Truyền thống đương đại của bức tranh nhái Bữa Tiệc Ly có báng bổ không?

120

Truyền thống đương đại của bức tranh nhái Bữa Tiệc Ly có báng bổ không?

la-croix.com, Jean-Pascal Gay, nhà sử học, 2024-07-29

Sử gia Jean-Pascal Gay giải thích mối quan hệ lâu dài giữa nghệ thuật và tôn giáo.

Thomas Jolly, giám đốc nghệ thuật của lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024 JOEL SAGET / AFP.

Có điều gì đó hơi nực cười về những tranh cãi đương thời liên quan đến công giáo. Kịch bản đã được viết; mỗi diễn viên dường như chỉ muốn đưa ra cách giải thích theo nghĩa đen, họ thấy đây là bản văn đã được soạn trước với một hình thức vừa vui sướng vừa buồn bã.

Chúng ta có thể – và đây là trường hợp của tôi – không đánh giá cao những diễn biến nghệ thuật trong bức tranh Bữa Tiệc Ly của Leonardo de Vinci. Bức tranh nhái lại mất đi sức mạnh khiêu khích, sợ một cách hệ thống trước sự bảo vệ của một đạo công giáo bị thu gọn vào một bản sắc, không đương đầu thẳng vấn đề.

Trong lễ khai mạc, tôi thấy bà Barbara Butch và một nhóm các nữ hoàng drag có vẻ giống một học sinh trẻ con đặt vấn đề về những người cảm thấy hoặc cho rằng họ bị tấn công.

Một cuộc tranh luận vô ích

Tôi không tham dự vào cuộc tranh luận ở đây hay đúng hơn là trò chơi trốn tìm mà Paris 2024 và giám đốc buổi lễ Thomas Jolly đã dự ngay từ đầu. Khi đề cập đến trí tưởng tượng của một lễ kỷ niệm theo kiểu ngoại giáo của các vị thần trên đỉnh Olympus, ông khẳng định bức tranh Bữa Tiệc Ly không phải là nguồn cảm hứng của ông. Nhưng một số người làm bức tranh nhái cho biết ông nhái lại bức tranh Bữa Tiệc Ly của Da Vinci. Một số người quan tâm đến lịch sử nghệ thuật thấy có sự liên quan đến Bữa tiệc ở Levi của Veronese hoặc hình tượng hiện đại về bữa tiệc của các vị thần trong tranh của Van Bijlert.

 

Cuộc tranh luận có chút vô nghĩa. Vì thế các tác phẩm được đề xuất làm nguồn cảm hứng đều có liên quan đến Bữa Tiệc Ly của Leonardo. Màn trình diễn không chỉ đơn giản nằm trong logic ám chỉ mà còn là trích dẫn. Tuy nhiên, nó không có trong tài liệu tham khảo trực tiếp hoặc nhái lại. Nhưng nhắc đến Bữa Tiệc Ly cũng là ám chỉ truyền thống lâu đời về việc tiếm đoạt bức tranh này cả trong nghệ thuật đương đại và văn hóa đại chúng.

 Độc quyền kiểm duyệt

Truyền thống tiếm đoạt trong bối cảnh Giáo hội từ lâu đã mất độc quyền kiểm duyệt hình ảnh và cả việc giải thích các hình ảnh của họ. Có điều gì đó kỳ lạ khi bây giờ tuyên bố có nguy cơ bị xúc phạm, trong khi đó chỉ là một bức tranh. Việc tố cáo tội báng bổ ngầm liên quan đến một hình thức biểu tượng hầu như không có vẻ chính thống và chúng ta cần tham khảo sắc lệnh của Công đồng Trent về hình ảnh.

Nhưng trên hết, sự gia tăng tính nhạy cảm, tuyên bố mình bị tổn thương, mình là nạn nhân là một phần của chiến lược mà nhà nhân chủng học Jeanne Favret-Saada đã chỉ ra rõ ràng, nhằm khôi phục lại cơ chế kiểm duyệt tôn giáo, khôi phục một cách nghịch lý tình trạng độc quyền đã mất. Đó cũng là hình thức tự kích hoạt các xung đột nội bộ trong cộng đồng công giáo, đưa ra một bên là sùng đạo, một bên là không sùng đạo theo cách họ nhìn.

Nhái lại Bữa Tiệc Ly trong lễ khai mạc Thế vận hội không có gì là phạm thượng

Những người bị loại trừ, các nữ hoàng drag

Đoạn trích dẫn Bữa Tiệc Ly trong buổi lễ diễn ra theo một trong những tông màu cơ bản của truyền thống đương đại trong việc diễn giải lại bức tranh: thể hiện qua việc trích dẫn Bữa Tiệc Ly bao gồm những người bị loại trừ và một cách nào đó cho rằng Giáo hội phải đối diện với trách nhiệm của chính mình trong những trường hợp loại trừ này. Cũng chính vì ngữ pháp này được một số người công giáo hiểu rõ nên đã tạo cảm xúc, tình cảm trái ngược nhau nơi họ.

