Trên thế giới, Đức Phanxicô là tiếng nói của người không có tiếng nói

141

Trên thế giới, Đức Phanxicô là tiếng nói của người không có tiếng nói

Về sự thành công chuyến đi Iraq của Đức Phanxicô

plunkett.hautetfort.com, Patrice de Plunkett, 2021-03-08

Đức Phanxicô ban phép lành cho một em khuyết tật trong chuyến đi Iraq của ngài

Chuyến đi của Đức Phanxicô chắc chắn làm cho người công giáo lo lắng, và cả một phần dư luận quốc tế cũng lo: chúng ta biết sự bất an ở Iraq kể từ khi Iraq bị liên quân Mỹ tàn phá vào năm 2003; sự hủy diệt mà một trong những hậu quả của nó là tai họa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng, IS xuất hiện. Nhưng không có gì làm giao động đường lối của giáo hoàng. Ở Trung Đông, không một tiếng nói nào cất lên để chỉ trích chuyến đi đến khu vực tiềm ẩn xung đột này. Ngược lại là đàng khác!

Sự thiếu tiên nghiệm này có một số nguyên nhân, một trong số các nguyên nhân này đáng để chúng ta chú ý: trong mắt các cộng đồng người Trung Đông nói riêng, Đức Phanxicô là giáo hoàng đầu tiên đến từ Nam bán cầu, một người Mỹ la-tinh có nguồn gốc và tầm nhìn về thế giới không liên quan gì đến cái được gọi là “phương Tây”: ngắn gọn là Hoa Kỳ và khu vực ảnh hưởng của họ ở Âu châu.

Địa chính trị của Đức Phanxicô tiếp tục quan điểm của những vị tiền nhiệm của ngài kể từ thời Đức Phao-lô VI và kể cả trước đó: Giáo hội Công giáo mang tính toàn cầu, vì vậy Tòa Thánh không nhìn thế giới từ bán cầu tây bắc. Nhưng điều này thể hiện rõ hơn với giáo hoàng người Argentina hơn là các vị tiền nhiệm Đức, Ba Lan hay Ý của ngài.

Điều có lợi cho ngài là sự thù địch chính trị của Bắc Mỹ đối với ngài. Và đối với những người công giáo, ngay cả những người ở Hoa Kỳ (khi họ thoát khỏi sự kìm kẹp của một số phương tiện truyền thông nào đó), việc “phi phương Tây hóa” với nhân vật quốc tế của giáo hoàng là, hoặc phải là, một dấu hiệu mạnh của thời đại. Nó củng cố niềm tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng không ngừng mở ra những thực tại mới: những thực tại mà qua đó chúng ta luôn hiểu rõ hơn về tầm mức kế hoạch của Thiên Chúa với thế giới, như Công đồng Vatican II đã giải thích và suy niệm của Hồng y Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI tương lai, về thần học của lịch sử.

Có lẽ các phương tiện truyền thông của chúng ta sẽ lại nói, giáo hoàng không có quyền lực để tạo sự khác biệt trên thế giới – đặc biệt là trong mê lộ Trung Đông. Nhưng chắc chắn không nghi ngờ gì, một đồng nghiệp của tôi sẽ lặp lại câu nói ngớ ngẩn của Stalin mà mỗi lần có dịp là họ lại nhắc lại: “Giáo hoàng, ngài có bao nhiêu sư đoàn?” Và đó là sự thật: ngài không có lực lượng gìn giữ hòa bình. Và những lời hô hào về hòa bình hoặc thay đổi kinh tế của ngài dường như không hiệu quả. Khi các giáo hoàng nói về xã hội, các chính phủ không muốn nghe… Nhưng các giáo hoàng là tiếng nói của những người không có tiếng nói: những người tử vì đạo trong chiến tranh, những người không được tham dự các hội nghị quốc tế; hoặc một lần nữa, những người nhận luật giáng trên đầu của những luật đã được bầu, những người sống trong thế giới nhỏ của họ, những người vô tư tuân thủ. Trở thành tiếng nói của người không có tiếng nói không dẫn đến giải Nobel Hòa bình. Nhưng tạo ra những hiệu ứng tập thể chân thực hơn. Và sâu đậm hơn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm:Iraq và Giáo hoàng, những người chiến thắng trong vụ đánh cược rủi ro cao độ