Hội chứng đế chế đã mất: sự tương đồng giữa Đức Phanxicô và Joe Biden

145

Hội chứng đế chế đã mất: sự tương đồng giữa Đức Phanxicô và Joe Biden

Tổng thống đắc cử, cũng như giáo hoàng đương nhiệm phải đối diện trước nhiệm vụ gay go là chữa lành và tái hợp cộng đồng đã bầu mình.

international.la-croix.com, Massimo Faggioli, 2020-12-09

Có nhiều điểm tương đồng giữa chức vụ giáo hoàng công giáo La Mã và chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Trong cả hai trường hợp, có những trách nhiệm chính trị với các khía cạnh đạo đức và tôn giáo, dù theo tỷ lệ nghịch.

Cuộc bầu cử của Joe Biden, người công giáo thứ nhì đắc cử tổng thống trong thời điểm chính trị nước Mỹ hiện nay, làm nhớ đến cuộc bầu cử của Đức Gioan XXIII vào chức vị giáo hoàng năm 1958.

Biden, người tự nhận mình ngưỡng mộ Đức Gioan XXIII, nhậm chức ở tuổi 78. Đức Gioan XXIII chỉ nhậm chức vài ngày trước khi bước sang tuổi 77.

Trên quan điểm lịch sử, điểm tương đồng giữa tổng thống đắc cử và cố giáo hoàng người Ý chắc chắn mang lại một niềm hy vọng.

Nhưng có một tương đồng khác với một giáo hoàng khác kém phần lạc quan: đó là nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của Biden và triều giáo hoàng hiện tại của Đức Phanxicô.

Trở lại bình thường?

Có những lý do mà người Mỹ và người dân trên toàn thế giới có thể mong chờ bốn năm sắp tới của Biden sẽ trở lại bình thường, tương tự như mong chờ của nhiều người công giáo sau khi Đức Bênêđictô XVI từ chức.

Đức Phanxicô và ông Biden được bầu khi họ đã lớn tuổi (Đức Phanxicô lúc ngài 76 tuổi) và đó là giai đoạn thứ hai trong cuộc đời phục vụ lâu dài của họ.

Đời sống của cả hai cũng được định hình qua những bất hạnh và thảm kịch cá nhân, sự hướng nội thiêng liêng và xem lại quan điểm ý thức hệ của mình.

Việc họ lên nắm quyền cũng do giáo dân, người dân hy vọng họ là người phù hợp để hàn gắn và đoàn tụ các cộng đồng cũng như tái gắn kết các cộng đồng với phần còn lại của thế giới.

Niềm hy vọng và sự đổi mới được mong chờ ở Đức Phanxicô không hoàn toàn khác với chức vụ chính trị mà nhiều người Mỹ hy vọng ở Tổng thống đắc cử Biden có thể thực hiện.

Nhưng, trong bối cảnh gần tám năm qua của triều giáo hoàng hiện tại, chúng ta nên ý thức, có một số điều chỉ là mơ tưởng.

Để qua một bên công việc ông Joe Biden rồi cuối cùng sẽ cố gắng làm những gì tốt cho nước Mỹ, nhưng không nhất thiết là luôn tốt cho phần còn lại của thế giới, và những vấn đề giữa cương lĩnh chính trị của Đảng Dân chủ và giáo huấn của Giáo hội công giáo về các vấn đề cuộc sống, đặc biệt là về phá thai.

Mặt khác, trên quan điểm hệ thống, các điểm tương đồng giữa Đức Phanxicô và ông Biden ít tương đồng hơn.

Lãnh đạo ở thời điểm rối loạn trên nhiều cấp độ

Các cộng đồng khác nhau mà cả hai đại diện đang bị chia rẽ sâu đậm và đã phản ứng trong  các cuộc bầu cử của họ với thái độ phân cực. Một yếu tố không nhỏ giải thích sự mến chuộng của hai người là họ rất khác biệt (ít nhất là) so với những người tiền nhiệm của họ.

Cả Đức Phanxicô và ông Biden đều có nhiệm vụ khó khăn là lãnh đạo trong một thời kỳ rối loạn  ở tất cả các cấp độ: môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Cuộc bầu cử của họ tiêu biểu cho một tín hiệu đáng khích lệ về sức sống do hệ thống thể chế mang đến.

Nhưng chúng ta không biết tất cả những gì ở cấp độ thể chế có thể làm được bao nhiêu để giải quyết tình trạng rối loạn ở tất cả các cấp khác nhau.

