Tại Marseille, chuyến đi mang tính chính trị của Đức Phanxicô
lepoint.fr, Jérôme Cordelier, đặc phái viên tại Rôma, 2023-09-20
Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 13 tháng 9 năm 2023 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Rôma. © MASSIMO VALICCHIA / NurPhoto / MASSIMO VALICCHIA/NurPhoto qua AFP
Quyền lực của Đức Phanxicô (3/4). Đức Phanxicô đến Pháp khi đất nước này đang bắt đầu các cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư và các dự luật cuối đời. Càng tốt, ngài yêu thích chính trị.
Khi đến Marseille, Đức Phanxicô đi vào một lãnh vực mà ngài đặc biệt yêu thích: chính trị. Chuyến đi của ngài nằm trong chương trình hội nghị của các giám mục Địa Trung Hải, nhưng điểm đến không hề nhỏ. Nữ tu người Pháp Nathalie Becquart, thân cận với giáo hoàng, người đã làm việc lâu năm tại các khu dân cư nổi tiếng của thành phố Marseille nhấn mạnh: “Marseille là thành phố thể hiện khả năng hiệp nhất trong đa dạng, một tầm nhìn thân thiết của Đức Phanxicô. Tất cả các vấn đề lớn của thế giới đều tập trung ở đó: nhà ở, ma túy, nhập cư… Nhưng ở đó, chúng ta thấy rất nhiều tiềm năng và sáng tạo để vượt lên các vấn đề, đặc biệt nhờ mạng lưới liên kết quan trọng. Đó là một đô thị nêu bật những thách thức lớn của thời gian và cuộc sống với nhau.”. Lần đầu tiên đặt chân lên đất Pháp kể từ chuyến đi Strasbourg năm 2014, ít nhất phải nói lần này ngài đi trong bối cảnh ít bận rộn. Đơn thuần là trùng hợp – hoặc đó là dấu hiệu của Chúa Quan Phòng như giáo dân thường nói. Chuyến đi của ngài được lên kế hoạch trước khi chương trình nghị sự của quốc hội được lên lịch, nhưng chuyến đi lúc có hai cuộc tranh luận lớn đang bắt đầu về các lĩnh vực mà người đứng đầu Giáo hội công giáo quan tâm: vấn đề nhập cư và vấn đề chấm dứt sự sống.
Không chắc ngài sẽ trực tiếp đề cập đến chủ đề thứ hai ở Marseille – đó không phải là mục đích của chuyến đi. Nhưng chúng ta có thể nghĩ, vấn đề này sẽ có thể được tổng thống Emmanuel Macron sẽ nói với ngài khi hai người gặp nhau. Tháng 10 năm 2022, hai người đã nói về vấn đề này trong cuộc gặp ở Vatican, theo sáng kiến của tổng thống Pháp, người vừa khởi động cuộc tham vấn quốc gia về chủ đề này. Trên máy bay trở về từ Rôma, ông nói: “Tôi đã nói với giáo hoàng, tôi không thích từ an tử. Cái chết là một khoảnh khắc của cuộc sống, nó không phải là một hành động kỹ thuật. Tôi không muốn ngăn quyền ưu tiên tranh luận, đôi khi quyền này bị đơn giản hóa. Cái chết của tôi có thuộc về tôi không? Đây là một câu hỏi khó, tôi không chắc tôi có câu trả lời.”
Dù Đức Phanxicô ít nói hơn các giáo hoàng tiền nhiệm về các vấn đề đạo đức sinh học, nhưng sự hiện diện của ngài khi cuộc tranh luận nóng lên và huy động giáo dân – trong mọi thuyết phục – sẽ tập trung sự chú ý vào câu hỏi nền tảng này.
Ủng hộ chính sách di cư mở
Lần đầu tiên vấn đề nhập cư là trọng tâm của các cuộc họp ở Marseille. Vài tháng trước cuộc bầu cử châu Âu, khi làn sóng người tị nạn đổ xô đến đảo Lampedusa gây sự leo thang chính trị thì lời nói và cử chỉ của Đức Phanxicô đang được chờ đợi. Và vì lý do chính đáng: ngài là nhà lãnh đạo đầu tiên, sau khi được bầu chọn năm 2013, đã đưa chủ đề này lên chính trường công khai toàn cầu, và ngài là người duy nhất bảo vệ chính nghĩa của người di cư với sự vang dội toàn cầu mà địa vị của ngài mang lại cho ngài.
Ngài dùng diễn đàn này ở mức độ tối đa của mình. Nhân lên những hành vi tượng trưng. Và các quan điểm. Như trong thư công khai ngày 15 tháng 8 năm 2017, vào thời điểm đó đã làm cho nhiều người ngạc nhiên, kể cả những người công giáo bảo thủ, và gây được tiếng vang đặc biệt cho đến ngày nay. Đức Phanxicô đã liệt kê 21 điểm rất cụ thể ủng hộ chính sách di cư cởi mở. Ngài nhấn mạnh “an ninh cá nhân” của người di cư “trước an ninh quốc gia”, ngài kêu gọi tăng visa nhân đạo và kêu gọi đoàn tụ gia đình.
