Marie de Bondy, người chị họ luôn canh chừng cho người em họ Charles de Foucauld
fr.aleteia.org, Marzena Devoud, 2022-05-05
Hình Aleteia /AFP/www.charlesdefoucauld.org/
Người bạn thiêng liêng, người mẹ thứ nhì, người chị họ yêu quý… Trong suốt cuộc đời, Marie de Bondy luôn theo dõi Charles de Foucauld (1858-1916), và chính nhờ đức tin sâu đậm của Marie mà Charles đã trở lại một cách chớp nhoáng trong lần xưng tội của người thanh niên trẻ.
Xem lại cuộc đời phi thường của Charles de Foucaud, cha sẽ được phong thánh ngày 15 tháng 5 sắp tới tại Rôma, chúng ta sẽ thấy hình bóng người chị họ Marie luôn hiện diện, vừa che chở vừa truyền cảm hứng: “Một tâm hồn cao thượng” như cha thường nói, người đã đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống từ thuở thớ ấu của cha.
Cha mẹ của Charles de Foucauld qua đời khi cha mới 6 tuổi: mẹ qua đời vào tháng 3 năm 1864, vài tháng sau thì người cha qua đời tháng 8 cùng năm. Charles và em gái lâm vào cảnh mồ côi. Hai anh em được ông ngoại là đại tá Charles-Gabriel de Morlet thương yêu nuôi. Ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trên vị thánh tương lai nên đầu đời Charles đã chọn binh nghiệp. Những người khác trong gia đình cũng có ảnh hưởng tốt đẹp trong việc học hành của cha. Khi còn nhỏ, Charles rất thích gần gũi với người dì xinh đẹp tài ba Inès Moitessier. Nhưng đặc biệt Charles thích gần gũi với người chị họ Marie hơn cha 8 tuổi. Charles thường ở chơi với chị Marie ở Lâu đài Louye, vùng Eure. Sau này trong các thư từ, cha thường hay nhắc đến những khoảnh khắc hạnh phúc này.
Tỉnh ngộ, bị chứng ăn uống vô độ, phung phí tài sản, Charles tận hưởng những lạc thú điên rồ nhất. Để rồi khi 20 tuổi, Charles nhận ra mình đã mất tất cả.
Tháng 4 năm 1872, khi rước lễ lần đầu, chị Marie tặng Charles quyển sách nhỏ của Bossuet, Các Tiết lộ về những Mầu nhiệm (Les élévations sur les Mystères). Các bài suy niệm Phúc âm này tác động đến hành trình thiêng liêng của Charles sau này. Vì Charles sẽ sống một thời gian trong một rạn nứt thực sự cả về gia đình lẫn thiêng liêng. Năm 1874, chị Marie lấy công tước Comte de Bondy. Cậu bé Charles bỗng thấy mình vừa bị Chúa, vừa bị người chị tri kỷ thiêng liêng bỏ rơi. Từ đó là mười hai năm sống trong nghi ngờ và “không đức tin”. Sau này Charles viết thư kể cho người bạn Henri de Castries giải thích: “Chưa bao giờ tôi nghĩ tôi ở trong tình trạng tâm trí thê thảm như vậy. Tôi sống như một người có thể sống khi tia lửa cuối cùng của đức tin bị dập tắt.”
Tỉnh ngộ, bị chứng ăn uống vô độ, phung phí tài sản, Charles tận hưởng những lạc thú điên rồ nhất. Để rồi khi 20 tuổi, Charles nhận ra mình đã mất tất cả: cha mẹ, đức tin, mối quan hệ yêu thương với người chị họ bây giờ đã lập gia đình, và cuối cùng là ông ngoại đáng kính vừa qua đời…
Người con hoang đàng
Năm 1884, khi Charles trở về sau 4 năm ở Maroc, người chị Marie đón nhận anh như đứa trẻ hoang đàng, vui mừng gặp lại em mình, như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Còn về phần Charles, anh tuyên bố đính hôn với cô Marie-Marguerite Tite, một cô gái trẻ mới trở lại. Khi đó Charles 27 tuổi và hôn thê 23 tuổi. Gia đình hy vọng rồi đời sống của Charles sẽ ổn định và bắt đầu xây dựng gia đình. Nhưng Marie nhanh chóng hiểu, lý do cuộc hôn nhân là không hợp lệ: Charles muốn kết hôn với Marie-Marguerite chỉ vì muốn chấm dứt những rối loạn đạo đức của mình. Quyết tâm, Marie đã thành công đưa Charles ra khỏi tình trạng này. Vài năm sau Charles viết cho chị Marie: “Em cần được cứu ra khỏi tình trạng hôn nhân này và chị đã cứu em!”
Chị Marie tiếp tục kín đáo theo dõi Charles. Chính đức tin sâu đậm của người chị đã làm cho Charles nghiêng qua một đời sống hoàn toàn khác.
Ngày 19 tháng 2 năm 1886, Charles de Foucauld dọn về Paris ở số 50, đường Miromesnil. Chỉ vài bước cách khách sạn Moitessier, nơi chú dì của Charles và gia đình chị Marie ở. Charles không còn là người như trước. Anh sống cô độc và làm việc rất nhiều. Như giám mục Jean-Claude Boulanger viết trong quyển Phúc âm trên cát (L’Évangile dans le sable): “Trải nghiệm về sa mạc đã ghi dấu ấn sâu đậm với cha Charles, dù đó là sa mạc của Maroc hay miền nam Algeria, Tunisia”. Để gần gia đình, Charles thường ăn cơm ở nhà người chị Marie. Chính trong các bữa ăn này, Charles đã gặp người bạn của mình, cha Huvelin, người mà Charles đã trở lại trong một cuộc trở lại chớp nhoáng.