Giải thích sự kín đáo của Đức Phanxicô về những tranh cãi ở Thế vận hội Paris

Và ở đây, việc cậy đến họa sĩ Leonardo đã thành công trong bối cảnh đạo công giáo loại trừ các nhóm thiểu số về giới tính trong xã hội Pháp. Một số người cảm thấy bị xúc phạm vì những người bị loại trừ ở đây là các nữ hoàng drag, đã nói lên rất nhiều về sự kỳ thị và thiếu nhận thức của người dân Pháp về các người đồng tính và các thành viên của cộng đồng LGBT+.

Phản ứng của các Giáo hội nước ngoài về bức tranh nhái lại Bữa Tiệc Ly

Nâng giá trị của những người bị loại trừ

Về vấn đề tội báng bổ, đó là một vấn đề hoàn toàn khác và là vấn đề liên quan đến thần học cụ thể của từng tôn giáo và từng truyền thống kitô giáo. Một trong những điều thấy rõ trong sự tức giận nhỏ nhặt mà một số bạn đồng đạo của tôi đang gặp: đó là tiêu chuẩn thần học phong phú của đạo công giáo về tội báng bổ dường như đã bị lãng quên, ngay cả chính các thành viên tiếng tăm trong hàng ngũ giám mục.

Người tổ chức trình bày bức tranh này có phải là người công giáo không? Còn các diễn viên? Họ có ý định báng bổ không? Có phải Chúa bị xúc phạm ở đây và bằng cách nào? Và một câu trích dẫn bất kính từ Bữa Tiệc Ly có phải là báng bổ không? Có sự bất kính nào ở đây không? Về phần tôi, trong số tất cả những câu hỏi này, có một câu hỏi tôi đặc biệt chú ý. Truyền thống đương thời về việc nhái lại bức tranh Bữa Tiệc Ly của Leonardo có phải là báng bổ không? Có những lý do để nghĩ rằng, trái lại, việc bình đẳng hóa những người bị loại trừ lại mang tính Thánh Thể sâu sắc và chính trực giác công giáo sâu sắc và công bằng làm nền tảng cho nó.

Philippe Katerine: “Điều đẹp nhất trong đức tin Kitô giáo là tha thứ”

Một vô minh sâu đậm

Dù sao không một ai thích nghĩ đây là ý định của đạo diễn và những người biểu diễn nhất thiết có phải là báng bổ không? Về mặt đạo đức, không có lý do gì để cho rằng bản thân điều này là điều người công giáo cho phép mình làm. Chưa kể nghĩa vụ đơn giản của chúng ta là “cứu lấy lời đề nghị của người anh em”, không dễ để làm hại. Đằng sau những lời lẽ xúc phạm ngay lập tức ẩn chứa sự thiếu hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ của người LGBT+, đặc biệt là người đồng tính với công giáo.

Cuối cùng, vẫn còn phải nói về cám dỗ muốn biến nạn nhân thành nạn nhân của đạo công giáo đương thời, đã thể hiện một cách ồn ào trong dịp này. Những cảm xúc, tình cảm làm nền tảng cho nó thường rất chân thành, nhưng sự chân thành ấy chưa đủ để chính đáng hóa chúng. Chúng là kết quả của giáo dục đạo đức và tôn giáo. Chúng tôi hy vọng các mục tử của chúng tôi sẽ điều chỉnh việc bỏ qua nạn cạnh tranh có liên quan đến sự chuyển đổi thiểu số từ đạo công giáo, hơn là khuyến khích chuyện này.

Việc đền tạ của danh ca Céline Dion

Và tôi cũng không muốn nói đến những người, như một “người công giáo Pháp có ảnh hưởng nổi tiếng đã đi xa đến mức nói rằng trong trường hợp này, chúng ta không những không được để mình bị “nhổ vào mặt”, Chúa còn yêu cầu chúng ta không được thương xót. Trong thần học lâu đời của đạo công giáo, lòng thương xót là thuộc tính cao cả nhất của Thiên Chúa. Do đó, Thiên Chúa có thể từ bỏ công lý hoặc quyền tối thượng của Ngài nhưng không từ bỏ lòng thương xót. Xúc phạm đến lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa theo cách này, theo nghĩa kỹ thuật và kinh điển là một tà giáo hoàn toàn báng bổ.

Và cuối cùng, nếu thực sự có báng bổ và việc đền tạ là cần thiết, thì người công giáo như tôi đã hài lòng khi nghe buổi lễ kết thúc với lời hát của một nghệ sĩ công giáo xuất sắc: “Chúa quy tụ những ai ‘yêu’ nhau lại với nhau.” Những người có ý định báng bổ trong bức tranh Bữa Tiệc Ly sẽ tự hỏi vì sao đạo diễn lại có lựa chọn này, có lẽ không phải vô thức, họ sẽ đặt câu hỏi về xu hướng đánh giá ý định của chính họ, khi họ cho rằng chúng là xấu. Lễ khai mạc Thế vận hội có bao giờ kết thúc theo kiểu công giáo như vậy không?

Marta An Nguyễn dịch