Ngài nói: “Tôi hy vọng sẽ có nhiều quốc gia áp dụng các chương trình tài trợ tư nhân và cộng đồng, cũng như mở các hành lang nhân đạo cho những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất”. Ngài thúc đẩy, hội nhập không phải là “đồng hóa dẫn đến đàn áp hoặc quên đi bản sắc văn hóa của mình”, và nhấn mạnh “dù sao, cần thiết là phải thúc đẩy văn hóa gặp gỡ”.
Một giáo hoàng cánh tả? Hồng y Michael Czerny, người thân cân với giáo hoàng, phụ trách vấn đề di cư ở Vatican lên tiếng: “Không, Ngài là người của Tin Mừng. Ngài giữ quan điểm của Chúa Giêsu Kitô. Thánh gia, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse là gia đình của những người di cư, đi tìm nơi ẩn náu ở Ai Cập. Các nhãn chính trị không có gì để nói ở đây. Tiếp nhận, bảo vệ, phát huy và hội nhập không phải là cánh tả. Bất cứ nền quản trị hành chính nào cũng phải quản lý các vấn đề này, dù là cánh tả, cánh hữu hay trung dung. Đây là nhu cầu thiết yếu và thực tế của con người. Không có gì lạ về điều đó. Ở Châu Âu, vào cuối Thế chiến thứ hai, nhiều người xin được tiếp nhận, bảo vệ và hội nhập, và họ đã không bị từ chối…”
Đức Phanxicô, Đức Bênêđictô XVI, Đức Gioan-Phaolô II chống lại chủ nghĩa tự do cực đoan
Ít nhất, dán nhãn cánh tả cho ngài là thu gọn. Với các nhà quan sát am tường, và ai cự lại được với thực tế hành động của ngài. Ông Giovanni Maria Vian, giám đốc danh dự nhật báo Vatican L’Osservatore Romano phân tích: “Đức Gioan Phaolô II cũng rất chính trị, nhưng ngài có cái nhìn thần nghiệm, điều mà Đức Phanxicô không thể hiện. Đức Phanxicô còn chính trị hơn. Nhưng ngài không tận căn, ngài uyển chuyển hơn, ngài có cái nhìn cân bằng. Các phương tiện truyền thông luôn cho ngài là người cánh tả. Họ xóa bất cứ gì không phù hợp với hình ảnh này. Chẳng hạn ngài lặp lại nhiều lần, các quốc gia chỉ hội nhập các người di cư nào mà họ có thể tiếp nhận. Đây không phải là việc mở rộng biên giới. Ngài bị cánh tả sử dụng và ngài thích điều này vì nó cho ngài được nổi tiếng trong các phương tiện truyền thống lớn. Nhưng về tầm nhìn kinh tế và tài chính, không có sự khác biệt giữa Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Gioan Phaolô II. Tất cả đều áp dụng học thuyết xã hội của Giáo hội và chống lại chủ nghĩa cực đoan.”
Một giáo hoàng không phải là một nhà lãnh đạo chính trị, và không dễ để xếp họ theo kiểu đảng phái. Về bản chất, chức vị giáo hoàng tránh được kiểu phân loại này. Nhưng nếu muốn hiểu “Bergoglismo”, chúng ta phải nhìn vào nguồn gốc Argentina của ngài. Ông Sandro Magister, nhà vatican học người Ý nhấn mạnh: “Đúng hơn ngài là người theo chủ nghĩa peron, một chủ nghĩa gồm các yếu tố cánh tả nhưng rộng hơn: nó bao gồm các yếu tố liên quan đến bản sắc. Sự phản đối trực tiếp của giáo hoàng với nước Mỹ thường mang tính chủ nghĩa peron. Mặt trái của tấm mề-đay là hiểu biết của ngài về nước Nga và Trung Quốc.”
Ngài là một trong các nhà lãnh đạo được thông tin nhiều nhất
Với tư cách là tu sĩ Dòng Tên, ngài lãnh đạo triều giáo hoàng của ngài. Và chính trị luôn thu hút sự quan tâm của Dòng Tên, Dòng được Thánh I-Nhã thành lập ở thế kỷ 16 với mục đích gây ảnh hưởng trên những người có quyền lực trong việc rao giảng Tin Mừng. Đứng đầu Giáo hội hoàn vũ, hiện diện trên khắp các châu lục, tư tưởng của một giáo hoàng luôn bao gồm lãnh vực địa chính trị. Cả thế giới hội tụ về Quảng trường Thánh Phêrô, và mỗi ngày giáo hoàng tiếp các vị khách, thường là những nhà lãnh đạo lớn từ khắp nơi trên thế giới đến.