Bài đọc thêm: Charles de Foucauld: Lần xưng tội xúc động đã mang lại đức tin cho cha
Tất cả những việc này, đó là việc của Chúa, Chúa ơi! Công việc chỉ một mình Chúa làm! Một tâm hồn đẹp đã nâng đỡ bạn, nhưng qua im lặng, qua dịu dàng, qua lòng tốt và qua sự hoàn hảo của tâm hồn đó.
Kín đáo, Marie de Bondy liên tục theo dõi Charles. Đối với anh, chị Marie là hình ảnh của thánh thiện. Chính chứng tá sâu đậm này đã làm cho Charles thay đổi cả một cuộc sống. Mười năm sau, nhắc lại giai đoạn này, Charles de Foucauld nhấn mạnh, Chúa đã “trợ giúp” Marie để Marie đưa tôi về lại cuộc đời:
“Chúa ơi, Chúa đã đưa con vào gia đình này, gia đình gắn bó yêu thương của con trong những năm tháng tuổi thơ, tuổi trẻ của con. Tất cả những việc này, đó là việc của Chúa, Chúa ơi! Công việc chỉ một mình Chúa làm! Một tâm hồn đẹp đã nâng đỡ bạn, nhưng qua im lặng, qua dịu dàng, qua lòng tốt và qua sự hoàn hảo của tâm hồn đó. Chúa đã cuốn hút con đến với đức hạnh qua nét đẹp của một tâm hồn, trong đó đức hạnh đối với con là quá đẹp, nó đã chiếm đoạt trái tim con một cách không thể cưỡng lại được.”
Điều tra giáo luật
Về phần Marie, trong lần điều tra giáo luật cho người em họ mình để được phong chân phước, bà tâm sự: “Tôi không hề biết về sự phát triển tâm linh của Charles cho đến ngày tình cờ Charles nói với tôi: ‘Chị thật hạnh phúc khi chị tin! Em tìm kiếm ánh sáng và em không thấy’. Tôi trả lời: ‘Em nghĩ em đi tìm một mình là tốt sao?’ Và Charles thấy Cha Huvelin, người mà anh hay gặp trong gia đình… đó là tất cả những gì tôi đã làm cho Charles trở lại, tôi chỉ là một công cụ rất gián tiếp.”
Sự trở lại chớp nhoáng
Bối cảnh Marie nói là vào tháng 10 năm 1886, sáu tháng sau khi Charles trở về với gia đình. Trong sâu thẳm, chàng thanh niên 28 tuổi có một xác tín không lay chuyển: đó là tình yêu của Chúa mà anh muốn khám phá, chính Người mới có thể lấp đầy tâm hồn anh. Một buổi sáng tháng 10, Charles bước vào nhà thờ Thánh Augutinô. Theo lời khuyên của người chị họ, anh muốn thảo luận với cha Huvelin, người mà anh gặp gần đây trong bữa ăn tối ở nhà chị. Trong khi chờ cha giải tội xong, Charles quỳ xuống và đọc trong lòng lời cầu nguyện này:
“Chúa ơi, nếu có Chúa, xin Chúa cho con biết Chúa.”
Anh lặp lại lời cầu nguyện này hàng giờ cho đến khi có một bàn tay đặt lên vai anh đưa anh về thực tế. Nhưng khi nhìn lên, anh không thấy ai. Một ấn tượng sao? Sau đó, anh thấy cha Huvelin bước ra khỏi tòa giải tội, anh đứng dậy và xin cha nói cho anh biết về Chúa. “Con muốn có chút ánh sáng của Ngài,” Cha Huvelin trả lời: “Đi xưng tội đi!” Nhận thấy sẽ không có câu trả lời nếu không làm theo lời cha. Charles đi xưng tội, không phản đối. Cha Huvelin giải tội cho anh… và đột nhiên, một niềm xác tín chiếm lấy tâm hồn anh: Chúa ở đó, rất gần. Khi đó anh nói với cha: “Ah thưa cha, con phải làm gì để phục vụ Chúa và truyền bá ánh sáng này? Con phải dâng hiến gì? Con phải đi đâu? Cha xin anh bình tĩnh lại và nói: “Nếu Chúa thực sự gọi con thì thời gian sẽ không có tác động gì cho ơn gọi này.” Nhưng nếu cha Huvelin thận trọng, thì ơn gọi là có thật.
“Chúng ta không bao giờ có thể yêu cho đủ!”
Kể từ đó, Charles de Foucauld và Marie de Bondy luôn nói về người bạn chung của họ như một vị thánh. Sau khi cha qua đời năm 1910, Charles viết cho người chị họ: “Chúa nhân lành lấy đi của chúng ta những trợ giúp hữu ích nhất và thân yêu nhất để tách chúng ta khỏi mọi thứ không thuộc về Ngài. Bề ngoài Ngài loại chúng ta nhưng thực tế, cha Huvelin hiện diện giúp đỡ chúng ta hơn bao giờ hết. Ngày 1 tháng 12 năm 1916, ngày Charles bị giết, Charles còn viết mấy chữ cho người chị họ: “Chúng ta thấy chúng ta chưa bao giờ yêu đủ… Đúng vậy, chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy mình yêu cho đủ?”
Đó cũng chính là những lời cha Huvelin nói trước khi chết: “Chúng ta sẽ không bao giờ yêu đủ, Chúng ta xứng đáng với những gì chúng ta yêu.”
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Nhà thơ Mỹ Charles Wright: Foucauld và tôi
Tại sao phép lạ dành cho chân phước Charles de Foucauld lại đặc biệt đến như vậy
Gặp anh Charle, 26 tuổi, “phép lạ” của chân phước Charles de Foucauld