Những điểm cần ghi nhớ từ báo cáo của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp
la-croix.com, Celine Hoyeau, 2021-10-05
Ngày thứ ba 5 tháng 10-2021, ông Jean-Marc Sauvé, chủ tịch Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp trao bản báo cáo cho giám mục giám mục Eric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp và nữ tu Véronique Margron, chủ tịch Hội đồng các tu sĩ nam nữ Pháp.
Phân tích của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase) vừa công bố báo cáo ngày thứ ba 5 tháng 10 sau gần ba năm điều tra. Sau chẩn đoán nghiêm khắc về một hiện tượng “khổng lồ (…) được làm một cách có hệ thống”, Ủy ban kêu gọi Giáo hội nhìn nhận trách nhiệm thể chế của mình.
Dựa trên một cuộc thăm dò của Viện Y tế và Nghiên cứu Y khoa Quốc gia Inserm thực hiện, trong Giáo hội Pháp ước tính có 216.000 người đã là nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục của các giáo sĩ trong 70 năm qua. Trong cùng khoảng thời gian này có khoảng 3.000 linh mục là những kẻ săn mồi tình dục.
Giáo hội, nơi xã hội hóa bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm dụng
Những con số này là đáng kể, nhưng chúng cũng phải được đặt trong bối cảnh chung về bạo lực tình dục ở Pháp. Theo nghiên cứu này, các nạn nhân là trẻ vị thành niên bị các tu sĩ công giáo lạm dụng. Nghiên cứu ở tầm quốc gia của Viện Inserm ước tính có 5 triệu rưỡi người ở Pháp là nạn nhân của lạm dụng tình dục trước khi họ đến tuổi trưởng thành. Như thế trung bình từ năm 1950 đến năm 2020, bạo lực tình dục trong Giáo hội Pháp chiếm 4% tổng số của các vụ lạm dụng trong xã hội Pháp. Bên cạnh nghiên cứu này của Viện Inserm, dựa trên một cuộc thăm dò, ủy ban Ciase đã nghe 243 nạn nhân, xử lý 2.819 thư của những người kể lại những hành vi sai trái mà họ phải chịu và từ đó tiến hành một cuộc khảo sát các nạn nhân trên cơ sở 1.628 trường hợp cụ thể. Trong Giáo hội, 80% nạn nhân là trẻ em trai và 20% là trẻ em gái. Trong khi ngoài xã hội, 75% nạn nhân là trẻ em gái và 25% là trẻ em trai.
Các nguyên nhân
Như đã được Hội đồng Giám mục và các bề trên dòng lớn ở Pháp ủy thác, Ủy ban Ciase đặt các vụ lạm dụng trên một bình diện rộng, phân tích thái độ của Giáo hội qua ba thời kỳ.
Từ “sợ tai tiếng” đến rụt rè tiếp xúc với các nạn nhân
Từ năm 1950 đến năm 1970, thời kỳ mà phần lớn các vụ lạm dụng ước tính có 121.000 vụ đã xảy ra, nói lên nỗi sợ hãi về tai tiếng đã chiếm ưu thế trong mối quan tâm “cứu” các linh mục lạm dụng. Số phận các nạn nhân bị che lấp, họ bị xin giữ im lặng. Từ năm 1970 đến năm 1990, một giai đoạn “quay về tế nhị phải được tương đối hóa”, vấn đề bạo lực tình dục phải “ở hàng thứ yếu.” Giáo hội lúc đó chỉ quan tâm đến khủng hoảng ơn gọi.
Cuối cùng, từ những năm 1990, khi đó Giáo hội mới bắt đầu để ý đến các nạn nhân nhưng các vụ việc phần lớn vẫn chỉ xử lý trong nội bộ. Phải chờ đến những năm 2010, các nạn nhân mới được công nhận, cùng với việc báo chí nói đến phải báo cho công lý và phải có các biện pháp trừng phạt theo giáo luật. Cùng một lúc, các vụ lạm dụng ít nhất được hồi sinh và được duy trì ở một mức đáng kể. Ủy ban tóm tắt giai đoạn này là “che giấu, tương đối hóa, thậm chí từ chối và chỉ mới được công nhận rất gần đây, thực sự là từ năm 2015 mới nhận rõ, nhưng không đồng đều, tùy giáo phận và tùy từng dòng”.
Đối với Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp, lạm dụng trong Giáo hội thực sự là một hiện tượng có hệ thống. “Không phải bạo lực được tổ chức hoặc được thể chế công nhận” nhưng Giáo hội “rõ ràng không biết cách ngăn chặn bạo lực này, cũng không chỉ đơn giản là nhìn thấy, lại còn không kiên quyết xử lý với một mức độ đúng đắn cần thiết.”
Các khiếm khuyết trong giáo luật
Ủy ban đã cẩn thận không đặt câu hỏi trực tiếp về giáo điều công giáo, một cách để tránh kích động sự phản đối kịch liệt sẽ ngăn cản việc tiếp nhận các khuyến nghị của Ủy ban. Tuy nhiên, Ủy ban cho rằng nhiệm vụ của họ là phải “đào gốc rễ” của hiện tượng và đặc biệt đưa ra những thiếu sót của giáo luật mà từ đó đã làm cho các nạn nhân không có tiếng nói, không có mặt.