Với các sứ thần đại diện cho ngài ở khắp nơi, các linh mục, tu sĩ nam nữ hiện diện trên mọi mặt trận, giáo hoàng là một trong những nhà lãnh đạo có thông tin rộng nhất thế giới. Tầm nhìn toàn cầu này có thể thấy được ở Vatican. Nhưng Đức Phanxicô đã bổ sung thêm khía cạnh chính trị cho việc thực thi quyền lực này. Ngài trực tiếp tham gia vào cuộc tranh luận công khai, với các thông điệp, lấy cảm hứng từ cuộc đời của Thánh Phanxicô Assisi, các vị thánh thường là nhà thần bí vĩ đại kết hợp với sự hiểu biết về chính trị.
Ngài thách thức: “Những thuật ngữ như dân chủ, tự do, công lý, đoàn kết ngày nay có ý nghĩa gì? Chúng đã bị biến chất, biến dạng để bị dùng như những công cụ thống trị, các danh hiệu bị tước bỏ nội dung biện minh cho bất cứ hành động nào.” Ai tố cáo những lệch lạc của chủ nghĩa tự do cực đoan, ngài viết: “Một mình thị trường không giải quyết được mọi thứ, dù, một lần nữa, họ muốn chúng ta tin vào giáo điều đức tin tân tự do này. Đây là lối suy nghĩ kém cỏi, lặp đi lặp lại, luôn đưa ra những công thức giống nhau khi đối diện với mọi thử thách xuất hiện.”
Chính trị không còn là cuộc thảo luận lành mạnh về các dự án dài hạn cho sự phát triển của mọi người và lợi ích chung, nhưng chỉ là những công thức quảng cáo cho thị trường. Đức Phanxicô trong Thông điệp Fratelli Tutti.
Nhưng đừng nhầm lẫn, mục tiêu trên hết là cách thực hiện chính trị hiện đại: “Ngày nay, ở nhiều quốc gia, hệ thống chính trị bị dùng để gây tức tối, gay gắt và phân cực hơn. Bằng nhiều cách khác nhau, quyền tồn tại và quyền suy nghĩ của người khác bị phủ nhận, và vì thế, người ta dùng chiến lược chế nhạo họ, nghi ngờ họ và vây quanh họ. Phần sự thật, giá trị của họ không được tính đến, do đó xã hội trở nên nghèo đi và thu hẹp vào căn tính kiêu căng của kẻ mạnh nhất. Kết quả là, chính trị không còn là một thảo luận lành mạnh về các dự án dài hạn cho sự phát triển của mọi người và cho lợi ích chung, mà chỉ là những công thức quảng cáo để có kết quả tức thời tìm ra phương tiện tiêu diệt người khác một cách hiệu quả nhất. Trong trò chơi loại trừ nhỏ nhặt này, cuộc tranh luận bị lợi dụng để tạo một tình huống tranh cãi và phản đối thường xuyên.”
“Sinh thái tổng hợp” và “văn hóa rác thải”
Bằng cách công bố Thông điệp Laudato si’ của ngài năm 2015, một tài liệu tiên phong và phong phú, Đức Phanxicô đưa ra bối cảnh cho một thế hệ mà từ đây hình thành biểu ngữ “sinh thái toàn diện” của ngài – bao gồm việc bảo vệ sự sống trong mọi hình thức của nó, từ bảo vệ môi trường đến bảo vệ nhân loại, chống lại điều mà ngài gọi là “văn hóa lãng phí”. Phần tiếp theo của thông điệp sẽ được công bố ngày 5 tháng 10 sẽ là một sự kiện. Ngài thông báo, đây sẽ là “bản cập nhật”.
Hồng y Michael Czerny, bộ trưởng bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện, cơ quan quản lý hồ sơ này tại Vatican, giải thích: “Kể từ năm 2015, các cuộc khủng hoảng đã gia tăng và tình hình trở nên xấu đi một cách đáng kể. Việc phá rừng, thảm họa khí hậu vẫn tiếp diễn… Thảm họa hiện nay còn lớn hơn năm 2015. Thế giới phải giải quyết tình trạng khẩn cấp này. Trong những năm gần đây, chúng ta chưa đủ nhanh và chưa đủ dứt khoát.”
Vì vậy Đức Phanxicô tầm cao của việc dấn thân chung – ngài tiếp tục khuyến khích giới trẻ đi theo chiều hướng này, trong Thông điệp Fratelli Tutti ngài cảnh cáo: “Chính trị cao quý hơn những gì nó xuất hiện, hơn quảng cáo, hơn các hình thức trang điểm truyền thông khác nhau. Tất cả những điều này gieo chia rẽ, thù nghịch và chủ nghĩa hoài nghi đáng lo ngại, chúng không có khả năng tạo ra một dự án chung.” Huấn quyền mang ảnh hưởng hành tinh của ngài nhằm mục đích đấu tranh chống lại sự hoang tàn này.
Marta An Nguyễn dịch