Sự việc đáng suy nghĩ, cả Đức Phanxicô và ông Biden đã được bầu chọn bởi các hệ thống được nhiều thành viên của cộng đồng công giáo và cộng đồng chính trị Hoa Kỳ xem là không đáp ứng nhu cầu thay đổi triệt để, nếu không muốn nói là cách mạng.

Có một khoảng cách lớn giữa cách nhiều người công giáo nghĩ về Giáo hội và cách nghĩ của giới ưu tú công giáo (giáo sĩ và không giáo sĩ) về Giáo hội.

Nó cũng tương tự như khoảng cách lớn giữa cách mà giới tinh hoa trí thức và chính trị Mỹ nghĩ về nước Mỹ và cách nhiều người trên thế giới nghĩ về đất nước.

Đây là thời đại giận dữ trong chính trị thế giới, cũng như trong Giáo hội công giáo.

Hội chứng đế chế đã mất

Và có một điểm song song trong cách mà Hoa Kỳ và Giáo hội công giáo đang đối phó với cơn giận dữ này: đó là hội chứng đế chế đã mất.

Quay trở lại năm 1962 – gần 60 năm trước – Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Dean Acheson đã phát biểu trước Học viện Quân sự West Point: Vương quốc Anh đã mất đế chế nhưng chưa tìm được vai trò của mình.

Vậy mà vào cuối thế kỷ, điều này lại cũng đúng với Hoa Kỳ. Và cũng đúng với Giáo hội công giáo, dù Giáo hội có lẽ nhận thức rõ hơn nước Mỹ về sự cần thiết phải tự giải phóng mình khỏi các hoang tưởng quá khứ.

Cả trong Giáo hội công giáo và nước Mỹ, có một mâu thuẫn giữa thực tế và chủ nghĩa đế quốc trong quá khứ.

Điều này bao gồm chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, chính trị, quân sự và kinh tế đối với Hoa Kỳ. Và trong Giáo hội là chủ nghĩa đế quốc về thiêng liêng, tôn giáo, văn hóa và chính trị.

Hội chứng đế chế đã mất là nguồn gốc của sự tức giận mà cả Đức Phanxicô và ông Biden phải đối diện. Làn sóng chống-thể chế toàn cầu, có một thành phần công giáo, cả cánh hữu lẫn cánh tả, sẽ không kết thúc với cuộc bầu cử của Biden – cả ở Mỹ, ở châu Âu cũng như ở Ý.

Trật tự cũ của chính trị và tôn giáo toàn cầu cần được chinh phục lại.

Theo những cách khác nhau, cả Đức Phanxicô và ông Biden phải khám phá lại ý nghĩa và hậu quả của một thế giới không còn tập trung vào mô hình văn minh tự do của phương Tây, mô hình không thể giữ lời hứa.

Đó là một mô hình đã thâm nhập vào tâm trí công giáo theo cách lưỡng đảng và tạo ra cảm nhận sỉ nhục và bất lực, tức giận và thất vọng nơi nhiều thành viên của Giáo hội.

Ví dụ, sự tức giận của người công giáo có thể thấy rõ trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, đó cũng là sản phẩm của cuộc xung đột giữa hệ thống giáo hội-xã hội công giáo truyền thống và một mô hình hiện đại hứa hẹn sự minh bạch, trách nhiệm và bình đẳng.

Đối với Đức Phanxicô, sự xáo trộn toàn cầu của công giáo có những hệ lụy sâu đậm trên khả năng đứng vững của tầm nhìn cải cách Giáo hội dựa trên con đường thần học của Công đồng Vatican II (1962-65).

Cuộc khủng hoảng tôn giáo của Giáo hội công giáo ở Mỹ ngày nay là một vị trí đặc biệt để quan sát cách thức, từ quan điểm toàn cầu, làm thế nào mà Công đồng Vatican II đã không thể là khởi đầu của một giai đoạn mới, không thể đảo ngược trong lịch sử công giáo.

Có lẽ nó chỉ là dấu ngoặc đơn, nhất thời ghi lại trong giai đoạn thứ trật toàn cầu kéo dài từ năm 1945 đến đầu thế kỷ 21.

Thứ trật cũ tôn giáo và chính trị toàn cầu đó hiện đang bắt đầu trỗi lên lại ở thời đại giận dữ hiện nay của chúng ta.

Giáo hội công giáo là một phần của cơn giận dữ và đồng thời cũng là mục tiêu của nó.

Tinh thần sáng kiến thần học ở trọng tâm Công đồng Vatican II không thể làm gì để dập tắt cơn hận thù toàn cầu chống lại giới tinh hoa mà về mặt thể chế, cả Đức Phanxicô và Biden đều đại diện.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch