Văn chương đã định hình Đức Bergoglio

54

Văn chương đã định hình Đức Bergoglio

Loạt bài kỷ niệm 10 năm triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, 13-3-2013 & 13-3-2023

formiche.net, Riccardo Cristiano, 2023-03-02

Bắt đầu bằng một suy nghĩ chứ không phải bằng bản kết tính 10 năm triều giáo hoàng của Đức Bergoglio, linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro giới thiệu những nhà văn có ảnh hưởng nhiều nhất đến Đức Phanxicô.

Đây là một công việc to lớn mà tạp chí Văn minh Công giáo, La Civiltà Cattolica đã làm để đăng vào ngày thứ bảy sắp tới nhằm giới thiệu các nhà văn, các nhà thơ đã góp phần nhiều nhất cho việc đào tạo Đức Jorge Mario Bergoglio.

Vì thế ở đây chúng ta không nói đến các nhà thần học, các nhà phụng vụ, các thánh, các chân phước; dĩ nhiên họ ở trong số những người định hình cho đương kim giáo hoàng. Linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Văn minh Công giáo nêu bật những tác giả, nhà thơ, tiểu thuyết gia quan trọng nhất để hiểu cách họ cũng đã định hình tư tưởng của Đức Phanxicô như thế nào, linh mục giải thích giá trị của thơ ca và văn học như sau: “Tiểu thuyết, văn học đọc được trái tim con người, giúp con người đón nhận những dục vọng, huy hoàng và đau khổ. Đây không phải là lý thuyết, nhưng giúp để rao giảng, để hiểu trái tim…”. Vì thế đó là văn hóa, vì như chúng tôi sẽ cố gắng minh họa ngắn gọn, ảnh hưởng của văn hóa rất quan trọng, đức tin không thể bị cô lập, đức tin không tách rời khỏi cuộc sống, khỏi thế gian, đức tin không phải là bong bóng. Tâm hồn của một giáo hoàng cũng phải hiểu theo cách này và điều này lại càng đúng hơn với một giáo hoàng không vào chủng viện khi còn rất trẻ, trước hết ngài cũng đã làm việc, đã sống “như chúng ta”.

Vì thế sẽ hấp dẫn và quan trọng khi hiểu các tác phẩm kinh điển ngài yêu thích. Việc có những tên tuổi lớn trong giới học vị công giáo như Alessandro Manzoni sẽ không có gì ngạc nhiên, nhưng Kho tàng văn học của Jorge Mario Bergoglio không phải chỉ chừng đó. Kho tàng này còn có thi sĩ Charles Baudelaire, văn hào Dostoevsky, để tìm hiểu vai trò của tác giả Virgile trong đó.

Các tác giả ảnh hưởng trên Đức Phanxicô

Các tác giả được giới thiệu trong phần giải thích ý nghĩa sự hiện diện của họ còn nhiều hơn nữa, nhất là các tác giả Nam Mỹ, nhưng trước khi nói về một số tác giả trong số này, sức mạnh liên hệ đến các sự kiện hiện tại trong những giờ này làm cho tôi bắt đầu với Virgile. Dĩ nhiên bài viết đã viết trước thảm kịch đắm tàu gần Crotone, dường như đưa chúng ta tận đây, trên bãi biển đó, giữa các nạn nhân và những người sống sót, giữa những tranh cãi và những lựa chọn phải làm: “Đặc biệt, Bergoglio đề cập đến Énée, “đối diện với thành Troy bị phá hủy, người đã vượt lên cám dỗ, để dừng lại và xây dựng thành phố, đồng thời gánh cha mình trên vai, bắt đầu leo núi để hướng tới đỉnh cao, sẽ là nền tảng để xây dựng Rôma”. Hình ảnh này không thể xóa nhòa trong tâm trí của Đức Phanxicô. Đó là biểu tượng. Năm tiếp theo, trong một trò chuyện sâu rộng với hai nhà báo Argentina Sergio Rubin và Francesca Ambrogetti, ngài nói về người anh hùng của Virgile: “Cẩn thận, sự kiên nhẫn trong kitô giáo không phải là im lặng hay thụ động. Đó là kiên nhẫn của Thánh Phaolô, gánh vác lịch sử trên vai. Đó là hình ảnh nguyên mẫu của Énée, người, khi thành Troy bốc cháy, vác cha mình lên vai – Et sublato montem parent petivi – gánh lên vai lịch sử đời mình và lên đường đi tìm tương lai”.

Hai câu trích dẫn từ bài thơ của Virgile là dấu hiệu cho thấy tác phẩm này đã làm cho giáo hoàng tương lai suy nghĩ rất nhiều. Dừng lại là cám dỗ: Énée chấp nhận rủi ro bỏ đi, đứng dậy đi lên, cõng người cha già của mình trên vai. Vì thế chúng ta chỉ có thể tìm tương lai khi mang quá khứ, lịch sử và ký ức trên vai mình. Trong tư thế là giáo hoàng, Đức Phanxicô đã nhận trọn tiếng vang của tác giả Virgile, cho thấy Énée đã khắc sâu vào trí tưởng tượng của ngài như thế nào. Đặc biệt, ngài cũng đã trả lời như vậy trong cuộc phỏng vấn với nhà văn Austin Ivereigh trong thời kỳ đại dịch. Vào cuối cuộc phỏng vấn, ngài nói thêm khi đề cập đến Énée II: “Một câu thơ khác của Virgile đến trong tâm trí tôi, khi Énée bị đánh bại ở Troy, đã mất tất cả và chỉ còn hai con đường: hoặc ở lại đó than khóc và kết thúc đời mình, hoặc làm theo lòng mình, vượt lên, lên núi để thoát chiến tranh. Đó là câu thơ tuyệt vời: “Tôi chịu thua, tôi lên núi hỏi cha tôi, Cessi, et sublato montem parent petivi”. Đó là tất cả những gì tất cả chúng ta phải làm ngày hôm nay: bắt nguồn từ truyền thống của chúng ta và leo núi”. Và đó là biểu tượng mà tổng giám mục của Buenos Aires lúc đó đã vẽ lên một cách tốt đẹp.

Biểu tượng của hình ảnh Énée

Cũng cần lưu ý, ngày 23 tháng 10 năm 2018, trong buổi giới thiệu quyển sách Chia sẻ minh triết mọi thời về quan hệ liên thế hệ những người lớn tuổi và người trẻ, ngài đã xin chiếu cuốn phim biểu tượng Bose: biểu tượng một tu sĩ trẻ cõng một tu sĩ lớn tuổi trên vai. Trên thực tế, đó hình ảnh Énée cõng Anchise trên vai. Sau đó, Đức Phanxicô nhận xét: “Chúng ta thấy người trẻ có thể đảm nhận giấc mơ của người lớn tuổi và đưa giấc mơ này đi tới, để giấc mơ được đơm hoa kết trái. Đây có thể là nguồn cảm hứng. Chúng ta không thể gánh tất cả người lớn tuổi trên vai, nhưng ước mơ của họ thì có thể, và hãy mang những ước mơ này đi tới, điều này sẽ tốt cho chúng ta.” Và Đức Phanxicô còn đi xa hơn, ngài nhấn mạnh đến ký ức: “Tôi nghĩ đến một câu thơ của Énée khuyên, khi thất bại, chúng ta không nên hạ vũ khí. Hãy sẵn sàng cho những thời điểm tốt đẹp hơn, vì lúc đó nó sẽ giúp chúng ta nhớ lại những gì đã xảy ra bây giờ. Hãy chăm sóc bản thân cho một tương lai sắp tới. Và khi tương lai đó đến, chúng ta nhớ lại những gì đã xảy ra.” Rõ ràng ngài lo ngại thời gian hậu đại dịch bị xem như một bước đi lui, đơn giản là chìm vào quên lãng. Quên những gì mình đã sống là cám dỗ lớn nhất khi muốn xây dựng tương lai. Ngài nói tiếp: “Một câu thơ của Virgile (Énée I, 203) vẫn còn ở trong tâm trí tôi: Đừng quên ký ức sẽ giúp chúng ta, Memonisce iuvabit. Sẽ rất tốt để phục hồi ký ức vì ký ức sẽ giúp ích cho chúng ta. Hôm nay là thời gian để phục hồi ký ức của chúng ta. Đây không phải là tai ương đầu tiên của nhân loại. Những tai ương khác giờ chỉ còn là giai thoại, và không thay đổi được gì.”

Ý nghĩa của ký ức

Đó là ý nghĩa của ký ức và do đó là cội nguồn… Trong bản đồ văn học rộng lớn này chỉ có thể giới thiệu một số ý tưởng, như ý tưởng quan trọng này không may lại hoàn toàn phù hợp với ngày nay, trong thời đại hiện nay, chủ đề về sự đa dạng đã tạo ấn tượng mạnh cho tôi về sự phức tạp của thế giới. Và đây là lúc chính thi sĩ Baudelaire phát huy tác dụng. Linh mục Spadaro cho chúng ta biết, thầy giáo Bergoglio bắt học sinh của mình học Baudelaire, trong một suy nghĩ, giáo sư Bergoglio nói với các học sinh, với các tu sĩ Dòng Tên của tạp chí Văn minh Công giáo, ngài đã trích dẫn câu thơ của Baudelaire: “Cuộc sống trôi chảy và nó biến động không ngừng, như không khí trên bầu trời, như đáy biển khuấy động”. Tuyệt đẹp. Nhưng bên cạnh vẻ đẹp, câu thơ này gợi lên sự đa sắc, như chính ngài nhận xét: “Cuộc đời không phải là bức tranh đen trắng. Cuộc đời là bức tranh màu. Một số ánh sáng và một số bóng tối, một số âm thầm và một số rực rỡ. Nhưng các sắc thái vẫn chiếm ưu thế.”

