là câu trích dẫn trong Quyển Từ điển của tôi. Tôi tin vào cộng đồng con người.

Bản dịch: hai phiên bản cho một đoạn độc thoại

Để hiểu tầm quan trọng của vai trò của người phiên dịch, đây là ví dụ kinh điển với dấu kép đơn của Juliet trong vở kịch của nhà viết kịch người Anh William Shakespeare, Romeo và Juliet:

Của tôi, đêm tối! Hãy đến, Romeo, hãy đến: anh sẽ làm đêm thành ngày, khi anh đến trên đôi cánh của đêm, anh sáng hơn lớp tuyết mới trên lưng quạ đen. Bản dịch của François-Victor Hugo (1860)

Đêm hãy đến, đến Romeo! Hãy đến, ngày của tôi trong đêm. Vì, trên đôi cánh của màn đêm, anh sẽ yên nghỉ trắng hơn tuyết trên lưng quạ. Bản dịch của Yves Bonnefoy (1985)

Marta An Nguyễn dịch