Bên cạnh các thiếu sót này, các chuyên gia của Ủy ban Ciase đặt câu hỏi về những sai lệch của giáo điều công giáo, trong số những sai lệch khác có sự sai lệch khi thánh hóa quá mức hình ảnh linh mục, đánh giá quá cao đời sống độc thân, lệch lạc trong khái niệm vâng lời và diễn giải Kinh thánh sai. Ủy ban cũng không quên điểm cấm kỵ quá mức về tình dục.
Các khuyến nghị
Xem xét các biện pháp mà Giáo hội Pháp thực hiện từ những năm 2000, Ủy ban Ciase thừa nhận kể từ những năm 2000 mới có “thực chất” nhưng “tổng thể là không đủ, thường là quá trễ, được thực hiện chỉ để phản ứng với các sự kiện hoặc áp dụng sai”.
Ủy ban đưa ra 45 khuyến nghị, không được xem như để “lật qua một trang” nhưng là để sửa chữa, tái tạo các nạn nhân, nâng cấp giáo luật trong lĩnh vực luật hình sự, cũng như việc quản trị, đào tạo hoặc phòng ngừa.
Ủy ban nêu lên, cho đến bây giờ Giáo hội Pháp đã tránh làm như vậy, Ủy ban kêu gọi Giáo hội đảm nhận “trách nhiệm vừa có tính cách cá nhân vừa có tính cách hệ thống”, nói cách khác là công nhận trách nhiệm của mình như một tổ chức. Trên thực tế, Giáo hội Pháp phải chịu trách nhiệm về quá khứ: đã không nhìn thấy những tín hiệu yếu kém, đã không thể xử phạt hoặc ngăn chặn. Điều này bao gồm, trong số những chuyện khác, một lời xin tha thứ, tưởng niệm các nạn nhân và các biện pháp tượng trưng khác.
Ngày nay, giáo sĩ lạm dụng hoặc giám mục không báo cáo việc lạm dụng đều bị lên án. Đối với Ủy ban Ciase, trách nhiệm không chỉ liên quan đến các lỗi cá nhân đã phạm mà còn “lỗi của người, do mối ràng buộc pháp lý hiện có giữa linh mục tác giả tội phạm và giám mục giáo phận của mình.”
Theo thời hiệu, Ủy ban không chủ trương kéo dài thời hạn, nhưng đặt ưu tiên cho con đường công lý, gọi là phục hồi và các thiết bị cho phép xác lập sự thật bất kể các sự kiện đã xảy ra từ lâu.
Giáo hội mắc nợ các nạn nhân
Chỉ khi đó mới có thể đặt vấn đề về việc bồi thường. Theo Ủy ban Ciase, trong tương lai, rất có thể luật pháp Pháp sẽ xem lại việc một thể chế có các vụ lạm dụng xảy ra phải nhận phần trách nhiệm sửa chữa và bồi thường cho các nạn nhân. Giáo hội Pháp, đã “sai lầm khi nghĩ rằng mình không chịu bất kỳ trách nhiệm nào mà lẽ ra mình phải chịu”, họ phải xem lại vấn đề này.
Ủy ban nêu rõ trong các khuyến nghị: không có chuyện chỉ một giúp đỡ đơn giản để tái tạo vì Giáo hội có một món nợ đối với các nạn nhân. Bồi thường tài chính phải được cá nhân hóa – không phỏng chừng – và theo thiệt hại đã bị. Việc bồi thường phải giao cho một cơ quan độc lập bên ngoài Giáo hội, tiền từ quỹ tài trợ do hội đồng giám mục công bố vào tháng 3, từ di sản của những kẻ lạm dụng và từ các tổ chức giáo hội… nhưng không được kêu gọi tín hữu đóng góp, Ủy ban xác định rõ, “điều này không nhất quán với quá trình công nhận trách nhiệm của Giáo hội như một tổ chức”.
Về quản trị, Ủy ban chỉ trích sự tập trung quyền lực thứ trật và chính quyền trong tay giám mục, thách thức Giáo hội về sự cần thiết phải tách quyền lực và kêu gọi có thêm sự hiện diện của giáo dân, đặc biệt của phụ nữ trong các cơ quan ra quyết định.
Đặt vấn đề về bí mật của phép giải tội
Bí mật của phép giải tội là điểm duy nhất mà Ủy ban Ciase ra khỏi học thuyết công giáo, trong lãnh vực chính xác là bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên. Bí mật này không thể “vi phạm nghĩa vụ do Bộ luật Hình sự quy định và tuân theo nghĩa vụ của quyền thiêng liêng tự nhiên là bảo vệ tính mạng và nhân phẩm con người, báo cáo với các cơ quan tư pháp và các ban quản trị trong trường hợp bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên hoặc người dễ bị tổn thương ”. Nói cách khác, Giáo hội phải cho phép một linh mục mà một nạn nhân thú nhận hành vi lạm dụng được khai báo trước công lý.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: 1950-1980, những năm đen tối của tình trạng lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp
Đối diện với các vụ lạm dụng tình dục, làm thế nào để Giáo hội đào tạo các linh mục tương lai
Đức Phanxicô bày tỏ “nỗi đau vô biên” của ngài trước các vụ lạm dụng ở Pháp
Có 330.000 nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp
“Ở nhiều quốc gia, chúng tôi không muốn bôi bẩn Giáo hội”
Năm con số quan trọng của báo cáo Ciase về lạm dụng tình dục trong Giáo hội công giáo