Ưu thế của màu sắc, sắc thái, của đa dạng này dẫn đến văn bản của Robert Hugh Benson, tác giả đã làm giáo sư Bergoglio mê hoặc với tác phẩm “Chúa tể thế giới”. Đó là câu chuyện của một nhà lãnh đạo lôi cuốn, người sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những chia rẽ của mình, theo một chủ nghĩa nhân văn mà tôi định nghĩa là “toàn diện”. Đó là suy nghĩ duy nhất. Có một Benson đằng sau tư tưởng của Bergoglio về toàn cầu hóa hình cầu, tư tưởng có ý định loại bỏ và không xem trọng sự khác biệt nếu có thể. Nói về “quan niệm đế quốc về toàn cầu hóa”, năm 2005 Đức Bergoglio đã định nghĩa như sau: “Nó được quan niệm như một khối cầu hoàn hảo, trong sạch. Tất cả các dân tộc hợp nhất thành một thể thống nhất loại bỏ căng thẳng giữa các đa dạng. Benson đã thấy trước tất cả những điều này trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng Chúa tể của thế giới, Lord of the World của ông. Toàn cầu hóa này tạo thành chủ nghĩa toàn trị nguy hiểm nhất của thời hậu hiện đại.”

Lai tạo của Châu Mỹ Latinh

Với quan điểm này, Đức Phanxicô chống một suy nghĩ chưa hoàn thiện, một suy nghĩ duy nhất, biệt lập, nhưng linh mục Spadaro cảnh báo chúng ta, đó là suy nghĩ “hai cộng hai không phải lúc nào cũng là bốn”. Ở đây cũng nổi lên sức nặng của một vĩ nhân Dostoevsky, trong quyển tiểu thuyết Ký ức từ lòng đất, ông viết: “Người ta không thể nói ‘hai nhân hai là bốn’ nhưng có thể ‘hai nhân hai là năm’. Trên thực tế, ‘hai nhân hai là bốn không còn là sự sống, thưa các quý ông, đó là nguyên tắc của cái chết.” Tư duy tính toán, khái niệm và trừu tượng không thể “nắm bắt” cuộc sống và những mâu thuẫn cụ thể của nó. Xét cho cùng, một trong những điểm chính trong tư tưởng của Bergoglio là thực tế luôn đi trước ý tưởng, và độ phức tạp của khối đa diện lớn hơn các đường đều đặn của khối cầu. Như thế ngài cũng học điều này từ Dostoevsky? Chắc chắn từ Guardini vì ông biết Dostoevsky mô tả sự tồn tại của các nhân vật của mình bằng cách xem xét hai cực căng thẳng: “Khoảnh khắc viên mãn của tồn tại, điều không xác định, yếu tố linh hoạt thoát mọi hình thức, thoát cái đột ngột và cái không thể đoán trước.”

Cần phải nói nhiều hơn về các tác giả khác đã trích dẫn, nhưng dù trong phần trình bày ngắn gọn này, chúng ta cũng không thể bỏ qua một vấn đề quan trọng, đó là liên hệ chéo đến những gì đã được nói cho đến nay. Trên thực tế, hai tên tuổi lớn khác rất quan trọng với Đức Bergoglio là Leopoldo Marechal và Julio Cortàzar, qua đó chúng ta thấy có một pha trộn lý thú để phát triển. Giáo hoàng của thần học giáo dân thấy trong Marechal, sự hấp dẫn đối với đặc tính quốc tế của Buenos Aires: “Nó thực sự là việc đi xuống địa ngục của Dante và đi xuống ‘lòng đất’ của Dostoevski. Marechal, cùng với Julio Cortàzar của ‘Chuyến đi của giải thưởng’ đã giúp Bergoglio hiểu được viễn cảnh tiếp theo, đó là sự kết hợp lai tạo làm cho Bergoglio phải nói: “Sự pha trộn làm cho bạn phát triển, nó mang lại cho bạn một cuộc sống mới. Nó phát triển các giao thoa, đột biến và mang lại độc đáo. Lai tạo là những gì chúng ta đã sống ở Châu Mỹ Latinh. Nơi chúng ta có tất cả: Tây Ban Nha và Người Da đỏ, người truyền giáo và người chinh phục, dòng dõi Tây Ban Nha và người lai. Xây tường là tự kết án tử hình cho mình. Chúng ta không thể sống ngạt thở với một văn hóa phòng mổ vô trùng, không vi khuẩn.”

Chúng ta có thể đi đến tầm nhìn này bằng cách từ chối sự phức tạp và đa dạng của thế giới không? Một câu hỏi mà tác giả trả lời bằng cách cho phép chúng tôi diễn đạt lại cùng một câu hỏi: “Bằng cách xây dựng một bản đồ các bài đọc của Bergoglio, chúng ta có thể hiểu rõ hơn tầm nhìn của ngài và khám phá ra nguồn gốc cách ngài hiểu thế giới và trở thành người chăn đàn chiên. Chúng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bi kịch tạo nên những mâu thuẫn của cuộc sống. Chúng ta đã khám phá ngài yêu thích văn học, thể hiện qua tâm hồn của một dân tộc đến như thế nào, nhưng cũng là khả năng đã làm cho ngài có trực giác về tương lai đa diện và đa chiều mà Marechal giúp chúng ta suy nghĩ và hình dung”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Người nghèo đặt câu hỏi với Đức Phanxicô