Một tầm nhìn quá chính trị của Đức Phanxicô trên Kênh Nghị Viện

130

Một tầm nhìn quá chính trị của Đức Phanxicô trên Kênh Nghị Viện

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois,

Đức Phanxicô trong chuyến tông du đến Iraq tháng 3 năm 2021 được báo chí nói đến rất nhiều. Andrew Medichini

Được thực hiện rất tốt, bộ phim tài liệu Những trận chiến cuối cùng của Đức Phanxicô (Les dernières batailles du pape François) đưa ra một cách đọc giản lược về hành động của ngài khi bỏ qua chiều kích thiêng liêng. Một bộ phim chiếu ngày thứ tư 9 tháng 2 trên Kênh Nghị Viện (La Chaîne Parlementaire, LCP)

Có phải triều Đức Phanxicô đang trên đà suy yếu? Đây là câu hỏi khó mà bộ phim tài liệu của nhà báo, nhà vatican học Constance Colonna-Cesari, bà đã thực hiện rất tài tình và cố gắng đưa ra câu trả lời. Bộ phim trình chiếu “những trận chiến cuối cùng” của giáo hoàng Argentina 85 tuổi, người sẽ bắt đầu năm thứ mười triều giáo hoàng của mình vào tháng 3 – 2022. Nếu chúng ta chấp nhận Giáo hội chia thành hai phe, giữa những người tiến bộ và những người bảo thủ, và nếu chúng ta hình dung thành quả một triều giáo hoàng được nhìn, được vạch ra như một chính trị gia thì chúng ta sẽ hài lòng với bộ phim được biên tập theo đường hướng này. Hơn nữa, các gia vị của thế giới đen-trắng này được bộ phim lựa chọn sẽ đánh dấu các giai đoạn suy tàn hoặc phục hồi của triều giáo hoàng, tất cả đều có thể dễ dàng nhận ra.

Một loạt “kẻ thù” được đưa ra

Trước hết, có những “sự kiện” về mặt không gian-thời gian, với hành trình tương đối ngoạn mục cho những ai khám phá loại biến chuyển này, như Đức Phanxicô đã thực hiện ở Iraq  tháng 3 năm 2021. Có phiên tòa xét xử hồng y Ý Angelo Beccio tại Vatican. Thậm chí còn có cả sách lược của Giáo hội công giáo với Trung quốc, bộ phim không nói gì đến sự im lặng của Vatican trước việc Bắc Kinh bóp nghẹt nhân quyền ở Hong Kong.

Các yếu tố khác của cách tường thuật, đó là các con người. Bộ phim cho chúng ta thấy một loạt “kẻ thù” được chỉ định, dĩ nhiên tất cả là những người bảo thủ, được mô tả rộng rãi khi đối diện với “những người bạn” của Đức Phanxicô, những người ngày càng trở nên nguội lạnh, nhưng kỳ lạ, không có lúc nào chúng ta thấy chân dung họ.

Gia vị cuối cùng để nối kết bộ phim với một câu chuyện được xây dựng chặt chẽ, làm nổi bật một thời điểm bấp bênh của triều giáo hoàng. Đó là thời gian cách ly vì đại dịch, giáo hoàng bị “giam tù”, ngăn không cho ngài có các chuyến tông du… Điều này hoàn toàn có thể thảo luận được. Một điểm bấp bênh mang tính lịch sử khác, sự ra đời có thể thấy trước của một mật nghị với câu hỏi liệu các hồng y có bỏ phiếu cho đường lối “tiến bộ” của giáo hoàng Phanxicô hay không.

Tham vọng cải cách

Cuốn phim lôi cuốn người xem, khán giả không chán một giây phút nào, nhưng chúng ta cũng đang chạm đến những giới hạn của một bộ phim tài liệu truyền hình. Loại phim đôi khi mang tính cách hời hợt. Ở đây, các động lực sâu xa và bên trong của Giáo hội công giáo không chỉ là chính trị, nó còn xa hơn thế. Đây có lẽ là điều còn thiếu trong cách tiếp cận này của Vatican và của giáo hoàng. Cứ làm giảm bớt thực tế này thành các phạm trù chính trị của cánh hữu và cánh tả, chúng ta có nguy cơ bỏ sót điểm này.

Tham vọng cải cách của Đức Phanxicô không thể bị giới hạn trong các thể loại như việc phong chức cho các ông đã lập gia đình, cho người ly dị tái hôn rước lễ, thái độ với người đồng tính hay chỗ đứng của phụ nữ trong Giáo hội. Các hồ sơ quan trọng, ngoạn mục, đáng kể nhưng không phải là trọng tâm của Giáo hội.

Kêu gọi một sự “trở lại” với tinh thần kitô sâu đậm hơn

Tuy nhiên, cải cách mà Đức Phanxicô mong muốn thì sâu đậm hơn nhiều so với vẻ bên ngoài. Đây sẽ là một trong những vấn đề của thượng hội đồng hiện tại về tính đồng nghị, sự quản trị của Giáo hội mà bộ phim tài liệu đã không đề cập đến. Và cuộc cải cách này sau đó được liên kết đến vấn đề cuộc chiến chống nạn ấu dâm, vốn đã chứng tỏ cho thấy những quá độ của một chủ nghĩa giáo quyền nào đó. Nó cũng liên hệ đến việc quản lý dù quyền lực trong Giáo hội đã chứng tỏ cho thấy sự thái quá của chủ nghĩa tập trung quá mức, mà cuối cùng liên kết với thể chế và các cấp trên, những người mà giáo hoàng liên tục nhắc nhở về hiểm họa “đạo đức giả”.

Nói tóm lại, đó là sự “hoán cải” trong tinh thần kitô sâu đậm mà Đức Phanxicô kêu gọi, dựa trên tính nhất quán, khiêm nhường, phục vụ. Và chúng ta tìm thấy sự hoán cải này trong “các trại”, dù nhiều người được dán nhãn là “bảo thủ” lại là những người đầu tiên “tiến bộ” do sự đòi hỏi tính xác thực nguyên thủy, giống như “những người tiến bộ” đã được cấp bằng chứng nhận. Một chiều kích giới thiệu các đường hướng  mạnh mẽ hơn nhiều trong Giáo hội, vì chúng dựa trên linh đạo, một linh đạo có tiếng nói cuối cùng trong tiến trình của cộng đoàn kitô. Chiều kích rất thiếu trong bộ phim thú vị nhưng không hoàn chỉnh này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch